0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64beb03bdd3d2-Đặc-trưng-của-góp-vốn-thành-lập-công-ty-bằng-quyền-sở-hữu-trí-tuệ.jpg.webp

Đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1.  Đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một hình thức góp vốn bằng quyền tài sản.

Trong quyền SHTT chứa đựng các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Quyền nhân thân gắn liền với cá nhân sáng tạo ra các đối tượng SHTT, trong khi đó, các quyền tài sản được dành cho các cá nhân, tổ chức sở hữu đối với đối tượng SHTT. Việc sử dụng quyền SHTT để góp vốn không đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ các quyền đối với đối tượng SHTT. Chủ sở hữu quyền SHTT chỉ có thể sử dụng các quyền tài sản để góp vốn. Các quyền nhân thân vẫn thuộc về người sáng tạo ra các đối tượng SHTT. Do đó, bên nhận góp vốn khi trở thành chủ sở hữu quyền SHTT vẫn phải tôn trọng và đảm bảo các quyền nhân thân của tác giả đối với đối tượng SHTT, cũng như phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với tác giả (nếu có).

Như vậy, góp vốn bằng quyền SHTT thực chất là việc góp vốn bằng các quyền tài sản thuộc quyền SHTT. Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không làm mất đi quyền SHTT của các chủ thể khác đối với cùng một đối tượng SHTT.

Thứ hai, đối tượng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một loại tài sản vô hình.

Xuất phát từ đặc tính vô hình của quyền SHTT mà quyền sở hữu loại tài sản này không mang tính tuyệt đối. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ đối với quyền SHTT, đó là ngoài việc đảm bảo lợi ích của các chủ thể tạo ra đối tượng còn phải đảm bảo sự hài hòa cân bằng lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng. Vì vậy, bên cạnh các chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác được chủ sở hữu cho phép sử dụng quyền SHTT thì các tổ chức, cá nhân khác trong một số trường hợp vẫn được phép sử dụng mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu loại tài sản này. Có thể thấy, đối với loại tài sản này chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý mà không thể chiếm hữu về mặt thực tế. Bên cạnh đó, với tính chất vô hình của quyền SHTT mà đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT sẽ không bị hao mòn theo thời gian sử dụng, mà giá trị tăng hay giảm của loại tài sản này thường phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, không phải tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được sử dụng để góp vốn. Xuất phát từ các đặc trưng cũng như vai trò của đối tượng quyền SHTT nên một số đối tượng của quyền SHTT bị hạn chế góp vốn. Chẳng hạn, chỉ dẫn địa lý là đối tượng không được phép chuyển giao, do đó, quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lý cũng không được sử dụng để góp vốn.

Thứ ba, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bị giới hạn bởi phạm vi không gian và thời gian.

Sở dĩ như vậy là bởi quyền SHTT bị giới hạn về thời gian và không gian bảo hộ. Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền SHTT nhưng độc quyền SHTT chỉ thuộc sở hữu của chủ sở hữu trong một thời hạn nhất định

(hay còn gọi là thời hạn bảo hộ). Ví dụ, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn; bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn [119; Điều 93]. Hết thời hạn bảo hộ, cho dù độc quyền SHTT còn hay không còn giá trị sử dụng thì quyền sở hữu đối với tài sản này sẽ chấm dứt, độc quyền SHTT sẽ không còn và tài sản SHTT sẽ trở thành tài sản công cộng, bất kỳ chủ thể nào đều có quyền sử dụng. Vì vậy, trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cần phải lưu ý rằng văn bằng bảo hộ cấp cho đối tượng đó đã hết thời hạn bảo hộ hay chưa, nếu còn thì thời hạn bảo hộ còn lại là bao lâu. Thời hạn góp vốn sẽ không được phép vượt quá thời hạn bảo hộ của đối tượng góp vốn.

