×
0888889366
Đặng Quỳnh
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
4 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
2.1. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO2.1.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTODSM của WTO là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho việc giải quyết tranh chấp tại WTO. DSM của WTO được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: hệ thống các nguyên tắc, hệ thống cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và hệ thống luật lệ về phương pháp, qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành quyết của DSB.Trong khuôn khổ WTO, các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng trong khuôn khổ WTO sẽ được giải quyết trên cơ sở một hệ thống những nguyên tắc cơ bản, trong đó, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết là một điểm khác biệt căn bản trong DSM của WTO so với GATT, sử dụng nguyên tắc đồng thuận.Để tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh, WTO có một hệ thống các thiết chế liên quan tới qui trình giải quyết tranh chấp, đó là: DSB, Ban hội thẩm, AB, Ban thư kí WTO, các trọng tài, các chuyên gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn.a. Các phương thức giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo qui định của DSU/WTOĐể giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ WTO, thông thường, phương thức giải quyết tranh chấp có sử dụng tới Ban hội thẩm và AB hay được đề cập tới, tuy nhiên, đây không phải là phương thức duy nhất. Theo qui định của DSU, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp nói trên, các bên tranh chấp còn có thể sử dụng các phương thức khác như đàm phán song phương (hay còn gọi là tham vấn); trung gian, hòa giải và môi giới; hoặc trọng tài.Tham vấn (Consultation) là phương thức các bên tự đàm phán để tìm một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trung gian, hòa giải và môi giới đã có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba, ngoài các bên tranh chấp, giúp các bên tìm ra một giải pháp chấp nhận chung. Các phương thức này do các bên tự nguyện thỏa thuận lựa chọn và áp dụng. Chúng phải tuân thủ nguyên tắc bí mật, có thể được bắt đầu và kết thúc tại bất kì thời điểm nào bởi các bên tranh chấp. Chúng có thể được tiến hành ngoài qui trình tố tụng tại WTO theo thông lệ quốc tế hoặc có thể được tiến hành theo qui trình tố tụng của DSU. Các bên tranh chấp luôn được khuyến khích để tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấp nhận chung ngay cả khi tranh chấp đã được đưa lên xét xử ở Ban hội thẩm hay AB. Ngoài ra, các thành viên của WTO còn có thể thỏa thuận lựa chọn và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo qui định tại Điều 25 của DSU.b. Các loại khiếu kiện trong những tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOCũng như những loại tranh chấp khác tại WTO, đối với các tranh chấp về chống BPG, có ba loại khiếu kiện mà các thành viên của WTO có thể sử dụng:Thứ nhất là, khiếu kiện vi phạm. Khiếu kiện vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(a) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, loại đơn kiện này đặt ra hai yêu cầu phải chứng minh đối với nguyên đơn, đó là: (i) chứng minh sự tồn tại của một hành vi vi phạm Điều VI của GATT 1994 hoặc vi phạm ADA; (ii) hành vi vi phạm này trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn theo những hiệp định này. Trong hai điều kiện nói trên, điều kiện thứ nhất có một vai trò quan trọng hơn so với điều kiện thứ hai, bởi lẽ, theo Điều 3.8 của DSU, nguyên tắc suy đoán được áp dụng trong trường hợp này. Cũng cần lưu ý là, theo cách diễn đạt của Điều 3.8 của DSU, bị đơn vẫn có quyền lập luận để bác bỏ nguyên tắc suy đoán này, nhưng nếu họ không thành công, thì trong trường hợp, hành vi của họ bị kết luận là vi phạm các qui định của WTO, Ban hội thẩm và AB sẽ chấp nhận nguyên tắc suy đoán về sự “triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích”. Ví dụ như, trong vụ tranh chấp giữa Goatêmala và Mêxicô (vụ Goatêmala – Xi măng II), Goatêmala đã lập luận rằng việc họ không thông báo cho Mêxicô về đơn khởi kiện chống BPG trước khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Điều 5.5 của ADA không dẫn tới bất kì “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” nào của Mêxicô bởi lẽ Goatêmala đã không tiến hành bất kì hành động nào trên thực tế để bắt đầu cuộc điều tra cho đến khi Mêxicô nhận được thông báo, và hơn nữa, họ đã gia hạn thêm một khoảng thời gian là hai tháng để trả lời các bảng câu hỏi đối với các nhà xuất khẩu của Mêxicô. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận này của Goatêmala và đưa ra kết luận “sẽ không có điều gì là chắc chắn rằng Mêxicô có thể thực hiện được cho dù họ có nhận được một thông báo đúng hạn”, và khoảng thời gian trao thêm cho các nhà xuất khẩu Mêxicô cũng không thể bao biện cho việc không gửi thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô. Như vậy, trong vụ kiện này, Ban hội thẩm chấp nhận nguyên tắc suy đoán, theo đó, việc không thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô là vi phạm và đã dẫn đến “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” của Mêxicô.Thứ hai là, khiếu kiện không vi phạm. Khiếu kiện không vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(b) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện ngay cả khi không có bất kì một hành vi vi phạm nào được thực hiện bởi một thành viên khác, tuy nhiên, hành vi được cho là phù hợp với các qui định của WTO về chống BPG này lại ngăn cản một trong các mục tiêu đã nêu hoặc làm ảnh hưởng tới các cam kết thương mại được qui định trong Điều VI của GATT 1994 và ADA. Khi một thành viên muốn thực hiện thành công một “khiếu kiện không vi phạm” trong các vụ tranh chấp về chống BPG thì họ phải cố gắng chứng minh được đầy đủ ba điều kiện sau đây: (1) một thành viên WTO khác đã áp dụng một biện pháp; (2) có lợi ích theo Điều VI của GATT 1994 hoặc ADA được áp dụng; và (3) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích do áp dụng biện pháp này. Ngoài ra, theo Điều 26.1 của DSU, thành viên khiếu kiện trong trường hợp này còn phải đưa ra một bản giải trình chi tiết, nhưng rất tiếc, điều khoản này lại không chỉ rõ khi nào nguyên đơn phải làm điều đó: khi họ yêu cầu tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên Ban hội thẩm.Thứ ba là, khiếu kiện tình huống. Theo Điều XXIII:1(c) của GATT 1994, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện khi lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm bởi “một tình huống khác”. Theo cách diễn đạt đơn giản tại Điều XXIII:1(c) của GATT 1994 thì có thể suy luận rằng căn cứ để có thể tiến hành khiếu kiện tình huống phải bao gồm hai căn cứ sau đây: (i) phải có tình huống xảy ra ngoài những tình huống nêu tại điểm (a) và (b) của Điều XXIII:1 đồng thời; (ii) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích (hoặc cản trở việc đạt được mục tiêu của GATT 1994). Ngoài ra, theo Điều 26.2(a) của DSU, nếu một bên dựa trên “bất kì một tình huống nào khác” để khiếu kiện về việc lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm thì phải đưa ra một bản giải trình chi tiết để biện hộ cho các lập luận của mình, tương tự như loại khiếu kiện không vi phạm.c. Các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào các vụ tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOADA là một hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, bởi vậy, đối với các tranh chấp về chống BPG liên quan tới hiệp định này thì chỉ có các thành viên của WTO mới có thể trở thành các bên tranh chấp hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan (sau đây gọi là bên thứ ba) [41, tr. 29].Ban thư kí WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác và các chính quyền địa phương và khu vực cũng không được phép khởi kiện các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO. Các cá nhân hoặc công ty tư nhân, mặc dù họ có thể gây ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây sức ép đối với Chính phủ của nước mình trong việc khởi kiện ra WTO, nhưng rõ ràng, họ cũng không thể trực tiếp tham gia vào DSM của WTO, ngay cả khi thông thường họ chính là những người bị tác động tiêu cực nhất (với tư cách là những nhà xuất khẩu và nhập khẩu) bởi các biện pháp chống BPG.Đối với các tổ chức phi chính phủ khác có sự quan tâm chung tới các vấn đề được xử lý trong DSM của WTO, cho đến nay, vẫn còn có một số ý kiến khác nhau về sự tham gia của nhóm chủ thể này, đặc biệt là liên quan tới vấn đề Ban hội thẩm và AB có trách nhiệm phải xem xét các ý kiến được đệ trình theo hình thức “amicus curiae” hay không. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định đó là, người gửi các ý kiến theo hình thức amicus curiae không có quyền đòi hỏi các ý kiến này phải được xem xét. Các Ban hội thẩm và AB có quyền chấp nhận hoặc từ chối những ý kiến đó, và càng không có trách nhiệm phải xem xét chúng [26, tr. 37-38],[41, tr. 39].d. Trình tự giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO và việc thực thi các quyết định của DSBTrình tự giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản, sẽ tuân theo các qui định chung của DSU. