0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf2be972469-_Một-số-hạn-chế,-vướng-mắc-và-nguyên-nhân.jpg.webp

Một số hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

3.2.2.  Một số hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Mặc dù đã có một khung pháp lý cơ bản cho hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT tuy nhiên hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh cho hoạt động này vẫn còn chưa đầy đủ. Được cấu thành bởi hai bộ phận chính là pháp luật doanh nghiệp và pháp luật về SHTT, tuy nhiên, nếu như pháp luật doanh nghiệp thể hiện được tính chất điều chỉnh chung cho hoạt động góp vốn thành lập công ty thì pháp luật về SHTT lại dường như thiếu vắng các quy định điều chỉnh cho hoạt động thương mại hóa này. Do đó, chỉ với các quy định mang tính chất điều chỉnh chung cho tất cả các loại tài sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không đủ cho việc góp vốn bằng loại tài sản có tính chất đặc thù này. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cho thấy một số quy định điều chỉnh việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT còn chưa rõ ràng; có sự mâu thuẫn, chồng chéo; nhiều vấn đề đặt ra nhưng pháp luật chưa có quy định, từ đó khiến cho việc thực hiện pháp luật trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

(i)  Hình thức góp vốn bằng quyền SHTT theo quy định của Luật Doanh nghiệp là góp vốn theo hình thức chuyển quyền sở hữu, tuy nhiên, một số văn bản khác lại cho phép góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng. Trên thực tế, diễn ra song song cả hai hình thức góp vốn nhưng lại thiếu hoàn toàn cơ chế pháp lí điều chỉnh cho việc góp vốn thành lập công ty theo hình thức chuyển quyền sử dụng.

(ii)   Quy định về chủ thể góp vốn tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 dù mang tính chất khái quát hơn và mang tính chất điều chỉnh chung đối với việc góp vốn bằng tất cả các loại tài sản, nhưng nếu không có hướng dẫn cụ thể sẽ khiến cho các chủ thể góp vốn hiểu rằng không chỉ có chủ sở hữu hợp pháp mà chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng SHTT cũng được sử dụng quyền SHTT để góp vốn.

(iii)  Pháp luật không có quy định về phạm vi quyền SHTT góp vốn cũng như các trường hợp quyền SHTT không được sử dụng để góp vốn khiến cho việc xác định phạm vi quyền SHTT góp vốn gặp nhiều khó khăn cũng như tạo ra các quan điểm không thống nhất về các quyền SHTT góp vốn. Bên cạnh đó, trong pháp luật doanh nghiệp cũng như pháp luật SHTT không có quy định nào về các trường hợp quyền SHTT không được sử dụng góp vốn. Điều này khiến cho việc nhận góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản dễ gặp các rủi ro. Mặt khác, đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay không phù hợp với quy định của pháp luật SHTT. Pháp luật doanh nghiệp xác định thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại) là đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT, tuy nhiên, theo Luật SHTT quyền đối với tên thương mại không phải là đối tượng có thể sử dụng để góp vốn riêng rẽ như cách hiểu của pháp luật Doanh nghiệp.

(iv)   Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam thiếu vắng các quy định về hợp đồng thành lập công ty – một văn bản rất quan trọng cho việc hình thành công ty trong đó nội dung cơ bản là các thỏa thuận liên quan đến góp vốn thành lập công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập.

(v)   Một số quy định pháp luật về định giá bao gồm chủ thể định giá, phương pháp định giá chưa thực sự hợp lí. Bên cạnh đó, một số nội dung về và trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.

(vi)   Quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 không hợp lí vì không mang tính bao quát đối với mọi loại tài sản góp vốn, gây ra sự mâu thuẫn giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật SHTT.

(vii)   Vấn đề thay đổi tài sản góp vốn chỉ được đặt ra đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên mà không được đề cập đến đối với các loại hình công ty còn lại.

(viii)   Không có quy định về trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp tài sản góp vốn là quyền SHTT được xác định là không thuộc sở hữu hợp pháp của bên góp vốn hoặc quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Do đó, xảy ra trường hợp này trên thực tế, việc giải quyết vấn đề này sẽ gặp phải những khó khăn không chỉ đối với các chủ thể trong quan hệ góp vốn mà còn đối các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau.

Những hạn chế, vướng mắc nói nói trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn thấp. Theo Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, “nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ tụt hậu còn lớn; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực... để đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn thấp so với yêu cầu; trình độ khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; độ mở nền kinh tế cao, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế. Tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn còn là thách thức lớn.”

Thứ hai, so với nhiều quốc gia trên thế giới, quyền SHTT được ghi nhận khá muộn ở Việt Nam. Luật SHTT ra đời từ năm 2005, khi mà trình độ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam còn ở giai đoạn yếu kém và nhận thức về SHTT cũng còn thực sự đầy đủ. Trải qua 15 năm thực hiện, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên, qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019 cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT chủ yếu vẫn tập trung ở khía cạnh dân sự của quyền SHTT. Các nội dung liên quan đến khía cạnh thương mại và khai thác thương mại của quyền SHTT không hề có sự điều chỉnh, thay đổi. Điều này đã khiến cho pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT nói riêng đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thứ ba, do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT nhưng lại không hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về loại tài sản này. Bên cạnh đó, việc xây dựng các văn bản pháp luật cũng thiếu sự tham khảo ý kiến của các bộ ngành có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặt khác, nhân thức hạn chế của các chủ thể về loại tài sản góp vốn là quyền SHTT cũng là nguyên nhân khiến cho việc thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không đạt hiệu quả như mong muốn và dễ tiềm ẩn các rủi ro pháp lý.

Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
284 ngày trước
Một số hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
3.2.2.  Một số hạn chế, vướng mắc và nguyên nhânMặc dù đã có một khung pháp lý cơ bản cho hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT tuy nhiên hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh cho hoạt động này vẫn còn chưa đầy đủ. Được cấu thành bởi hai bộ phận chính là pháp luật doanh nghiệp và pháp luật về SHTT, tuy nhiên, nếu như pháp luật doanh nghiệp thể hiện được tính chất điều chỉnh chung cho hoạt động góp vốn thành lập công ty thì pháp luật về SHTT lại dường như thiếu vắng các quy định điều chỉnh cho hoạt động thương mại hóa này. Do đó, chỉ với các quy định mang tính chất điều chỉnh chung cho tất cả các loại tài sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không đủ cho việc góp vốn bằng loại tài sản có tính chất đặc thù này. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cho thấy một số quy định điều chỉnh việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT còn chưa rõ ràng; có sự mâu thuẫn, chồng chéo; nhiều vấn đề đặt ra nhưng pháp luật chưa có quy định, từ đó khiến cho việc thực hiện pháp luật trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể:(i)  Hình thức góp vốn bằng quyền SHTT theo quy định của Luật Doanh nghiệp là góp vốn theo hình thức chuyển quyền sở hữu, tuy nhiên, một số văn bản khác lại cho phép góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng. Trên thực tế, diễn ra song song cả hai hình thức góp vốn nhưng lại thiếu hoàn toàn cơ chế pháp lí điều chỉnh cho việc góp vốn thành lập công ty theo hình thức chuyển quyền sử dụng.(ii)   Quy định về chủ thể góp vốn tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 dù mang tính chất khái quát hơn và mang tính chất điều chỉnh chung đối với việc góp vốn bằng tất cả các loại tài sản, nhưng nếu không có hướng dẫn cụ thể sẽ khiến cho các chủ thể góp vốn hiểu rằng không chỉ có chủ sở hữu hợp pháp mà chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng SHTT cũng được sử dụng quyền SHTT để góp vốn.(iii)  Pháp luật không có quy định về phạm vi quyền SHTT góp vốn cũng như các trường hợp quyền SHTT không được sử dụng để góp vốn khiến cho việc xác định phạm vi quyền SHTT góp vốn gặp nhiều khó khăn cũng như tạo ra các quan điểm không thống nhất về các quyền SHTT góp vốn. Bên cạnh đó, trong pháp luật doanh nghiệp cũng như pháp luật SHTT không có quy định nào về các trường hợp quyền SHTT không được sử dụng góp vốn. Điều này khiến cho việc nhận góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản dễ gặp các rủi ro. Mặt khác, đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay không phù hợp với quy định của pháp luật SHTT. Pháp luật doanh nghiệp xác định thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại) là đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT, tuy nhiên, theo Luật SHTT quyền đối với tên thương mại không phải là đối tượng có thể sử dụng để góp vốn riêng rẽ như cách hiểu của pháp luật Doanh nghiệp.(iv)   Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam thiếu vắng các quy định về hợp đồng thành lập công ty – một văn bản rất quan trọng cho việc hình thành công ty trong đó nội dung cơ bản là các thỏa thuận liên quan đến góp vốn thành lập công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập.(v)   Một số quy định pháp luật về định giá bao gồm chủ thể định giá, phương pháp định giá chưa thực sự hợp lí. Bên cạnh đó, một số nội dung về và trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.(vi)   Quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 không hợp lí vì không mang tính bao quát đối với mọi loại tài sản góp vốn, gây ra sự mâu thuẫn giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật SHTT.(vii)   Vấn đề thay đổi tài sản góp vốn chỉ được đặt ra đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên mà không được đề cập đến đối với các loại hình công ty còn lại.(viii)   Không có quy định về trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp tài sản góp vốn là quyền SHTT được xác định là không thuộc sở hữu hợp pháp của bên góp vốn hoặc quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Do đó, xảy ra trường hợp này trên thực tế, việc giải quyết vấn đề này sẽ gặp phải những khó khăn không chỉ đối với các chủ thể trong quan hệ góp vốn mà còn đối các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau.Những hạn chế, vướng mắc nói nói trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn thấp. Theo Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, “nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ tụt hậu còn lớn; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực... để đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn thấp so với yêu cầu; trình độ khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; độ mở nền kinh tế cao, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế. Tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn còn là thách thức lớn.”Thứ hai, so với nhiều quốc gia trên thế giới, quyền SHTT được ghi nhận khá muộn ở Việt Nam. Luật SHTT ra đời từ năm 2005, khi mà trình độ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam còn ở giai đoạn yếu kém và nhận thức về SHTT cũng còn thực sự đầy đủ. Trải qua 15 năm thực hiện, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên, qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019 cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT chủ yếu vẫn tập trung ở khía cạnh dân sự của quyền SHTT. Các nội dung liên quan đến khía cạnh thương mại và khai thác thương mại của quyền SHTT không hề có sự điều chỉnh, thay đổi. Điều này đã khiến cho pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT nói riêng đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.Thứ ba, do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT nhưng lại không hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về loại tài sản này. Bên cạnh đó, việc xây dựng các văn bản pháp luật cũng thiếu sự tham khảo ý kiến của các bộ ngành có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặt khác, nhân thức hạn chế của các chủ thể về loại tài sản góp vốn là quyền SHTT cũng là nguyên nhân khiến cho việc thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không đạt hiệu quả như mong muốn và dễ tiềm ẩn các rủi ro pháp lý.Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo Link luận án:  Tại đây