Bên cạnh giới hạn về thời gian, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT còn bị giới hạn bởi phạm vi không gian. Tài sản góp vốn là quyền SHTT chỉ được ghi nhận và bảo hộ trong phạm vi quốc gia cụ thể. Thông thường, các đối tượng của quyền SHTT sẽ được bảo hộ tại các quốc gia nhất định. Độc quyền SHTT chỉ bảo hộ cho một chủ thể duy nhất trong phạm vi một quốc gia cụ thể. Vì lẽ đó, chỉ khi sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bảo hộ thì độc quyền SHTT mới được bảo vệ. Nói cách khác, ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia bảo hộ, chủ thể góp vốn không còn được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của quyền SHTT và không thể đòi hỏi bất cứ sự bảo vệ nào đối với đối tượng SHTT. Do đó, việc sử dụng độc quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty ngoài phạm vi quốc gia bảo hộ có thể khiến cho việc sử dụng quyền SHTT không còn hợp pháp và có thể phát sinh các tranh chấp. Ví dụ, ở Việt Nam, “Legende coffee” là một nhãn hiệu đã được đăng ký bởi Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên và gắn liền với sản phẩm thương mại được xem là cao cấp nhất của công ty này. Tuy nhiên, ở Mỹ, nhãn hiệu “Legende coffee” đã được đăng ký bởi Alexander Nguyễn, không thuộc sở hữu của công ty Trung Nguyên. Điều này có nghĩa là, công ty Trung Nguyên chỉ có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu “Legende coffee” để góp vốn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chỉ được diễn ra trong phạm vi quốc gia, mà ở đó, đối tượng SHTT được bảo hộ. Điều này sẽ đảm bảo cho đối tượng SHTT được bảo vệ trong phạm vi quốc gia góp vốn cũng như đảm bảo được tính hợp pháp của tài sản góp vốn, tránh được các tranh chấp phát sinh.

Thứ tư, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT luôn bị hạn chế về tỷ lệ vốn SHTT trong tổng số vốn góp.

Vốn SHTT là một phần quan trọng của vốn công ty, nhưng tài sản này chỉ có thể phát huy hiệu quả của nó nếu được phân bổ hợp lý với tài sản hữu hình. Mặc dù, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tuy nhiên, việc chấp nhận góp vốn bằng loại tài sản này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý như rủi ro về tính hợp pháp của quyền SHTT góp vốn, rủi ro về giới hạn quyền SHTT, rủi ro về chuyển nhượng quyền SHTT góp vốn và rủi ro về định giá quyền SHTT. Vì vậy, để bảo toàn vốn cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ nợ của công ty, một số quốc gia hiện nay có quy định về hạn chế tỷ lệ vốn góp bằng quyền SHTT trong tổng số vốn góp. Trong trường hợp pháp luật quốc gia không có quy định về hạn chế số vốn góp bằng quyền SHTT, thì thực tế cho thấy rằng, không có một công ty nào chấp nhận 100% vốn góp là quyền SHTT để thành lập công ty.

Thứ năm, việc định giá tài sản góp vốn thành lập công ty là quyền SHTT khó có thể áp dụng các phương pháp của định giá các tài sản hữu hình và khó có thể định giá một cách chính xác quyền SHTT góp vốn.

Việc sử dụng các tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT nói riêng để góp vốn cần phải được định giá để xác định giá trị của tài sản góp vốn cũng như tỷ lệ góp vốn của chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, để tính toán được giá trị quyền SHTT một cách chính xác là điều không dễ dàng. Đối với các tài sản hữu hình nói chung, phương pháp thị trường là phương pháp được áp dụng phổ biến thì phương pháp này lại không được khuyến khích sử dụng khi định giá tài sản vô hình nói chung và quyền SHTT nói riêng do thiếu các điều kiện để áp dụng phương pháp này. Bên canh đó, một số các phương pháp chỉ áp dụng đối với quyền SHTT nói riêng mà không thể áp dụng đối với các tài sản hữu hình khác như phương pháp chi phí… Ngoài ra, có rất nhiều các yếu tố khác nhau chi phối đến định giá quyền SHTT góp vốn như vai trò của quyền SHTT đối với hoạt động của bên nhận góp vốn, thời hạn bảo hộ còn lại của quyền SHTT góp vốn… Do đó, cùng một đối tượng SHTT góp vốn nhưng giá trị của quyền SHTT có thể được định giá khác nhau khi góp vốn vào các công ty khác nhau và thường rất khó để có thể định giá chính xác một quyền SHTT.

Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
546 ngày trước
Đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ
2.1.1.  Đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệThứ nhất, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một hình thức góp vốn bằng quyền tài sản.Trong quyền SHTT chứa đựng các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Quyền nhân thân gắn liền với cá nhân sáng tạo ra các đối tượng SHTT, trong khi đó, các quyền tài sản được dành cho các cá nhân, tổ chức sở hữu đối với đối tượng SHTT. Việc sử dụng quyền SHTT để góp vốn không đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ các quyền đối với đối tượng SHTT. Chủ sở hữu quyền SHTT chỉ có thể sử dụng các quyền tài sản để góp vốn. Các quyền nhân thân vẫn thuộc về người sáng tạo ra các đối tượng SHTT. Do đó, bên nhận góp vốn khi trở thành chủ sở hữu quyền SHTT vẫn phải tôn trọng và đảm bảo các quyền nhân thân của tác giả đối với đối tượng SHTT, cũng như phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với tác giả (nếu có).Như vậy, góp vốn bằng quyền SHTT thực chất là việc góp vốn bằng các quyền tài sản thuộc quyền SHTT. Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không làm mất đi quyền SHTT của các chủ thể khác đối với cùng một đối tượng SHTT.Thứ hai, đối tượng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một loại tài sản vô hình.Xuất phát từ đặc tính vô hình của quyền SHTT mà quyền sở hữu loại tài sản này không mang tính tuyệt đối. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ đối với quyền SHTT, đó là ngoài việc đảm bảo lợi ích của các chủ thể tạo ra đối tượng còn phải đảm bảo sự hài hòa cân bằng lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng. Vì vậy, bên cạnh các chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác được chủ sở hữu cho phép sử dụng quyền SHTT thì các tổ chức, cá nhân khác trong một số trường hợp vẫn được phép sử dụng mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu loại tài sản này. Có thể thấy, đối với loại tài sản này chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý mà không thể chiếm hữu về mặt thực tế. Bên cạnh đó, với tính chất vô hình của quyền SHTT mà đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT sẽ không bị hao mòn theo thời gian sử dụng, mà giá trị tăng hay giảm của loại tài sản này thường phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, không phải tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được sử dụng để góp vốn. Xuất phát từ các đặc trưng cũng như vai trò của đối tượng quyền SHTT nên một số đối tượng của quyền SHTT bị hạn chế góp vốn. Chẳng hạn, chỉ dẫn địa lý là đối tượng không được phép chuyển giao, do đó, quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lý cũng không được sử dụng để góp vốn.Thứ ba, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bị giới hạn bởi phạm vi không gian và thời gian.Sở dĩ như vậy là bởi quyền SHTT bị giới hạn về thời gian và không gian bảo hộ. Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền SHTT nhưng độc quyền SHTT chỉ thuộc sở hữu của chủ sở hữu trong một thời hạn nhất định(hay còn gọi là thời hạn bảo hộ). Ví dụ, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn; bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn [119; Điều 93]. Hết thời hạn bảo hộ, cho dù độc quyền SHTT còn hay không còn giá trị sử dụng thì quyền sở hữu đối với tài sản này sẽ chấm dứt, độc quyền SHTT sẽ không còn và tài sản SHTT sẽ trở thành tài sản công cộng, bất kỳ chủ thể nào đều có quyền sử dụng. Vì vậy, trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cần phải lưu ý rằng văn bằng bảo hộ cấp cho đối tượng đó đã hết thời hạn bảo hộ hay chưa, nếu còn thì thời hạn bảo hộ còn lại là bao lâu. Thời hạn góp vốn sẽ không được phép vượt quá thời hạn bảo hộ của đối tượng góp vốn.Bên cạnh giới hạn về thời gian, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT còn bị giới hạn bởi phạm vi không gian. Tài sản góp vốn là quyền SHTT chỉ được ghi nhận và