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG, về tố tụng, còn phải tuân theo các qui định từ Điều 17.4 đến 17.7 của ADA. Bên cạnh đó, đối với loại khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống, DSU còn có những qui định riêng về các thủ tục đặc biệt dành cho hai loại khiếu kiện này.(i) Giai đoạn tham vấnTrong khuôn khổ WTO, tham vấn được xem như là “trạm dừng an toàn” bắt buộc (a mandatory “safety-stop”). Khi một thành viên muốn tiến hành tham vấn thì họ phải gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới thành viên được yêu cầu, đồng thời, họ phải gửi một bản sao tới DSB và tới các Hội đồng và Ủy ban liên quan của WTO. Trong yêu cầu tham vấn này, bên yêu cầu tham vấn phải nêu rõ lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện. Thông thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong yêu cầu tham vấn bao gồm: Điều 4, DSU; Điều 17.2 của ADA; Điều XXII và XXIII, GATT 1994. Theo cách diễn đạt của Điều 17.2, có thể thấy ADA không có bất kì sự phân biệt hay hạn chế nào về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tham vấn, miễn đó là “những vấn đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp định này”. Như vậy, có điểm khác biệt giữa phạm vi các vấn đề yêu cầu tham vấn và phạm vi các vấn đề yêu cầu thành lập Ban hội thẩm [95]. Ngoài ra, các bên tham gia còn phải tuân thủ các mốc thời hạn nhất định trong quá trình tiến hành tham vấn theo qui định của WTO.Về bản chất, tham vấn là việc thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp, bởi vậy, ở giai đoạn này, các bên thứ ba có vai trò rất hạn chế trong việc tham gia vào quá trình tham vấn. Theo Điều 4.11 của DSU, có một sự khác biệt về khả năng tham gia của bên thứ ba ở giai đoạn tham vấn tùy thuộc vào yêu cầu tham vấn được đưa ra dựa trên cơ sở Điều XXII hay Điều XXIII của GATT 1994 hoặc các điều khoản tương ứng trong các hiệp định khác có liên quan. Theo đó, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXII của GATT 1994 hoặc Điều 4 của DSU, thì các bên thứ ba có “lợi ích thương mại đáng kể” có thể được tham gia, Ngược lại, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXIII của GATT 1994 thì các bên thứ ba không thể đưa ra yêu cầu tham gia vào quá trình tham vấn. Sự khác biệt này cho phép bên yêu cầu cũng như bên được yêu cầu có thể đưa ra một quyết định mang tính chiến thuật xem liệu họ có muốn sự hiện diện và có thể, là cả sự ủng hộ của các bên thứ ba hay không.(ii) Giai đoạn hội thẩmTheo Điều 4.8 của DSU, nếu việc tham vấn không thể tiến hành được hoặc được tiến hành mà không thành công, đồng thời nếu bên yêu cầu tham vấn muốn tiến hành các thủ tục tiếp theo thì họ có quyền đệ đơn lên DSB để yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Yêu cầu này phải được lập thành văn bản, trong đó, ngoài nội dung trình bày về việc đã tiến hành tham vấn, thì đơn yêu cầu còn phải nêu rõ các biện pháp (Measures) cụ thể đang được bàn cãi và đưa ra một sự tóm tắt ngắn gọn về các căn cứ pháp lý (Claims) của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Các biện pháp đang được bàn cãi và các căn cứ pháp lý cho việc khiếu kiện nói trên sẽ cấu thành các vấn đề tranh chấp (Matters) theo nghĩa được đề cập tới tại Điều 6.2 của DSU và Điều 17.4 của ADA. Về nguyên tắc, DSU không có bất kì hạn chế nào về số lượng các căn cứ pháp lý được đưa ra liên quan tới một biện pháp cụ thể, cũng như, trong cùng một vụ kiện, có thể liên quan tới nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ, trong vụ Hoa Kỳ - Thép tấm cuộn cán nóng (DS179), hai quyết định áp thuế chống BPG được ban hành bởi USDOC đều được xem xét và đánh giá đồng thời, trong đó, một quyết định liên quan tới thép cuộn không gỉ (Certain Stainless Steel Plate in Coils) và một quyết định liên quan tới thép tấm và thép dây không gỉ (Stainless Steel Sheet and Strip in Coils). Ngoài ra, cũng cần phải phân biệt giữa căn cứ pháp lý (Claims) với các lập luận (Arguments), theo đó, các căn cứ pháp lý được nêu ra ở đây với ý nghĩa là các điều khoản tham chiếu theo cách diễn đạt tại Điều 7 của DSU, cùng với các biện pháp được xác định, còn các lập luận là những lý lẽ của các bên tranh chấp nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra và làm rõ hơn văn bản đệ trình đầu tiên, văn bản tranh luận hay bác bỏ và được trình bày tại các cuộc họp chính thức thứ nhất và thứ hai tại Ban hội thẩm.Đối với các vụ tranh chấp về chống BPG, nội dung đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm được qui định ở cả Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU. Trong nội dung của đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, nguyên đơn phải nêu rõ “biện pháp có vấn đề” và “cơ sở pháp lý” của việc khiếu kiện. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R, tại đoạn 69 và đoạn 80, theo đó AB đã kết luận là Ban hội thẩm đã sai lầm khi nhận định đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm chỉ cần nêu rõ “cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện” mà không cần xác định rõ “biện pháp cụ thể có vấn đề” mà vẫn được coi là đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU. Ngoài ra, AB còn nêu rõ, đối với các tranh chấp trong khuôn khổ ADA, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp được đưa ra giải quyết tại DSB. Có thể lấy ví dụ về hai vụ kiện DS60 và DS156 của Mêxicô. Trong vụ kiện đầu tiên vào năm 1996, vụ Goatêmala – Xi măng I (DS60), Mêxicô đã khởi kiện Goatêmala về cuộc điều tra chống BPG mà Goatêmala tiến hành đối với xi măng poóc-lăng nhập khẩu từ Mêxicô vì cho rằng Goatêmala đã vi phạm các Điều 2, 3, 5 và 7.1 của ADA. Vụ việc đã được xét xử tại Ban hội thẩm, tuy nhiên, sau đó, báo cáo của Ban hội thẩm đã bị AB bác bỏ vì ngay từ đầu, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô vẫn chưa xác định được “biện pháp có vấn đề” [ 94]. Mêxicô đã khắc phục thiếu sót này bằng việc tiếp tục khởi xướng vụ kiện thứ hai, vụ Goatêmala – Xi măng II (DS156), vào năm 1999, về việc Goatêmala áp thuế chống BPG chính thức (một trong những biện pháp được qui định tại Điều 17.4 của ADA) đối với sản phẩm xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô. Lần này, đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU và vụ việc sau đó cũng đã được Ban hội thẩm xét xử và đi đến kết luận việc áp thuế chống BPG chính thức của Goatêmala đối với xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô có những sự vi phạm các qui định của ADA.Ngoài ra, trong yêu cầu của nguyên đơn còn phải chỉ ra được các lợi ích của thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo ADA, đang bị triệt tiêu hay suy giảm hoặc việc đạt được các mục tiêu của ADA đang bị cản trở. Mặc dù theo cách diễn đạt của Điều 17.5 của ADA, nguyên đơn không bị buộc phải sử dụng những từ như “triệt tiêu” (nullify) hay “suy giảm” (impair), nhưng rõ ràng cần hiểu rằng, nguyên đơn phải đưa ra những lập luận bắt buộc trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và hơn nữa, yêu cầu này phải chỉ ra một cách rõ ràng các lợi ích đã bị mất đi hoặc giảm đi như thế nào. Khi đó, các yêu cầu nêu tại Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU nên được áp dụng đồng thời. Tương tự như Điều 17.4, Điều 17.5 của ADA không hề có mâu thuẫn hay hủy bỏ hoặc thay thế Điều 6.2 của DSU mà chỉ đưa ra những yêu cầu bổ sung, chưa được đề cập trong Điều 6.2 của DSU đối với các tranh chấp về chống BPG. Vì vậy, khi một “vấn đề” được nguyên đơn đưa ra DSB để giải quyết theo Điều 17.4 của ADA, thì yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu tại Điều 17.4, Điều 17.5 cũng như Điều 6.2 của DSU.Khi có yêu cầu của nguyên đơn, DSB sẽ thành lập một Ban hội thẩm để xét xử vụ tranh chấp này. Về việc xem xét của Ban hội thẩm đối với các vụ tranh chấp về chống BPG liên quan tới các biện pháp chống BPG, ADA đã đưa ra một tiêu chí đánh giá cụ thể, mà không một hiệp định nào khác, kể cả DSU, có một qui định rõ ràng về vấn đề này. Nếu Điều 11 của DSU chỉ đặt ra một yêu cầu chung chung đối với tất cả các Ban hội thẩm là cần phải có “chuẩn đánh giá khách quan” (“objective asessment” standard) khi xem xét thì Điều 17.6 của ADA đã đặt ra cho các Ban hội thẩm xét xử các vụ tranh chấp về chống BPG thêm 2 yêu cầu cụ thể, đó là: (i) Ban hội thẩm sẽ xác định xem liệu những việc tiến hành trên thực tế của các cơ quan có thẩm quyền của phía bị đơn có phù hợp, và liệu những đánh giá của họ về những thực tế này có dựa trên sự khách quan và không phân biệt đối xử hay không (Điều 17.6(i) của ADA); (ii) trong quá trình Ban hội thẩm tiến hành giải thích một qui định có liên quan của ADA trên cơ sở phù hợp với các qui tắc tập quán trong việc giải thích luật quốc tế và phù hợp với Điều 3.2 của DSU, nếu qui định nói trên có thể được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì Ban hội thẩm cần xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với ADA nếu biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể được chấp nhận đó (Điều 17.6(ii) của ADA).Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU với những mốc thời hạn nhất định, nhưng cũng đưa ra một sự linh hoạt. Ban hội thẩm có thể tuân theo các thủ tục khác sau khi đã tham vấn với các bên (Điều 12.1 và đoạn 11 trong Phụ lục 3 của DSU). Việc giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và tuân theo nguyên tắc bí mật. Kết thúc giai đoạn xem xét vụ việc, một báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được đệ trình và thông qua tại DSB, trừ trường hợp có thông báo về việc kháng cáo của các bên tranh chấp gửi tới DSB trước thời điểm DSB thông qua bản báo cáo này.(iii) Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩmViệc xét xử phúc thẩm đối với các tranh chấp về chống BPG hoàn toàn được tiến hành theo qui định của DSU bởi ADA không có qui định cụ thể nào khác. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm là giai đoạn giải quyết tranh chấp, theo đó, DSU cho phép các bên tranh chấp được kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4 của DSU). AB sẽ là cơ quan chuẩn bị các thủ tục làm việc trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và Tổng Giám đốc WTO. Bên cạnh các qui định của DSU, việc xét xử phúc thẩm của AB còn phải tuân theo “Thủ tục làm việc đối với rà soát phúc thẩm”. Tính đến hết tháng 12/2013, bản bổ sung mới nhất liên quan tới thủ tục làm việc của AB là tài liệu số WT/AB/WP/6 và có hiệu lực áp dụng đối với các kháng cáo được khởi xướng từ ngày 15/9/2010.Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm được bắt đầu bằng một văn bản kháng cáo gửi tới DSB trước khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xét xửphúc thẩm cũng được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bí mật. Kết thúc quá trình xem xét kháng cáo, AB sẽ đệ trình các báo cáo lên DSB và sẽ được DSB tiến hành việc thông qua. Báo cáo của AB là cuối cùng và các bên không được phép kháng cáo.(iv) Giai đoạn thực thi quyết định của DSBViệc thực thi các quyết định của DSB liên quan tới các tranh chấp về chống BPG sẽ được điều chỉnh bởi DSU. Thông thường để thi hành các báo cáo của Ban hội thẩm và AB đã được thông qua, DSB sẽ ra một quyết định yêu cầu bên thua kiện xóa bỏ các biện pháp được xác định là vi phạm và phải tuân thủ các qui định của WTO về chống BPG (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện vi phạm và nguyên đơn được xử thắng) hoặc để tìm kiếm một sự điều chỉnh thỏa mãn các bên (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện không vi phạm và nguyên đơn được xử thắng). Các bên liên quan tới tranh chấp phải chấp nhận các báo cáo đã được thông qua này một cách vô điều kiện (Điều 17.4, DSU). DSB có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của bên thua kiện đối với các quyết định mà cơ quan này đã thông qua.Theo: Nguyễn Thị Thu HiềnLink luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh chấp về chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá2.1.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và tranh chấp về chống bán phá giáTrong thương mại quốc tế thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai,đặc biệt là trong quá trình đàm phán cho ra đời Hiến chương Havana, những nước tham gia đàm phán đã chia BPG thành bốn nhóm: BPG về giá, BPG dịch vụ, BPG hối đoái và BPG xã hội. Sau này, chỉ có BPG về giá là tiếp tục được qui định trong Điều VI của GATT 1994 và trở thành khái niệm BPG trong thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến ngày nay. Theo qui định của GATT 1994 và ADA, một sản phẩm bị coi là BPG nếu giá xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó . BPG trong thương mại quốc tế tác động tới nền kinh tế của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, do đó, trong một số trường hợp, để đối phó và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc hàng nhập khẩu BPG, nước nhập khẩu có thể tiến hành các biện pháp chống BPG.Như vậy, chống BPG được hiểu là “việc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp tác động trực tiếp lên sản phẩm nhập khẩu BPG để loại bỏ những thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu BPG đó gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước mình”.Liên quan tới vấn đề BPG và chống BPG, quan điểm của WTO thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây: thứ nhất, WTO không có qui định cấm việc BPG và cũng không điều chỉnh lĩnh vực này bởi BPG là hành vi của doanh nghiệp. WTO chỉ tập trung qui định cách thức mà các Chính phủ thành viên có thể hoặc không thể tiến hành các hành động để chống lại hàng nhập khẩu BPG; thứ hai, không phải mọi trường hợp hàng nhập khẩu BPG thì các Chính phủ thành viên đều có quyền tiến hành các hành động để chống lại. Hàng nhập khẩu cũng phải BPG và gây ra những thiệt hại đến một mức độ nhất định thì mới bị áp dụng các biện pháp chống BPG; thứ ba, việc áp dụng các biện pháp chống BPG là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ, của Chính phủ thành viên là nước nhập khẩu. Việc thành viên là nước nhập khẩu có ra quyết định khởi xướng các cuộc điều tra chống BPG cũng như có áp dụng các biện pháp chống BPG đối với hàng nhập khẩu hay không hoàn toàn là sự lựa chọn của họ cho dù tất cả các căn cứ và yêu cầu đều đã được đáp ứng đầy đủ.Trong trường hợp nước nhập khẩu muốn đối phó với hàng nhập khẩu BPG thì họ có quyền áp dụng các biện pháp chống BPG (Anti-dumping measures) . Các biện pháp chống BPG thường được các nước nhập khẩu qui định và áp dụng bao gồm: thuế chống BPG chính thức, biện pháp cam kết giá và biện pháp tạm thời. Có thể thấy, các biện pháp chống BPG nói trên chủ yếu là các biện pháp hành chính, là công cụ tài chính - phi thuế quan mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu BPG, và về bản chất, chúng mang nặng tính chính trị và bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa trước sức ép cạnh tranh của ngành công nghiệp nước ngoài, chứ không hoàn toàn dựa trên những tính toán về lợi ích tổng thể của nền kinh tế hay của người tiêu dùng.Khi một nước nhập khẩu, bằng công cụ pháp luật về chống BPG của nước mình, khởi xướng các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống BPG nhằm đối phó với hàng nhập khẩu BPG thì cũng chính là cách thức mà nước đó đã sử dụng để giải quyết những tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa của họ hiện đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu. Bởi lẽ, trong trường hợp này, xét về bản chất, đã có một tranh chấp thương mại (tranh chấp về BPG) giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu về việc có sự chênh lệch về giá của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của mình, một hoặc một nhóm các doanh nghiệp có đủ điều kiện để được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo pháp luật về chống BPG của nước nhập khẩu có thể đứng đơn kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mình tiến hành các thủ tục điều tra chống BPG đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở yêu cầu đó, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ tiến hành các thủ tục điều tra và giải quyết tranh chấp về BPG, xem xét và quyết định việc liệu có áp dụng các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm nhập khẩu hay không.Để được thực hiện một cách hợp pháp và có hiệu quả, hầu hết các quốc gia đều xây dựng hệ thống pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của nước mình, với nội dung thường bao gồm một số các chế định cơ bản như chế định về xác định việc BPG, chế định về xác định thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu, chế định về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại vật chất, chế định về các biện pháp chống BPG cụ thể, chế định về thủ tục rà soát việc áp dụng thuế chống BPG. Việc chống BPG sẽ được tiến hành theo một trình tự nhất định căn cứ vào pháp luật về chống BPG của nước nhập khẩu. Trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống BPG không đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, thì có thể lựa chọn hoặc sử dụng đồng thời hai biện pháp sau:Một là, tiến hành các thủ tục khiếu kiện tư pháp để yêu cầu xem xét lại quyết định đã được ban hành. Trên thực tế, các quốc gia có thể lựa chọn và xây dựng thủ tục này theo một trong các mô hình sau đây: (i) thủ tục và thiết chế tư pháp; (ii) thủ tục và thiết chế tài phán hành chính; (iii) thủ tục và thiết chế trọng tài; và (iv) thủ tục khiếu nại hành chính. Ví dụ như, ở Hoa Kỳ, Tòa án thương mại quốc tế (The United States Court of International Trade) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện các quyết định hành chính về chống BPG, hoạt động giống như một tòa án hành chính chứ không phải là một tòa án tư pháp. Phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế có hiệu lực ngay