0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf2dda04ea7-Hoàn-thiện-quy-định-về-chủ-thể-góp-vốn-thành-lập-công-ty-bằng-quyền-sở-hữu-trí-tuệ.jpg.webp

Hoàn thiện quy định về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

4.2.2.  Hoàn thiện quy định về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, về chủ thể không được phép góp vốn thành lâp doanh nghiệp.

Để xác định về tính hợp pháp trong quan hệ góp vốn, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định được tư cách hợp pháp của chủ thể góp vốn. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những bổ sung về chủ thể không được phép góp vốn thành lập công ty trong đó bao gồm “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, “người bị tam giam”. Tuy nhiên như đã trình bày ở mục 3.1, pháp luật doanh nghiệp cần có hướng dẫn và giải thích cụ thể đối với trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tam giam nhưng đã thực hiện cam kết góp vốn trước thời điểm này. Tác giả cho rằng, đối với trường hợp này, dù chưa đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước nhưng trên cơ sở cam kết góp vốn, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này đã được xác lập. Vì vậy, việc xác định chủ thể không được quyền góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ nên áp dụng đối với chủ thể là “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tam giam” trước thời điểm cam kết góp vốn.

Thứ hai, bổ sung các quy định hướng dẫn về xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong một số trường hợp cụ thể.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, ngoài điều kiện chung áp dụng đối với các chủ thể góp vốn thành lập công ty nói chung thì riêng đối với góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, chủ thể góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp quyền SHTT. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2020 có sự thay đổi trong cách quy định nhưng về nội dung thực chất không có sự thay đổi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc phân định tư cách chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác của quyền SHTT trong một số trường hợp không hề dễ dàng. Vì vậy, khi có tranh chấp về tư cách chủ sở hữu quyền SHTT thì Tòa án cũng rất khó khăn trong việc giải quyết bởi lẽ với các quy định về căn cứ xác định chủ sở hữu quyền SHTT hiện nay chưa đủ để xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong mọi trường hợp. Vì vậy, ngoài những căn cứ mang tính chất điều chỉnh chung trong việc xác định các chủ thể của quyền SHTT thì pháp luật SHTT cần có hướng dẫn về cách xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong một số trường hợp. Cụ thể, về cách xác định chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Điểm a, d, đ Khoản 3 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi bao gồm:

(i) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp; (ii) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập; (iii) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ thể thuộc các trường hợp theo quy định tại Điểm a, d, đ đều có thể bộc lộ và sử dụng, đây chính là quyền năng lớn nhất của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Nhưng từ quy định này cũng cho thấy, các chủ thể này không được đề cập đến với tư cách là chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Vì vậy, nếu theo quy định của pháp luật SHTT, chủ thể này sẽ không có quyền chuyển nhượng hay chuyển quyền sử dụng đối với bí mật kinh doanh.

Quyền đối với bí mật kinh doanh không xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ mà được bảo hộ tự động. Mặt khác, quyền đối với bí mật kinh doanh cũng không bảo hộ trên nguyên tắc người tạo đầu tiên hay chủ thể nộp đơn đầu tiên. Vì vậy, về nguyên tắc nếu bí mật kinh doanh được các chủ thể đầu tư, tạo ra một cách độc lập và thực hiện bảo mật thì đều có thể xác định là chủ sở hữu hợp pháp của bí mật kinh doanh đó. Do đó, theo quan điểm của tác giả, trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung các năm 2009 và 2019 vẫn đủ điều kiện để xác định là chủ sở hữu hợp pháp của bí mật kinh doanh. Còn đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 3 Điều này thì được xác định theo tinh thần tại Khoản 3 Điều 125 là phù hợp, bởi vì theo tác giả, đối với bất kỳ một đối tượng nào của quyền SHTT, quyền sở hữu chỉ xác lập hợp pháp cho những chủ thể đã đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, còn đối với các chủ thể dù có hành vi hay không có hành vi xâm phạm đều không thể xác lập quyền SHTT hợp pháp trừ trường hợp được chủ thể nói trên chuyển giao. Vì vậy, tác giả đề xuất riêng đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh cần có hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Cụ thể, việc xác định các chủ thể được xác định là người có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp như sau: (i)Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra bí mật kinh doanh; (ii) Tổ chức, cá nhân được cá nhân, tổ chức nói trên chuyển nhượng quyền đối với bí mật kinh doanh.

Thứ ba, bổ sung thêm chủ thể có quyền góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT.

Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ ghi nhận một chủ thể quyền SHTT duy nhất được quyền góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này đó là chủ sở hữu quyền SHTT. Luật Doanh nghiệp 2020 dù đã có sự thay đổi trong quy định về chủ thể có quyền góp vốn, tuy nhiên dù cho phép các chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp được quyền góp vốn nhưng quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn khiến cho việc góp vốn của các chủ thể này là không thể. Và như đã phân tích ở thực trạng pháp luật, về bản chất, quy định về chủ thể góp vốn đối với quyền SHTT trong Luật Doanh nghiệp 2020 không có sự thay đổi, theo đó chủ thể góp vốn vẫn phải là chủ sở hữu quyền SHTT.

Đối với việc chủ thể có quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li –   xăng độc quyền có được phép sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty hay không vẫn có những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng không nên cho phép chủ thể có quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li – xăng độc quyền để góp vốn, bởi lẽ, việc phụ thuộc vào quyền của bên giao li – xăng làm tăng rủi ro cho hoạt động góp vốn. Bên nhận li – xăng là chủ thể được chuyển quyền sử dụng từ bên giao vì vậy, bên nhận li – xăng không thể đảm bảo được về tính hợp pháp cũng như việc duy trì hiệu lực bảo hộ đối với đối tượng SHTT, điều này cũng đồng nghĩa với việc khó có thể đặt ra trách nhiệm đối với bên nhận li – xăng nếu tài sản góp vốn không đảm bảo được tính hợp pháp cũng như bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li–  xăng độc quyền có khả năng chuyển giao độc lập và có thể sử dụng để góp vốn. Trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra, bên giao li – xăng sẽ chịu trách nhiệm từ việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro pháp lý từ vấn đề này, các thành viên góp vốn nên có thỏa thuận thêm về trách nhiệm của thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đối tượng SHTT.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, theo đó, đối với quyền sử dụng quyền SHTT theo li-xăng độc quyền vẫn có đủ điều kiện để có thể góp vốn thành lập công ty. Trong trường hợp nếu pháp luật doanh nghiệp ghi nhận việc góp vốn thành lập công ty theo hình thức chuyển quyền sử dụng thì thay vì chỉ quy định chủ thể góp vốn là chủ sở hữu quyền SHTT hay quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (trừ quyền sử dụng đất) thì nên bổ sung thêm chủ thể có quyền sử dụng độc quyền SHTT trong phạm vi chuyển quyền. Cụ thể, tác giả đề xuất như sau: “Chủ thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu trí tuệ theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc quyền”

Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
284 ngày trước
Hoàn thiện quy định về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ
4.2.2.  Hoàn thiện quy định về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệThứ nhất, về chủ thể không được phép góp vốn thành lâp doanh nghiệp.Để xác định về tính hợp pháp trong quan hệ góp vốn, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định được tư cách hợp pháp của chủ thể góp vốn. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những bổ sung về chủ thể không được phép góp vốn thành lập công ty trong đó bao gồm “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, “người bị tam giam”. Tuy nhiên như đã trình bày ở mục 3.1, pháp luật doanh nghiệp cần có hướng dẫn và giải thích cụ thể đối với trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tam giam nhưng đã thực hiện cam kết góp vốn trước thời điểm này. Tác giả cho rằng, đối với trường hợp này, dù chưa đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước nhưng trên cơ sở cam kết góp vốn, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này đã được xác lập. Vì vậy, việc xác định chủ thể không được quyền góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ nên áp dụng đối với chủ thể là “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tam giam” trước thời điểm cam kết góp vốn.Thứ hai, bổ sung các quy định hướng dẫn về xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong một số trường hợp cụ thể.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, ngoài điều kiện chung áp dụng đối với các chủ thể góp vốn thành lập công ty nói chung thì riêng đối với góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, chủ thể góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp quyền SHTT. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2020 có sự thay đổi trong cách quy định nhưng về nội dung thực chất không có sự thay đổi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc phân định tư cách chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác của quyền SHTT trong một số trường hợp không hề dễ dàng. Vì vậy, khi có tranh chấp về tư cách chủ sở hữu quyền SHTT thì Tòa án cũng rất khó khăn trong việc giải quyết bởi lẽ với các quy định về căn cứ xác định chủ sở hữu quyền SHTT hiện nay chưa đủ để xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong mọi trường hợp. Vì vậy, ngoài những căn cứ mang tính chất điều chỉnh chung trong việc xác định các chủ thể của quyền SHTT thì pháp luật SHTT cần có hướng dẫn về cách xác định chủ sở hữu quyền SHTT trong một số trường hợp. Cụ thể, về cách xác định chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Điểm a, d, đ Khoản 3 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi bao gồm:(i) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp; (ii) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập; (iii) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ thể thuộc các trường hợp theo quy định tại Điểm a, d, đ đều có thể bộc lộ và sử dụng, đây chính là quyền năng lớn nhất của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Nhưng từ quy định này cũng cho thấy, các chủ thể này không được đề cập đến với tư cách là chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Vì vậy, nếu theo quy định của pháp luật SHTT, chủ thể này sẽ không có quyền chuyển nhượng hay chuyển quyền sử dụng đối với bí mật kinh doanh.Quyền đối với bí mật kinh doanh không xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ mà được bảo hộ tự động. Mặt khác, quyền đối với bí mật kinh doanh cũng không bảo hộ trên nguyên tắc người tạo đầu tiên hay chủ thể nộp đơn đầu tiên. Vì vậy, về nguyên tắc nếu bí mật kinh doanh được các chủ thể đầu tư, tạo ra một cách độc lập và thực hiện bảo mật thì đều có thể xác định là chủ sở hữu hợp pháp của bí mật kinh doanh đó. Do đó, theo quan điểm của tác giả, trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung các năm 2009 và 2019 vẫn đủ điều kiện để xác định là chủ sở hữu hợp pháp của bí mật kinh doanh. Còn đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 3 Điều này thì được xác định theo tinh thần tại Khoản 3 Điều 125 là phù hợp, bởi vì theo tác giả, đối với bất kỳ một đối tượng nào của quyền SHTT, quyền sở hữu chỉ xác lập hợp pháp cho những chủ thể đã đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, còn đối với các chủ thể dù có hành vi hay không có hành vi xâm phạm đều không thể xác lập quyền SHTT hợp pháp trừ trường hợp được chủ thể nói trên chuyển giao. Vì vậy, tác giả đề xuất riêng đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh cần có hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Cụ thể, việc xác định các chủ thể được xác định là người có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp như sau: (i)Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra bí mật kinh doanh; (ii) Tổ chức, cá nhân được cá nhân, tổ chức nói trên chuyển nhượng quyền đối với bí mật kinh doanh.Thứ ba, bổ sung thêm chủ thể có quyền góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT.Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ ghi nhận một chủ thể quyền SHTT duy nhất được quyền góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này đó là chủ sở hữu quyền SHTT. Luật Doanh nghiệp 2020 dù đã có sự thay đổi trong quy định về chủ thể có quyền góp vốn, tuy nhiên dù cho phép các chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp được quyền góp vốn nhưng quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn khiến cho việc góp vốn của các chủ thể này là không thể. Và như đã phân tích ở thực trạng pháp luật, về bản chất, quy định về chủ thể góp vốn đối với quyền SHTT trong Luật Doanh nghiệp 2020 không có sự thay đổi, theo đó chủ thể góp vốn vẫn phải là chủ sở hữu quyền SHTT.Đối với việc chủ thể có quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li –   xăng độc quyền có được phép sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty hay không vẫn có những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng không nên cho phép chủ thể có quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li – xăng độc quyền để góp vốn, bởi lẽ, việc phụ thuộc vào quyền của bên giao li – xăng làm tăng rủi ro cho hoạt động góp vốn. Bên nhận li – xăng là chủ thể được chuyển quyền sử dụng từ bên giao vì vậy, bên nhận li – xăng không thể đảm bảo được về tính hợp pháp cũng như việc duy trì hiệu lực bảo hộ đối với đối tượng SHTT, điều này cũng đồng nghĩa với việc khó có thể đặt ra trách nhiệm đối với bên nhận li – xăng nếu tài sản góp vốn không đảm bảo được tính hợp pháp cũng như bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền sử dụng đối tượng SHTT theo hợp đồng li–  xăng độc quyền có khả năng chuyển giao độc lập và có thể sử dụng để góp vốn. Trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra, bên giao li – xăng sẽ chịu trách nhiệm từ việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro pháp lý từ vấn đề này, các thành viên góp vốn nên có thỏa thuận thêm về trách nhiệm của thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đối tượng SHTT.Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, theo đó, đối với quyền sử dụng quyền SHTT theo li-xăng độc quyền vẫn có đủ điều kiện để có thể góp vốn thành lập công ty. Trong trường hợp nếu pháp luật doanh nghiệp ghi nhận việc góp vốn thành lập công ty theo hình thức chuyển quyền sử dụng thì thay vì chỉ quy định chủ thể góp vốn là chủ sở hữu quyền SHTT hay quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (trừ quyền sử dụng đất) thì nên bổ sung thêm chủ thể có quyền sử dụng độc quyền SHTT trong phạm vi chuyển quyền. Cụ thể, tác giả đề xuất như sau: “Chủ thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu trí tuệ theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc quyền”Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo Link luận án:  Tại đây