0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf2f09ad3d1-Hoàn-thiện-quy-định-về-hợp-đồng-thành-lập-công-ty-và-thỏa-thuận-góp-vốn-bằng-quyền-sở-hữu-trí-tuệ.jpg.webp

Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

4.2.4.   Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Với những đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, đòi hỏi phải có những nội dung cụ thể điều chỉnh việc góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Vì vậy, chỉ với điều lệ công ty như quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay để điều chỉnh quan hê góp vốn bằng quyền tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT nói riêng sẽ không thể chứa đựng hết các nội dung về thỏa thuận góp vốn cũng như không thể điều chỉnh hết các vấn đề có thể phát sinh từ hoạt động góp vốn thành lập công ty. Vì vậy, bên cạnh điều lệ công ty, tác giả đề xuất pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định thỏa thuận thành lập công ty là một văn bản bắt buộc phải có giữa các thành viên, cổ đông sáng lập trong đó chứa đựng các nội dung cơ bản bao gồm: tên công ty, loại hình công ty, mục đích của công ty, thông tin về các thành viên góp vốn, loại tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn, quyền, nghĩa vụ và lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, và các vấn đề khác liên quan như thay đổi tài sản góp vốn…

Trong trường hợp, nếu có tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ nói chung và là quyền SHTT nói riêng, cần thiết phải có sự cụ thể về đối tượng góp vốn hay nói cách khác đối tượng góp vốn phải được xác định rõ ràng. Đối với tài sản góp vốn là quyền SHTT, để tránh sự nhầm lẫn hoặc sự không trung thực về đối tượng góp vốn, thỏa thuận góp vốn còn phải chứa đựng các nội dung sau:

+ Quyền SHTT góp vốn cụ thể, các chủ thể, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ, mô tả về đối tượng. Đây là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên cần phải xác định trong thỏa thuận góp vốn để xác định về đối tượng cũng như tính pháp lý của đối tượng góp vốn.

+ Giá trị của quyền SHTT góp vốn tại thời điểm góp vốn.

+ Xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn bằng quyền SHTT. Việc xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn do các thành viên góp vốn thỏa thuận, tuy nhiên, thời hạn và phạm vi góp vốn phải nằm trong thời hạn bảo hộ và phạm vi quốc gia được bảo hộ.

Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro cũng như đảm bảo quyền lợi của chủ thể các bên nên thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty về các nội dung sau: Một là, hậu quả pháp lý trong trường hợp đối tượng góp vốn là quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Hai là, hậu quả pháp lý khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT đối với các quyền đang li-xăng nếu có.

4.2.6.   Hoàn thiện quy định về định giá quyền sở hữu trí tuệ góp vốn thành lập công ty

Thứ nhất, bổ sung quy định về các trường hợp bắt buộc phải có tổ chức thẩm định giá độc lập và trách nhiệm đặt ra đối với tổ chức thẩm định giá khi định giá sai quyền SHTT góp vốn.

Định giá là một bước quan trọng trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Nếu hoạt động định giá không trung thực hay thiếu sự khách quan, sẽ có nhiều chủ thể bị ảnh hưởng bởi việc định giá sai tài sản góp vốn. Tuy nhiên, với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấy, sự tham gia của tổ chức thẩm định giá chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của các thành viên góp vốn và ngay cả khi đã định giá quyền SHTT góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập có quyền nhất trí hoặc không nhất trí với giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra. Điều này sẽ không đảm bảo được tính khách quan, độc lập của tổ chức thẩm định giá. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Pháp, Nga, Trung Quốc... đều có quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức định giá hoặc thẩm định viên định giá độc lập, kiểm toán viên trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, Bộ luật Thương mại Pháp quy định về việc bắt buộc phải có kiểm toán viên định giá trong trường hợp tổng giá trị đóng góp bằng tài sản phi tiền tệ vượt quá một nửa tổng số vốn góp [54, Điều L223-9]. Còn theo pháp luật của CHLB Nga, việc định giá tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ phải được thực hiện bởi thẩm định viên độc lập và thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông sáng lập về giá trị tài sản phi tiền tệ không được vượt quá giá trị thị trường của tài sản này được xác định bởi một thẩm định viên độc lập.