sau khi được tuyên và có thể bị kiện lên Tòa phúc thẩm Hạt Liên bang (The Court of Appeals for the Federal Circuit) để được xem xét lại. Trong khi đó ở EU, các bên liên quan trong một vụ kiện chống BPG có thể khiếu kiện lên Tòa sơ thẩm Châu Âu (The Court of First Instance). Phán quyết của Tòa sơ thẩm Châu Âu có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm lên Tòa án Công lý Châu Âu (The European Court of Justice). Phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu là chung thẩm. Theo Điều 13 của ADA, tất cả thành viên WTO đều phải qui định các thủ tục hoặc các thiết chế nhất định trong pháp luật quốc gia để thực hiện việc xem xét lại các quyết định cuối cùng về chống BPG một khi các bên liên quan thực hiện quyền khiếu kiện tư pháp của mình. Tuy nhiên, cho dù thuộc mô hình nào thì các thiết chế giải quyết khiếu kiện chống BPG trên đây cũng phải độc lập với cơ quan có quyết định về chống BPG bị khiếu nại, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết khiếu kiện một cách khách quan và công bằng.Hai là, vận động Chính phủ của nước mình khởi kiện Chính phủ nước nhập khẩu và sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia.Như vậy, theo pháp luật về chống BPG của một quốc gia thành viên, có hai loại tranh chấp khác nhau liên quan tới lĩnh vực chống BPG: (1) “tranh chấp về BPG” là tranh chấp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa của nước nhập khẩu sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu; (2) “tranh chấp về chống BPG” là tranh chấp giữa tư nhân (doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài) với Chính phủ (nước nhập khẩu áp dụng biện pháp chống BPG) về việc áp dụng các biện pháp chống BPG. Theo pháp luật quốc tế, tranh chấp về chống BPG được hiểu là tranh chấp giữa các quốc gia liên quan tới vấn đề áp dụng các biện pháp chống BPG.Tranh chấp về chống BPG (Anti-dumping dispute) giữa các thành viên WTO là loại tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết theo DSM của WTO. Mặc dù đây là một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất tại WTO nhưng bản thân WTO lại không đưa ra một khái niệm chính thức nào đối với loại tranh chấp này. Trong khuôn khổ GATT 1947, cũng không có bất kì qui định nào, ngay kể cả Điều VI có đề cập tới khái niệm này. Trong ADC 1967, tại Điều 17, có nêu ra, một phần nào đó, khái niệm tương đối rộng và còn rất chung chung, đối với tranh chấp về chống BPG, đó là tranh chấp về “các vấn đề liên quan tới việc vận hành hệ thống chống BPG tại bất kì thành viên và vùng lãnh thổ hải quan nào mà có thể tác động tới hoạt động của ADC”. Đến ADC 1979, lần đầu tiên, bộ luật này đã nêu lên một khái niệm chính thức trong phần chú thích của Điều 15, theo đó, tranh chấp về chống BPG được hiểu là “những tranh chấp phát sinh giữa các Bên liên quan tới các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định”. Khái niệm tương đối khái quát và rộng này, sau đó, đã không còn được nêu lại trong ADA.Theo: Nguyễn Thị Thu HiềnLink luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOPháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO là sự kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947. Lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực pháp luật này có thể được chia thành ba giai đoạn với những cột mốc phát triển quan trọng.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947Không phải tới khi có GATT 1947, pháp luật quốc tế mới có những qui định đầu tiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp về chống BPG. Sau những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Canađa v.v, nhằm xử lý thực tiễn thương mại không lành mạnh những năm đầu thế kỷ 20, tại một diễn đàn đa phương được tổ chức tại Giơnoa (Italia) vào tháng 5 năm 1922, Hội Quốc liên, tổ chức tiền thân của Liên Hợp quốc, đã soạn thảo và cho ra đời một Bản ghi nhớ về BPG (Memorandum on Dumping). Tuy nhiên, bản ghi nhớ này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên, bởi vậy tầm ảnh hưởng của văn bản này rất hạn chế [43, tr. 1404-1405]. Đến hội nghị Bretton Woods (1944-1945), các bên tham gia đã chính thức đưa vấn đề BPG ra để thảo luận trong khuôn khổ đa phương. Tại hội nghị này, Tổ chức thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) cũng được dự kiến thành lập cùng với một số thiết chế thương mại quốc tế khác. Ngày 05/03/1946, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập một ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Sau đó, các bên tham gia đã tiến hành thông qua Hiến chương Havana vào năm 1948, trong đó có những điều khoản cơ bản để thành lập ITO. Tuy rằng ITO sau đó không được thành lập nhưng những nội dung liên quan tới chính sách thương mại trong Chương 4 của bản Hiến chương này đã tiếp tục được ghi nhận trong GATT 1947, tại Điều VI.Có thể thấy, giai đoạn trước năm 1947 là giai đoạn khởi đầu ghi nhận những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia trong việc xây dựng các qui tắc đa phương điều chỉnh vấn đề chống BPG. Các qui tắc được ra đời trong giai đoạn này, mặc dù có tầm ảnh hưởng rất hạn chế, nhưng rõ ràng, chúng là sự “khởi nguồn” cho một loạt các qui định sau này của GATT và WTO.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995Ngày 01/01/1948, GATT 1947 chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995, các bên ký kết của GATT đã tiến hành tám vòng đàm phán và kết thúc là sự ra đời của WTO cùng một loạt các hiệp định làm nền tảng cho hoạt động của WTO sau này, trong đó bao gồm cả lĩnh vực pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể:Thứ nhất là, về mặt tố tụng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ GATT 1947 là Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Tuy nhiên, những qui định này đã không ghi nhận các thủ tục cụ thể và rõ ràng, và do đó, trên thực tế, hiệu quả giải quyết tranh chấp còn hạn chế. Sau đó, lần lượt ADC 1967 và ADC 1979 ra đời tại các Vòng đàm phán Kenơđi và Vòng đàm phán Tôkyô, được xem là sự bổ sung quan trọng cho Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Nếu Điều 17 của ADC 1967, chỉ dừng lại ở việc khẳng định về thủ tục tham vấn và dẫn chiếu đến Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947, thì Điều 15 của ADC 1979 đã đề cập tới ba thủ tục bao gồm: tham vấn, hòa giải và giải quyết tranh chấp, và đặc biệt, nó đã bước đầu đặt ra phạm vi các tranh chấp về chống BPG liên quan tới ba vấn đề: (i) thuế chống BPG chính thức; (ii) biện pháp tạm thời; và (iii) sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá (Điều 15.3, ADC 1979). Ngoài ra, trong khoảng thời gian này còn diễn ra một số sự thay đổi liên quan tới các qui định về giải quyết tranh chấp nói chung.. Sự ra đời của DSU, một hiệp định điều chỉnh riêng về các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) chính là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.Thứ hai là, về mặt nội dung, Điều VI của GATT 1947 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản để các bên ký kết của GATT 1947 ứng phó với các vụ việc BPG. Tuy nhiên, trước thực trạng Điều VI được giải thích và áp dụng theo những cách thức không phù hợp, các bên ký kết đã bắt đầu tính tới sự cần thiết phải cho ra đời một hiệp định riêng điều chỉnh trong lĩnh vực này, nhưng trong suốt khoảng thời gian sau đó, đã không có bất kỳ sự thay đổi căn bản nào diễn ra với Điều VI của GATT 1947, ngoại trừ một số kết quả đạt được trong các nghiên cứu của Ban thư ký GATT năm 1958 về pháp luật chống BPG của các quốc gia và kết quả hoạt động của Nhóm chuyên gia (Group of Experts). Khi ADC 1967 và ADC 1979 ra đời, mặc dù có những qui định mới và cụ thể hơn về vấn đề chống BPG, nhưng trên thực tế, vai trò của các ADC này còn hạn chế bởi chúng chỉ là những hiệp định nhiều bên, không bắt buộc đối với tất cả các bên ký kết GATT. Sau một loạt các bản dự thảo “Carlisle I”, “Carlisle II”, “New Zealand I”, “New Zealand II”, “New Zealand III”, “Ramsauer Text”, và “Dunkel Draft”, kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, ADA đã ra đời..Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG trong suốt giai đoạn 1948 - 1995, mới chỉ ghi nhận tám vụ tranh chấp (xem Phụ lục số 1). Thực tiễn của GATT cũng như các báo cáo của Ban hội thẩm GATT đã trở thành các nguồn bổ sung quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO sau này. Một số báo cáo của Ban hội thẩm GATT vẫn thường xuyên được viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO như vụ Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Khăn trải giường, vụ Hoa Kỳ – Thuế chống BPG đối với cá hồi nhập khẩu từ Nauy; và vụ Thụy Điển – Thuế chống BPG v.v.Rõ ràng, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 đã đạt được những thành công quan trọng với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định đa phương có giá trị pháp lý bắt buộc, cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cùng với một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn khi WTO ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Có những điểm hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng ADA và DSU nhưng cũng có những điểm bất cập đã được chỉ ra từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo ADA và DSU với rất nhiều ý kiến khác nhau được nêu trong các bản đề xuất, bản dự thảo và tại các phiên đàm phán. Điều này đủ để cho thấy sự xung đột lớn về mặt lợi ích giữa các nhóm nước cũng như tính phức tạp của lĩnh vực này. Bởi vậy, sau khi WTO ra đời, các thành viên WTO vẫn cần phải tiếp tục đàm phán và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG.2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nayNgay khi WTO vừa ra đời, rất nhiều các hiệp định được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay đã đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, cuối năm 1998, các thành viên WTO cũng đã tiến hành một hoạt động rà soát toàn diện các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp, nhưng không đạt được một kết quả rõ rệt nào. Sau đó, trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển Đôha (Doha Development Agenda – DDA) được khởi động từ năm 2001, những vấn đề liên quan tới pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO được các thành viên WTO tiếp tục đàm phán, chủ yếu là về ADA và DSU, cụ thể:Thứ nhất, theo DDA, các thành viên WTO, sẽ tiến hành đàm phán về những sửa đổi đối với ADA. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ tư ở Đôha (Quata), các Bộ trưởng đã thống nhất tiến hành đàm phán về ADA với mục đích là làm rõ và cải tiến các qui định bên cạnh việc vẫn giữ lại những nguyên tắc, khái niệm và nội dung căn bản của hiệp định, có tính tới lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển [67]. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 ở Cancun (Mêxicô), vấn đề chống BPG lại được đưa ra thảo luận với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục đàm phán và tiến hành các công việc khác trong khuôn khổ DDA. Nhìn chung, nội dung của các cuộc đàm phán về ADA thường xoay quanh những chủ đề chính như nghiêm cấm sử dụng cách tính “Qui về không” trong xác định biên độ bán phá giá (Zeroing), về cách xác định thiệt hại, vấn đề cam kết giá, thủ tục rà soát cuối kì bắt buộc, vấn đề đối xử với các nước đang phát triển v.v . Cho đến thời điểm này, khó có thể dự đoán trước được về diễn biến của những cuộc đàm phán sửa đổi ADA, tuy nhiên, theo như chính tuyên bố ban đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 ở Đôha thì có lẽ sẽ không có mấy thay đổi lớn trong các vấn đề cơ bản của ADA.Thứ hai, theo DDA, đối với DSU, các thành viên thống nhất sẽ tiến hành đàm phán nhằm cải tiến và làm rõ DSU [92]. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm ở Cancun (Mêxicô), các cuộc thảo luận về DSU đã nhận được sự tham gia đông đảo, tích cực và chủ động hơn của các thành viên so với các cuộc đàm phán khác (ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp) với hơn 40 đề nghị từ hơn 80 thành viên WTO. Tiếp theo đó, ngày 16/05/2003, một bản dự thảo đã được đưa ra để các thành viên WTO tiến hành đàm phán. Các thành viên WTO đã thảo luận bản dự thảo này cho đến tận cuối tháng 05/2003 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất đồng. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông, các thành viên đã tiến hành thảo luận một số nội dung chính như vấn đề quyền của bên thứ ba, thẩm quyền trả hồ sơ để xét xử lại, vấn đề hậu quả cũng như thủ tục và thời hạn để xử lý trong trường hợp bị đơn không thi hành quyết định v.v. Tại Hội nghị Bộ trưởng ở Giơnevơ diễn ra vào năm 2006 và 2008, các cuộc đàm phán về DSU vẫn tiếp tục được tiến hành nhưng cũng chưa thể đạt được sự đồng thuận.Theo: Nguyễn Thị Thu HiềnLink luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
4.2.3. Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế trên thị trườngNhà nước đặt trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế thông qua sự phát triển của TĐKT nhà nước cũng như TĐKT tư nhân. Hệ thống chính sách tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của tập đoàn đang được triển khai, tuy nhiên nếu không có những biện pháp để giám sát hoạt động của TĐKT, Nhà nước sẽ chậm đưa ra những điều chỉnh phù hợp với sự biến động của thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để giám sát hoạt động của TĐKT, Nhà nước cần hoàn thiện những vấn đề cơ bản sau:Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán nhằm kiểm soát hiệu quả hoạt động của các TĐKT. Tại Việt Nam, thông tin về doanh nghiệp thường không được minh bạch hoặc có minh bạch nhưng tính chính xác không cao. Nhà nước quản lý doanh nghiệp thông qua những báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên Nhà nước không có nhiều công cụ để kiểm chứng báo cáo, không có chế tài xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện hoạt động này. Có thể thấy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán đang là một giải pháp hiệu quả trong thời điểm này. Trong TĐKT chế độ kế toán, kiểm toán rất phức tạp, vì vậy hệ thống các chuẩn mực kế toán phải được cập nhật trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý, đảm bảo khả năng dự báo cho tập đoàn. Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng phải liên tục được cập nhật theo hướng cung cấp những thông tin tài chính trung thực và chính xác. Luật kiểm toán độc lập (2011) đã tạo ra hàng lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Quá trình thực thi Luật này đã chỉ ra một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện như: bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của dịch vụ kiểm toán, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán.Thứ hai, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của TĐKT nhà nước. Đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐKT nhà nước không đơn thuần như đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TĐKT nhà nước bên cạnh mục tiêu thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước giao. Thực tế cho thấy , khi Nhà nước không thực hiện việc đánh giá đúng đã gây nên những hệ quả nghiêm trọng tại hàng loạt TĐKT nhà nước lớn. Hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng phải đảm bảo chi tiết, thông tin chính xác, có tính dự báo, có tác dụng ngăn ngừa những rủi ro. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm: chỉ tiêu đánh giá về tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tập đoàn, chỉ tiêu khai thác nguồn nhân lực.Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính đối với TĐKT nhà nước. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (2014), Nghị định 61/2013/NĐ-CP được ban hành là giải pháp hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ chế giám sát tài chính tại DNNN nói chung và các TĐKT nhà nước nói riêng [20]. Chính phủ cũng đã thực hiện việc ban hành các Nghị định về quy chế tài chính trong TĐKT nhà nước nhằm tạo thêm công cụ, hành lang pháp lý để thực hiện việc giám sát tài chính. Hoạt động giám sát tài chính phải theo sát hoạt động kinh doanh của TĐKT từ huy động vốn, sử dụng vốn, phân chia lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro. Hoạt động giám sát tài chính không phụ thuộc vào báo cáo của tập đoàn mà phải kết hợp với kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và hệ thống thông tin khác.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế4.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tập đoàn kinh tếMôi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, ổn định là điều kiện cơ bản cho sự phát triển của TĐKT. Việc xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên cơ sở chính sách, chủ trương của Nhà nước và hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của các TĐKT cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐKTThứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Năm 2014, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (2014) và Luật Đầu tư (2014). Hai văn bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra khung khổ pháp lý minh bạch, thông thoáng cho nhà đầu tư, cũng như nâng cao tính hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước về doanh nghiệp. Môi trường đầu tư ngày càng bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, những quy định về TĐKT còn rất hạn chế, nguyên nhân có thể xuất phát từ bản chất pháp lý của mô hình này. Để thực hiện mục tiêu xây dựng những TĐKT quy mô lớn theo đề án tái cơ cấu kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần ban hành 03 (ba) Nghị định hướng dẫn, trong đó có 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và 01 (một) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Trong 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp có Nghị định về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.