bảo hộ trong phạm vi quốc gia cụ thể. Thông thường, các đối tượng của quyền SHTT sẽ được bảo hộ tại các quốc gia nhất định. Độc quyền SHTT chỉ bảo hộ cho một chủ thể duy nhất trong phạm vi một quốc gia cụ thể. Vì lẽ đó, chỉ khi sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bảo hộ thì độc quyền SHTT mới được bảo vệ. Nói cách khác, ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia bảo hộ, chủ thể góp vốn không còn được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của quyền SHTT và không thể đòi hỏi bất cứ sự bảo vệ nào đối với đối tượng SHTT. Do đó, việc sử dụng độc quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty ngoài phạm vi quốc gia bảo hộ có thể khiến cho việc sử dụng quyền SHTT không còn hợp pháp và có thể phát sinh các tranh chấp. Ví dụ, ở Việt Nam, “Legende coffee” là một nhãn hiệu đã được đăng ký bởi Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên và gắn liền với sản phẩm thương mại được xem là cao cấp nhất của công ty này. Tuy nhiên, ở Mỹ, nhãn hiệu “Legende coffee” đã được đăng ký bởi Alexander Nguyễn, không thuộc sở hữu của công ty Trung Nguyên. Điều này có nghĩa là, công ty Trung Nguyên chỉ có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu “Legende coffee” để góp vốn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chỉ được diễn ra trong phạm vi quốc gia, mà ở đó, đối tượng SHTT được bảo hộ. Điều này sẽ đảm bảo cho đối tượng SHTT được bảo vệ trong phạm vi quốc gia góp vốn cũng như đảm bảo được tính hợp pháp của tài sản góp vốn, tránh được các tranh chấp phát sinh.Thứ tư, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT luôn bị hạn chế về tỷ lệ vốn SHTT trong tổng số vốn góp.Vốn SHTT là một phần quan trọng của vốn công ty, nhưng tài sản này chỉ có thể phát huy hiệu quả của nó nếu được phân bổ hợp lý với tài sản hữu hình. Mặc dù, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tuy nhiên, việc chấp nhận góp vốn bằng loại tài sản này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý như rủi ro về tính hợp pháp của quyền SHTT góp vốn, rủi ro về giới hạn quyền SHTT, rủi ro về chuyển nhượng quyền SHTT góp vốn và rủi ro về định giá quyền SHTT. Vì vậy, để bảo toàn vốn cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ nợ của công ty, một số quốc gia hiện nay có quy định về hạn chế tỷ lệ vốn góp bằng quyền SHTT trong tổng số vốn góp. Trong trường hợp pháp luật quốc gia không có quy định về hạn chế số vốn góp bằng quyền SHTT, thì thực tế cho thấy rằng, không có một công ty nào chấp nhận 100% vốn góp là quyền SHTT để thành lập công ty.Thứ năm, việc định giá tài sản góp vốn thành lập công ty là quyền SHTT khó có thể áp dụng các phương pháp của định giá các tài sản hữu hình và khó có thể định giá một cách chính xác quyền SHTT góp vốn.Việc sử dụng các tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT nói riêng để góp vốn cần phải được định giá để xác định giá trị của tài sản góp vốn cũng như tỷ lệ góp vốn của chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, để tính toán được giá trị quyền SHTT một cách chính xác là điều không dễ dàng. Đối với các tài sản hữu hình nói chung, phương pháp thị trường là phương pháp được áp dụng phổ biến thì phương pháp này lại không được khuyến khích sử dụng khi định giá tài sản vô hình nói chung và quyền SHTT nói riêng do thiếu các điều kiện để áp dụng phương pháp này. Bên canh đó, một số các phương pháp chỉ áp dụng đối với quyền SHTT nói riêng mà không thể áp dụng đối với các tài sản hữu hình khác như phương pháp chi phí… Ngoài ra, có rất nhiều các yếu tố khác nhau chi phối đến định giá quyền SHTT góp vốn như vai trò của quyền SHTT đối với hoạt động của bên nhận góp vốn, thời hạn bảo hộ còn lại của quyền SHTT góp vốn… Do đó, cùng một đối tượng SHTT góp vốn nhưng giá trị của quyền SHTT có thể được định giá khác nhau khi góp vốn vào các công ty khác nhau và thường rất khó để có thể định giá chính xác một quyền SHTT.Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo Link luận án:  Tại đây