Việc cho phép sự tham gia của tổ chức thẩm định giá hay thẩm định viên độc lập sẽ đảm bảo cho việc định giá được khách quan và chính xác, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập trong việc định giá quyền SHTT góp vốn. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật Việt Nam cần quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức thẩm định giá độc lập khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong một số trường hợp, cụ thể đó là khi vốn góp thành lập công ty là tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT chiếm một tỷ lệ 50% trong tổng số vốn góp của các thành viên, cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, các thành viên, cổ đông sáng lâp vẫn có quyền định giá tài sản góp vốn nhưng không được cao hơn giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đã đưa ra. Trường hợp các thành viên, cổ đông sáng lập định giá cao hơn so với giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đưa ra thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần định giá vượt quá.

Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp cũng cần đặt ra vấn đề trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá trong trường hợp cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm góp vốn. Một thực trạng của Luật doanh nghiệp Việt Nam, đó là có quy định về sự tham gia của tổ chức thẩm định giá nhưng không đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với tổ chức thẩm định giá khi cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế tài sản góp vốn. Một số trường hợp, việc cố ý định giá quyền SHTT góp vốn cao hơn giá trị thực tế do sự thiếu trung thực của tổ chức thẩm định và chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ đề cập đến trách nhiệm liên đới của các thành viên góp vốn mà không đề cập đến trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá. Đây là một điểm hạn chế của Luật Doanh nghiệp, bởi lẽ, thông thường khi không thể định giá thì các thành viên góp vốn mới cần đến sự tham gia của tổ chức định giá. Nhưng khi tổ chức thẩm định giá và chủ thể góp vốn có sự thống nhất trong việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế thì chỉ các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới là không hợp lí. Vì vậy, tác giả đề xuất, trường hợp việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn do sự thiếu trung thực của chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần chênh lệch giá trị, đồng thời chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá cao hơn.

Bên cạnh đó, pháp luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể hơn về tỷ lệ đóng góp của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong trường hợp cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Tác giả cho rằng, việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có sự đồng thuận của đa số các chủ thể góp vốn. Vì vây, các chủ thể góp vốn đều phải có trách nhiệm như nhau trong trường hợp này mà không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp.

Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp có quy định về hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nhưng không quy định căn cứ nào để xác định hành vi là cố ý hay vô ý. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật nên quy định “trường hợp các chủ thể định giá không chứng minh được căn cứ cho việc định giá tài sản tại thời điểm góp vốn thì đều phải chịu trách nhiệm đối với việc định giá này

Thứ hai, bãi bỏ quy định về việc bắt buộc các chủ thể chỉ được áp dụng các phương pháp thẩm định giá theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC đưa ra 3 cách tiếp cận để định giá quyền SHTT, và quy định các chủ thể phải áp dụng các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này không hợp lí. Ngoài ba cách tiếp cận và các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13, còn có rất nhiều các phương pháp định giá khác được áp dụng trong định giá quyền SHTT, bởi lẽ, định giá quyền SHTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thay vì việc áp đặt các chủ thể phải sử dụng một trong các cách tiếp cận và phương pháp luật định, thì văn bản này chỉ nên mang tính chất hướng dẫn để các chủ thể lựa chọn sử dụng. Nếu các chủ thể sử dụng các phương pháp khác thì cách định giá theo phương pháp đã lựa chọn phải được thể hiện rõ trong biên bản định giá. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, nếu các chủ thể lựa chọn phương pháp định giá khác nhưng chứng minh được việc lựa chọn phương pháp định giá cũng như cách thức định giá theo phương pháp đã lựa chọn thì phải chấp nhận với kết quả định giá theo phương pháp mà họ đã lựa chọn.

Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
284 ngày trước
Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
4.2.4.   Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệVới những đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, đòi hỏi phải có những nội dung cụ thể điều chỉnh việc góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Vì vậy, chỉ với điều lệ công ty như quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay để điều chỉnh quan hê góp vốn bằng quyền tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT nói riêng sẽ không thể chứa đựng hết các nội dung về thỏa thuận góp vốn cũng như không thể điều chỉnh hết các vấn đề có thể phát sinh từ hoạt động góp vốn thành lập công ty. Vì vậy, bên cạnh điều lệ công ty, tác giả đề xuất pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định thỏa thuận thành lập công ty là một văn bản bắt buộc phải có giữa các thành viên, cổ đông sáng lập trong đó chứa đựng các nội dung cơ bản bao gồm: tên công ty, loại hình công ty, mục đích của công ty, thông tin về các thành viên góp vốn, loại tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn, quyền, nghĩa vụ và lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, và các vấn đề khác liên quan như thay đổi tài sản góp vốn…Trong trường hợp, nếu có tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ nói chung và là quyền SHTT nói riêng, cần thiết phải có sự cụ thể về đối tượng góp vốn hay nói cách khác đối tượng góp vốn phải được xác định rõ ràng. Đối với tài sản góp vốn là quyền SHTT, để tránh sự nhầm lẫn hoặc sự không trung thực về đối tượng góp vốn, thỏa thuận góp vốn còn phải chứa đựng các nội dung sau:+ Quyền SHTT góp vốn cụ thể, các chủ thể, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ, mô tả về đối tượng. Đây là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên cần phải xác định trong thỏa thuận góp vốn để xác định về đối tượng cũng như tính pháp lý của đối tượng góp vốn.+ Giá trị của quyền SHTT góp vốn tại thời điểm góp vốn.+ Xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn bằng quyền SHTT. Việc xác định về thời hạn và phạm vi góp vốn do các thành viên góp vốn thỏa thuận, tuy nhiên, thời hạn và phạm vi góp vốn phải nằm trong thời hạn bảo hộ và phạm vi quốc gia được bảo hộ.Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro cũng như đảm bảo quyền lợi của chủ thể các bên nên thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty về các nội dung sau: Một là, hậu quả pháp lý trong trường hợp đối tượng góp vốn là quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ.Hai là, hậu quả pháp lý khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT đối với các quyền đang li-xăng nếu có.4.2.6.   Hoàn thiện quy định về định giá quyền sở hữu trí tuệ góp vốn thành lập công tyThứ nhất, bổ sung quy định về các trường hợp bắt buộc phải có tổ chức thẩm định giá độc lập và trách nhiệm đặt ra đối với tổ chức thẩm định giá khi định giá sai quyền SHTT góp vốn.Định giá là một bước quan trọng trong hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Nếu hoạt động định giá không trung thực hay thiếu sự khách quan, sẽ có nhiều chủ thể bị ảnh hưởng bởi việc định giá sai tài sản góp vốn. Tuy nhiên, với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấy, sự tham gia của tổ chức thẩm định giá chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của các thành viên góp vốn và ngay cả khi đã định giá quyền SHTT góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập có quyền nhất trí hoặc không nhất trí với giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra. Điều này sẽ không đảm bảo được tính khách quan, độc lập của tổ chức thẩm định giá. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Pháp, Nga, Trung Quốc... đều có quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức định giá hoặc thẩm định viên định giá độc lập, kiểm toán viên trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, Bộ luật Thương mại Pháp quy định về việc bắt buộc phải có kiểm toán viên định giá trong trường hợp tổng giá trị đóng góp bằng tài sản phi tiền tệ vượt quá một nửa tổng số vốn góp [54, Điều L223-9]. Còn theo pháp luật của CHLB Nga, việc định giá tài sản góp vốn là tài sản phi tiền tệ phải được thực hiện bởi thẩm định viên độc lập và thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông sáng lập về giá trị tài sản phi tiền tệ không được vượt quá giá trị thị trường của tài sản này được xác định bởi một thẩm định viên độc lập.Việc cho phép sự tham gia của tổ chức thẩm định giá hay thẩm định viên độc lập sẽ đảm bảo cho việc định giá được khách quan và chính xác, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập trong việc định giá quyền SHTT góp vốn. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật Việt Nam cần quy định về vai trò bắt buộc của tổ chức thẩm định giá độc lập khi góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong một số trường hợp, cụ thể đó là khi vốn góp thành lập công ty là tài sản phi tiền tệ nói chung và quyền SHTT chiếm một tỷ lệ 50% trong tổng số vốn góp của các thành viên, cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, các thành viên, cổ đông sáng lâp vẫn có quyền định giá tài sản góp vốn nhưng không được cao hơn giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đã đưa ra. Trường hợp các thành viên, cổ đông sáng lập định giá cao hơn so với giá mà tổ chức thẩm định giá độc lập đưa ra thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần định giá vượt quá.Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp cũng cần đặt ra vấn đề trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá trong trường hợp cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm góp vốn. Một thực trạng của Luật doanh nghiệp Việt Nam, đó là có quy định về sự tham gia của tổ chức thẩm định giá nhưng không đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với tổ chức thẩm định giá khi cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế tài sản góp vốn. Một số trường hợp, việc cố ý định giá quyền SHTT góp vốn cao hơn giá trị thực tế do sự thiếu trung thực của tổ chức thẩm định và chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ đề cập đến trách nhiệm liên đới của các thành viên góp vốn mà không đề cập đến trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá. Đây là một điểm hạn chế của Luật Doanh nghiệp, bởi lẽ, thông thường khi không thể định giá thì các thành viên góp vốn mới cần đến sự tham gia của tổ chức định giá. Nhưng khi tổ chức thẩm định giá và chủ thể góp vốn có sự thống nhất trong việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế thì chỉ các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới là không hợp lí. Vì vậy, tác giả đề xuất, trường hợp việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn do sự thiếu trung thực của chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá phải chịu trách nhiệm liên đới đối với phần chênh lệch giá trị, đồng thời chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá cao hơn.Bên cạnh đó, pháp luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể hơn về tỷ lệ đóng góp của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong trường hợp cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Tác giả cho rằng, việc cố ý định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có sự đồng thuận của đa số các chủ thể góp vốn. Vì vây, các chủ thể góp vốn đều phải có trách nhiệm như nhau trong trường hợp này mà không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp.Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp có quy định về hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nhưng không quy định căn cứ nào để xác định hành vi là cố ý hay vô ý. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật nên quy định “trường hợp các chủ thể định giá không chứng minh được căn cứ cho việc định giá tài sản tại thời điểm góp vốn thì đều phải chịu trách nhiệm đối với việc định giá này”Thứ hai, bãi bỏ quy định về việc bắt buộc các chủ thể chỉ được áp dụng các phương pháp thẩm định giá theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC đưa ra 3 cách tiếp cận để định giá quyền SHTT, và quy định các chủ thể phải áp dụng các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này không hợp lí. Ngoài ba cách tiếp cận và các phương pháp định giá được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá 13, còn có rất nhiều các phương pháp định giá khác được áp dụng trong định giá quyền SHTT, bởi lẽ, định giá quyền SHTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thay vì việc áp đặt các chủ thể phải sử dụng một trong các cách tiếp cận và phương pháp luật định, thì văn bản này chỉ nên mang tính chất hướng dẫn để các chủ thể lựa chọn sử dụng. Nếu các chủ thể sử dụng các phương pháp khác thì cách định giá theo phương pháp đã lựa chọn phải được thể hiện rõ trong biên bản định giá. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, nếu các chủ thể lựa chọn phương pháp định giá khác nhưng chứng minh được việc lựa chọn phương pháp định giá cũng như cách thức định giá theo phương pháp đã lựa chọn thì phải chấp nhận với kết quả định giá theo phương pháp mà họ đã lựa chọn.Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo Link luận án:  Tại đây