(i) Nghị định về đăng ký doanh nghiệp bổ sung quy định về thủ tục thông báo thành lập TĐKT. Thủ tục thông báo thành lập TĐKT áp dụng cho cả TĐKT nhà nước và TĐKT tư nhân(ii) Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp phải có bổ sung nội dung hướng dẫn về TĐKT trong đó làm rõ các hình thức liên kết hình thành TĐKT, xây dựng một số mô hình về quản lý tập đoàn, hoàn thiện mô hình quản trị các loại hình công ty theo hướng hiện đại, tăng cường chức năng giám sát hoạt động của các công ty thành viên.(iii) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đưa chính sách ưu đãi đầu tư đối với việc hình thành tập đoàn kinh tế có quy mô, sử dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội.Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranhPháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranh quy định chi tiết về những hình thức liên kết hình thành TĐKT. Hoàn thiện hai hệ thống pháp luật trên là cơ sở để hình thành những TĐKT lớn, sử dụng công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.Pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ở một số vấn đề sau: một là, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; hai là, pháp luật quy định rõ phạm vi, điều kiện bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; ba là, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong việc giám sát, phát hiệu và xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; bốn là, cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp phải đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Luật Sở hữu trí tuệ cần được bổ sung một Chương quy định về đồng sở hữu chung đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong Phần thứ Ba về quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung của Chương này quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các đồng chủ sở hữu, cơ chế đại diện thực hiện trách nhiệm đăng ký, cơ chế quản lý và khai thác lợi ích từ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và cơ chế thực thi bảo hộ khi có hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp.Pháp luật cạnh tranh hoàn thiện cơ chế phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Pháp luật cạnh tranh phải có hệ thống quy chuẩn để xác định những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường; xây dựng các biện pháp xử lý vi phạm gồm phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp bổ sung. Pháp luật cạnh tranh bổ sung thêm một số tiêu chí khác xác định hành vi tập trung kinh tế bên cạnh yếu tố thị phần có liên quan. Trên thực tế, do những yếu tố khách quan về trình độ kỹ thuật, hệ thống kế toán, kiểm toán chưa hiệu quả, thông tin không minh bạch, việc xác định thị phần hết sức khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Nhà nước có thể đưa thêm những tiêu chí về doanh thu, quy mô để xác định ngưỡng tập trung kinh tế, và có thể điều chỉnh ngưỡng này hàng năm.Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuếHiện nay, hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam đã bao quát tương đối đầy đủ các nguồn thu, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Mặc dù vậy, để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TĐKT cần phải có những chính sách thuế phù hợp nhằm giải quyết 02 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, khuyến khích hình thành các TĐKT quy mô lớn; thứ hai, phòng, chống các hành vi gian lận thuế.Để thực hiện những mục tiêu trên, việc đầu tiên mà Nhà nước cần thực hiện đó là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2014 là 872 giờ (trong đó nộp bảo hiểm xã hội 335 giờ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 217 giờ, nộp thuế giá trị gia tăng 320 giờ) đứng thứ 173 trên tổng số 189 quốc gia, vượt xa mức trung bình trong khu vực và trên thế giới (hơn 100 giờ/ năm) do những cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả. Để xử lý vấn đề này, Nhà nước phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp: thực hiện khai thuế qua mạng, xây dựng hệ thống quản lý thuế trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, loại bỏ các thủ tục không cần thiết và sửa đổi những thủ tục còn phiền hà, tăng cường thanh tra kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.Pháp luật về các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế xuất nhập khẩu cần bổ sung thêm những giải pháp để hạn chếnhững hành vi gian lận thuế. Nhà nước tăng cường quản lý đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng chống hiện tượng chuyển giá, hoặc gian lận thuế thông qua những chính sách bảo đảm, bảo lãnh giữa công ty mẹ, công ty con trong hoạt động xuất nhập khẩu.4.2.3.2. Cơ quan quản lý tập đoàn kinh tế nhà nướcTập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng quốc gia, thực hiện nhiều vai trò, nhiều trách nhiệm trong điều tiết vĩ mô, hiệu quả hoạt động của tập đoàn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, hoạt động của TĐKT nhà nước phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, thường xuyên được xem xét, đánh giá và liên tục thay đổi đề phù hợp với những diễn biến phức tạp của tập đoàn. Thực tế, hiệu quả hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các TĐKT nhà nước không cao. Nguyên nhân quan trọng là do tình trạng chồng chéo trong cách thức quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước có thể thành lập một cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ để quản lý, giám sát hoạt động của các TĐKT nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng tới việc tiết kiệm chi tiêu công, giảm biên chế và quy mô của bộ máy, việc thành lập một cơ quan mới thuộc Chính phủ sẽ đi ngược lại với chủ trương chung. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mức độ cần thiết và tầm quan trọng, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các TĐKT nhà nước là việc nên làm. Giải pháp này cũng được đề cập trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở) trong nội dung về hoàn thiện thể chế sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình tập đoàn kinh tế4.2.1.1. Quy định rõ khái niệm pháp lý về tập đoàn kinh tếThứ nhất, thống nhất thuật ngữ về tập đoàn kinh tếKể từ thời điểm manh nha mô hình TĐKT tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều thay đổi về quan niệm TĐKT. Tuy nhiên, thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với mô hình tổ chức kinh doanh này. Để thống nhất về thuật ngữ của 03 khái niệm: nhóm công ty, TCT và TĐKT, nhà làm luật nên bỏ khái niệm nhóm công ty và TCT, chỉ sử dụng khái niệm duy nhất là “tập đoàn kinh tế”.Khái niệm “nhóm công ty” là khái niệm chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật. Trên thực tế, các nhóm công ty đều được gọi là TĐKT hoặc TCT . Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu chỉ sử dụng khái niệm TĐKT. Hiện nay trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, không có định nghĩa về nhóm công ty, việc bỏ khái niệm này là hoàn toàn phù hợp.Khái niệm “tổng công ty” chỉ được sử dụng trong khu vực Nhà nước . Tổng công ty nhà nước được phân biệt với TĐKT nhà nước dựa trên quy mô vốn điều lệ của công ty mẹ và số thành viên. Việc phân biệt mô hình TCT và TĐKT trong khu vực Nhà nước không giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng. Trong một số trường hợp, cách thức đặt tên này lại được sử dụng như một phương pháp để giải quyết các TĐKT nhà nước gặp khó khăn về tài chính (Trường hợp Tập đoàn đóng tàu Việt Nam Vinashin là một điển hình).Đối với TĐKT nhà nước, chỉ quy định công ty mẹ trong TĐKT là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bỏ trường hợp Nhà nước nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối như pháp luật hiện hành. Quy định này phù hợp với định nghĩa doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp (2014).Thứ hai, quy định rõ đặc điểm pháp lý của TĐKTTĐKT trước hết cần được hiểu là một tổ chức. Theo khoa học về tổ chức, TĐKT mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một tổ chức là tập hợp của những chủ thể độc lập, có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau trong sự phối hợp có ý thức nhằm đạt được mục tiêu chung đã xác định [ 93,tr9-10]. TĐKT có tên riêng. TĐKT là tổ chức không có tư cách pháp nhân. Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp (2014) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đều thống nhất quy định tư cách pháp lý của tập đoàn, quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất pháp lý của TĐKT.Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định TĐKT nhà nước tên riêng, có thương hiệu riêng. Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về mô hình quản lý trong TĐKT nhà nước. Trong khi đó cả Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Doanh nghiệp (2014) đều không có quy định về tên gọi, thương hiệu và bộ máy quản lý của tập đoàn. Nhữ ng thiếu sót này đã tạo ra sự lúng túng cho TĐKT tư nhân trong việc công nhận và xây dựng uy tín của tập đoàn. Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2014) cần phải bổ sung những quy định cụ thể để làm rõ bản chất pháp lý của mô hình TĐKT: TĐKT là một tổ chức, tập hợp của các chủ thể kinh doanh liên kết với nhau thông qua hình thức đầu tư góp vốn trực tiếp và cách hình thức liên kết khác, có tên riêng, có thương hiệu, có trụ sở, có bộ máy quản lý.Thứ ba, làm rõ các đặc điểm của các loại thành viên tham gia TĐKT.Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP xác định TĐKT nhà nước gồm công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết. Trong đó công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ trong tập đoàn không giữ quyền chi phối. Luật Doanh nghiệp (2014) quy định TĐKT gồm công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên khác. Như vậy, không có sự thống nhất trong việc sử dụng khái niệm chỉ các công ty tham gia tập đoàn nhưng không chịu sự chi phối của tập đoàn. Thuật ngữ “công ty liên kết” được sử dụng trong Nghị định 69/2014/NĐ-CP phù hợp hơn vì thể hiện rõ hơn bản chất của công ty tham gia tập đoàn theo dạng liên kết mềm.4.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về mô hình công ty mẹ- công ty conThứ nhất, quy định thống nhất “công ty mẹ- công ty con”Quy định về công ty mẹ- công ty con trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng dẫn về TĐKT nhà nước và Chuẩn mực kế toán chưa thống nhất. Trên cơ sở tập hợp những quy định về công ty mẹ- công ty con của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, có thể đưa ra cách hiểu thống nhất công ty mẹ- công ty con như sau:“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:Một là, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;Hai là, công ty mẹ và công ty do công ty mẹ nắm 100% vốn cùng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;Ba là, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;Bốn là, có quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch kinh doanh, Điều lệ của công ty đó;Năm là, một công ty thỏa thuận trở thành công ty con và ghi vào trong Điều lệ công ty đó”Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, công ty mẹ thực thi quyền của mình thông qua cơ chế đại diện hoặc theo thỏa thuận mà không được dùng các công cụ khác để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty con. Luật Doanh nghiệp (2014) chưa quy định cụ thể các các nguyên tắc để xác định việc can thiệp trái quy định có thể phát sinh nghĩa vụ bồi thường của công ty mẹ. Vì vậy, trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần quy định rõ những trường hợp can thiệp trái quy định, bao gồm:(i) Can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu: bằng quyết định hành chính buộc công ty con phải thực hiện một số hoạt động kinh doanh, buộc công ty con phải nộp các khoản phí quản lý không phù hợp, buộc công ty con phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ được của nhà cung cấp được chỉ định, buộc công ty con cho vay vốn, v.v..;(ii) Trường hợp trái thông lệ kinh doanh thông thường: chỉ đạo công ty con mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao trong khi thị trường có chiều hướng biến động giá xuống thấp và ngược lại, chỉ đạo công ty con thực hiện đầu tư ở những dự án không có khả năng sinh lời, v.v..(iii) Thực hiện hoạt động không có tính chất sinh lời: tổ chức các sự kiện kỉ niệm cho công ty mẹ, tổ chức các hoạt động thăm quan du lịch cho công ty mẹ, v.v.. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, pháp luật doanh nghiệp cũng cần trang bị thêm cho công ty con một số công cụ để “phòng vệ” bên cạnh quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần bổ sung một số quyền cho công ty con:(i) Công ty con có thể từ chối cung cấp những thông tin kinh doanh quan trọng theo yêu cầu của công ty mẹ nếu cho rằng việc cung cấp những thông tin này có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty con. Thực tế cho thấy, công ty mẹ với khả năng chi phối có quyền yêu cầu công ty con phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty mẹ. Công ty mẹ có thể sử dụng những kết quả kinh doanh này để xây dựng chiến lược phát triển chung. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, thông tin là sức mạnh, công ty con cần một cơ chế để bảo mật những thông tin kinh doanh mang tính sống còn của công ty. Quy định cho phép công ty con từ chối cung cấp thông tin kinh doanh quan trọng là hoàn toàn phù hợp;Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt NamHoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thiện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.TĐKT tư nhân hình thành, phát triển một cách tự nhiên theo nhu cầu của thị trường. Nhà nước phải tạo dựng hàng lang pháp lý cho sự vận động đi lên đó. Vai trò của các TĐKT tư nhân rất quan trọng trong xu hướng thu hẹp dần phạm vi đầu tư kinh doanh của khu vực kinh tế Nhà nước. Pháp luật cần có một sự thừa nhận nhất định về sự tồn tại của TĐKT tư nhân dù về bản chất tập đoàn không có tư cách pháp nhân, là một tập hợp liên kết của các công ty. Quyết định số 339/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 02 năm 2013, “Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 -2020”, đã khẳng định một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.Trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở), Đảng ta tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp theo hướng mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Các chính sách đưa ra tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích hình thành các TĐKT tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các TĐKT nhà nước.Vai trò của TĐKT trong phát triển kinh tế đã được khẳng định. Nhiệm vụ của Nhà nước là xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật hiệu quả để tạo nền tảng cho sự phát triển của các TĐKT. Xu hướng trong thời gian tới là tiếp tục tư nhân hóa các TĐKT nhà nước, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư làm đa dạng sở hữu trong các TĐKT nhà nước. Hiện nay, hệ thống pháp luật còn nhiều điểm chưa sẵn sàng để thực hiện hoạt động này, đây là nội dung quan trọng cần được hoàn thiện.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Việt NamTĐKT đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về TĐKT ở Việt Nam mang tính thời sự để đảm bảo cơ sở cho sự phát triển của mô hình tập đoàn trong giai đoạn mới. Việc hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải phải dựa trên những quan điểm chính sau4.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt NamCơ sở để tiến hành xây dựng hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải dựa trên điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn do sự biến động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và sự phát triển quá nóng của nền kinh tế trong nước. Khủng hoảng kinh tế đã cho Việt Nam thấy được những yếu kém trong hoạch định kinh tế vĩ mô, trong cơ cấu kinh tế, trong quản lý của cơ quan nhà nước. Sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế những năm gần đây, nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, nguồn vốn đầu tư tăng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%. Mặc dù vậy, đánh giá một cách khách quan, kế hoạch 05 (năm) năm 2010-2015 đã không được như những dự đoán ban đầu và kỳ vọng được đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao.Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của Việt Nam tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được tái cơ cấu để tạo thành hệ khung vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế trong tương lai. Giải pháp xây dựng những TĐKT có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu tốt, có công nghệ hiện đại được xác định là một trong những giải pháp chiến lược cho điều kiện kinh tế hiện nay.Cơ hội đồng thời là thách thức, trong bối cảnh sự phát triển kinh tế còn những nút thắt lớn cần giải quyết. Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng yếu về chất lượng, lao động giản đơn chiếm đa số, lao động có trình độ cao rất hạn chế do công tác đào tạo còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thể chế kinh tế đang được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc vận hành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [68]. Do đó, nhà hoạch định cần phải xác định phát triển quy mô của tập đoàn ở mức độ nào cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro trong trường hợp có biến động bất thường của các yếu tố chi phối tới nền kinh tế. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc phát triển TĐKT mang tính tự phát, các TĐKT có quy mô quá lớn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế khi có khủng hoảng kinh tế. Hàn Quốc đã mất nhiều năm khắc phục những hậu quả do các TĐKT để lại sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh và điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc phát triển những TĐKT ở quy mô trung bình và hạn chế sở hữu chéo trong tập đoàn là phù hợp với xu thế và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.Pháp luật về TĐKT phải quy định để đảm bảo các tập đoàn phát triển theo đúng tính toán của những nhà hoạch định. Những quy định xác định về số cấp doanh nghiệp, về đầu tư chéo trong tập đoàn, về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, thành viên liên kết và quản trị các liên kết là đặc biệt cần thiết. Trong đó, quy định về số cấp doanh nghiệp trong tập đoàn và đầu tư chéo là những quy định chính để xác định quy mô. Tùy từng giai đoạn, pháp luật có thể quy định chặt hoặc nới lỏng để các TĐKT có thể phát triển phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt NamHoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thi ện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Đặng Quỳnh
517 ngày trước
Theo dõi
3.2. Thực trạng pháp luật về chấm dứt hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tếTĐKT là mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh trên cơ sở liên kết. Chấm dứt hoạt động theo mô hình tập đoàn xảy ra khi những liên kết trong tập đoàn chấm dứt. Đối với hình thức liên kết vốn trong TĐKT, liên kết chấm dứt khi công ty mẹ rút vốn khỏi công ty con, công ty liên kết thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp hoặc quyết định giải thể, phá sản công ty con.Đối với các hình thức liên kết khác, liên kết chấm dứt khi thỏa thuận hình thành liên kết hết hiệu lực hoặc các bên thỏa thuận kết thúc hợp đồng.Đối với TĐKT tư nhân, liên kết hình thành TĐKT xuất phát từ tự do ý chí của các pháp nhân tham gia. Những liên kết này chấm dứt cũng do ý chí của các pháp nhân tham gia vì vậy pháp luật không quy định về thủ tục chấm dứt TĐKT tư nhân.Đối với TĐKT nhà nước, Nhà nước ra quyết định thành lập TĐKT để thực hiện những mục tiêu cụ thể. Trong trường hợp mục tiêu đó không đạt được, Nhà nước có quyết định để chấm dứt việc triển khai mô hình tập đoàn từ đó tái cấu trúc lại công ty thành viên. Nhà nước quản lý hoạt động của TĐKT nhà nước thông qua công ty mẹ. Vì vậy, sự tồn tại của mô hình TĐKT phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ. Nếu công ty mẹ không thể tồn tại trên thị trường thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của TĐKT. Theo quy định tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP có 04 (bốn) trường hợp phải chấm dứt hoạt động của TĐKT nhà nước:Thứ nhất, công ty mẹ bị phá sản, giải thể. Thực tế ở Việt Nam chưa xảy ratrường hợp này vì khi công ty mẹ nếu gặp khó khăn về tài chính thì Nhà nước thường tìm kiếm các giải pháp để tái cơ cấu lại công ty mẹ mà không để công ty mẹ phá sản theo quy luật thị trường. Xét về bản chất pháp lý của TĐKT, quy định này không phù hợp vì công ty mẹ cũng là một pháp nhân trong tập đoàn, sự chấm dứt hoạt động của pháp nhân này chỉ làm ảnh hưởng tới liên kết giữa các pháp nhân mà không làm chấm dứt sự tồn tại của các pháp nhân khác. Nghị định 69/2014/NĐ-CP cũng chỉ quy định về việc giải quyết các vấn đề tài chính, người lao động của công ty mẹ mà không quy định về những giải pháp cho công ty con.Thứ hai, TĐKT không đáp ứng được các điều kiện luật định. Đây là trường hợp chấm dứt hoạt động của TĐKT khi ngành nghề kinh doanh của tập đoàn không còn là ngành nghề kinh doanh đặc biệt quan trọng.Một trường hợp thực tế: Tập đoàn dệt may Việt Nam (Viantex). Tập đoàn dệt may Việt Nam được thành lập từ năm 2005, tiền thân là Tổng công ty dệt may Việt Nam. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 118/2013/NĐ-CP về Điều lệ Tập đoàn dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, do ngành may mặc không thuộc ngành nghề kinh doanh đặc biệt quan trọng theo Quyết định 14/2011/QĐ - TTg, công ty mẹ của Tập đoàn dệt may Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số 646/2014/QĐ-TTg, theo đó Nhà nước chỉ còn nắm giữ 51%. Đợt IPO lần đầu diễn ra ngày 22 tháng 09 năm 2014 đã thành công. Tập đoàn dệt may Việt Nam chấm dứt hoạt động dưới mô hình TĐKT nhà nước, cơ cấu quản trị của công ty mẹ cũng thay đổi theo mô hình công ty cổ phần.Thứ ba, công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà Nhà nước không nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối. Quy định này mâu thuẫn với điều kiện thành lập TĐKT nhà nước vì theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, Nhà nước phải nắm giữ ít nhất 75% tổng số cổ phần phát hành hoặc vốn điều lệ của công ty mẹ. Trong trường hợp sau khi bị sáp nhập, hợp nhất mà Nhà nước vẫn nắm trên 50% cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ thì có chấm dứt hoạt động dưới mô hình TĐKT nhà nước hay không. Thực tế tại Việt Nam chưa có trường hợp này.Thứ tư, trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù chỉ là “trường hợp khác” nhưng thực tế ở Việt Nam lại xảy ra nhiều nhất.Tiêu biểu là trường hợp của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Được thành lập từ năm 2006 (tiền thân là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam), Vinashin được coi là TĐKT trọng điểm phát triển công nghiệp nặng. Vinashin được Nhà nước đầu tư vốn rất lớn, hỗ trợ, bảo lãnh để vay vốn, phát hành trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Vinashin không hiệu quả, có biểu hiện tham nhũng, số nợ lên tới hơn 80.000 (tám mươi nghìn) tỷ đồng. Sau giai đoạn tái cơ cấu từ năm 2010 - 2013 không thành công, Nhà nước thực hiện việc chuyển đổi Vinashin từ mô hình TĐKT nhà nước thành TCT nhà nước theo Quyết định 3287/QĐ-TTg. Sự chuyển đổi này về bản chất là hình thức “bình mới rượu cũ” nhằm mục đích tránh dư luận xã hội đang rất bức xúc.Đối với trường hợp Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) và Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC). Tháng 01 năm 20 10, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm thành lập 02 tập đoàn trên theo quyết định số 52/QĐ-TTg và 54/QĐ-TTg [83] [84]. Trong đó Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) được thành lập với nòng cốt là Tổng công ty phát triển nhà và đô thị, Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) với nòng cốt là Tổng công ty Sông Đà và một số TCT xây dựng lớn khác (Lilama, Licogi, Coma). Tuy nhiên, sau 02 năm thí điểm không thành công, hoạt động của các công ty trong tập đoàn giảm hiệu quả nghiêm trọng , Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1428/QĐ-TTg kết thúc thí điểm, chấm dứt hoạt động theo mô hình TĐKT nhà nước của hai tập đoàn trên, chuyển các đơn vị thành viên tập đoàn về “vị trí cũ”.Trên thực tế, hệ quả của giai đoạn phát triển nhanh chóng nhưng thiếu bền vững trước kia đã làm cho các TĐKT nhà nước gặp nhiều khó khăn. Các TĐKT nhà nước đang “loay hoay” trong bài toán “thoái vốn” ngoài ngành, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Vì cả thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đề rất trầm lắng. Trong khi đó, nếu các TĐKT nhà nước thoái vốn không theo giá thị trường bị coi là làm “mất vốn Nhà nước” hoặc làm “thất thoát vốn Nhà nước”.Về sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, tính đến 31/12/2013 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6. 782 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.065 doanh nghiệp (bao gồm 3.650 doanh nghiệp và 415 bộ phận doanh nghiệp), còn lại 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (chưa kể các nông, lâm trường quốc doanh). Riêng giai đoạn 2011 - 2013, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp. Trong 11 tháng đầu năm 2014, cả nước đã sắp xếp được 177 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 115 doanh nghiệp. Theo kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa đã được duyệt thì trong giai đoạn 2014 - 2015 cả nước thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp, chưa kể số DNNN tiếp tục thực hiện rà soát theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ để bổ sung phương án sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn tới .Trong giai đoạn 2014 - 2015, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm, nhiều rủi ro (chứng khoán, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) và ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Giá trị các khoản đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm của các Tập đoàn, TCT nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2014 - 2015 là 22.504 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2014, các Tập đoàn, TCT thoái vốn ước đạt 2.415 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với thực hiện năm 2013 (965 tỷ đồng) [119]. Đến hết năm 2014, các TĐKT nhà nước vẫn chưa thực hiện xong việc thoái vốn. Tập đoàn điện lực Việt Nam vẫn sở hữu cổ phần của Ngân hàng An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình, Công ty bảo hiểm toàn cầu, Công ty tài chính cổ phần điện lực, Công ty cổ phần BĐS Sài Gòn Vina . Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (Pvcombank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI), Công ty cổ phần đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI) . Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn sở hữu cổ phần Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Công ty cổ phần chứng khoán SHS, Quỹ đầu tư Việt Nam.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án: Tại đây
Xem thêm