0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf2f9334855-Hoàn-thiện-quy-định-về-thực-hiện-góp-vốn-thành-lập-công-ty-bằng-quyền-sở-hữu-trí-tuệ.jpg.webp

Hoàn thiện quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

4.2.6.   Hoàn thiện quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, sửa đổi quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền SHTT.

Hiên nay, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quy định về chuyển giao tài sản góp vốn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không mang tính bao quát và dễ gây ra sự thiếu thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan. Vì vậy, thay vì quy định mang tính chất khuôn khổ đối với tất cả các loại tài sản, Luật Doanh nghiệp nên quy định mang tính điều chỉnh chung và việc chuyển giao cụ thể đối với từng loại tài sản góp vốn nên để Luật chuyên ngành trực tiếp điều chỉnh. Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi điều 35 Luật Doanh nghiệp như sau: “Việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp tài sản góp vốn quy định tại Điều 34 phải tuân theo trình tự, thủ tục về chuyển quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp, pháp luật liên quan không có quy định thì việc chuyển giao tài sản góp vốn phải có xác nhận bằng biên bản

Thứ hai, quy định cụ thể về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với loại hình công ty công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Đối với loại hình công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp đã có quy định liên quan đến việc thay đổi tài sản góp vốn, tuy nhiên nội dung này đã không được đề cập đến đối với loại hình công ty cổ phần và công ty hợp danh. Để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh, pháp luật doanh nghiệp nên bổ sung quy định về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với các loại hình này theo hướng cho phép thay đổi tài sản góp vốn với sự đồng ý từ 50% chủ thể góp vốn thành lập công ty.

Thứ ba, bổ sung quy định về trách nhiệm của thành viên góp vốn trong trường hợp tài sản góp vốn là quyền SHTT không còn thuộc sở hữu của chủ thể góp vốn do văn bằng bảo hộ đối tượng SHTT bị hủy bỏ hiệu lực.

Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, mặc dù quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhưng việc hủy bỏ diễn ra sau khi chủ thể góp vốn chuyển quyền sở hữu, có nghĩa là chủ thể góp vốn sử dụng quyền SHTT đã được bảo hộ để góp vốn vào công ty và đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc chủ thể góp vốn đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn và đã góp đủ vốn. Bên cạnh đó, nếu công ty đồng ý chấp nhận phần vốn góp của các thành viên, cổ đông là quyền SHTT thì được coi là công ty thừa nhận giá trị của quyền SHTT và hiểu rõ rủi ro của quyền SHTT. Do đó, khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ thuộc trường hợp tài sản đầu tư bị mất giá do các yếu tố khách quan. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không cần phải góp vốn bổ sung. Tuy nhiên nếu phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chủ thể góp vốn phải có nghĩa vụ bồi thường do xâm phạm quyền SHTT (nếu có)

Quan điểm thứ hai cho rằng, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải chịu trách nhiệm đảm bảo đối với khiếm khuyết của tài sản mà mình sử dụng để góp vốn. Theo quan điểm này, việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thường do đối tượng SHTT không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, hay chủ thể đã vi phạm về quyền đăng ký đối với đối tượng SHTT. Chủ thể góp vốn với tư cách là người được cấp văn bằng bảo hộ có lỗi và phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, sau khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải có trách nhiệm góp vốn bổ sung.

Quan điểm của tác giả cho rằng, nếu các bên đã có thỏa thuận về trường hợp quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của VBBH thì áp dụng thỏa thuận giữa các chủ thể góp vốn để giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật nên quy định về hướng giải quyết như sau:

Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do đối tượng không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT không có nghĩa vụ góp vốn bổ sung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Bởi lẽ, việc cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp này không có lỗi của chủ thể đăng ký. Đối tượng SHTT đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ. Chủ thể góp vốn đã thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn của mình và từ thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền SHTT, chủ thể góp vốn đã được xem là hoàn thành nghĩa vụ góp vốn.

Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do chủ thể góp vốn không phải là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ thì chủ thể góp vốn có nghĩa vụ góp vốn bổ sung, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT nếu có, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp này, việc cấp văn bằng bảo hộ do sự thiếu trung thực của chủ thể đăng ký. Do đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực do lỗi của chủ thể đăng ký. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT đương nhiên phải có nghĩa vụ góp vốn bổ sung.

Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
538 ngày trước
Hoàn thiện quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ
4.2.6.   Hoàn thiện quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệThứ nhất, sửa đổi quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền SHTT.Hiên nay, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quy định về chuyển giao tài sản góp vốn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không mang tính bao quát và dễ gây ra sự thiếu thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan. Vì vậy, thay vì quy định mang tính chất khuôn khổ đối với tất cả các loại tài sản, Luật Doanh nghiệp nên quy định mang tính điều chỉnh chung và việc chuyển giao cụ thể đối với từng loại tài sản góp vốn nên để Luật chuyên ngành trực tiếp điều chỉnh. Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi điều 35 Luật Doanh nghiệp như sau: “Việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp tài sản góp vốn quy định tại Điều 34 phải tuân theo trình tự, thủ tục về chuyển quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp, pháp luật liên quan không có quy định thì việc chuyển giao tài sản góp vốn phải có xác nhận bằng biên bản”Thứ hai, quy định cụ thể về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với loại hình công ty công ty cổ phần và công ty hợp danh.Đối với loại hình công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp đã có quy định liên quan đến việc thay đổi tài sản góp vốn, tuy nhiên nội dung này đã không được đề cập đến đối với loại hình công ty cổ phần và công ty hợp danh. Để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh, pháp luật doanh nghiệp nên bổ sung quy định về việc thay đổi tài sản góp vốn đối với các loại hình này theo hướng cho phép thay đổi tài sản góp vốn với sự đồng ý từ 50% chủ thể góp vốn thành lập công ty.Thứ ba, bổ sung quy định về trách nhiệm của thành viên góp vốn trong trường hợp tài sản góp vốn là quyền SHTT không còn thuộc sở hữu của chủ thể góp vốn do văn bằng bảo hộ đối tượng SHTT bị hủy bỏ hiệu lực.Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này:Quan điểm thứ nhất cho rằng, mặc dù quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhưng việc hủy bỏ diễn ra sau khi chủ thể góp vốn chuyển quyền sở hữu, có nghĩa là chủ thể góp vốn sử dụng quyền SHTT đã được bảo hộ để góp vốn vào công ty và đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc chủ thể góp vốn đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn và đã góp đủ vốn. Bên cạnh đó, nếu công ty đồng ý chấp nhận phần vốn góp của các thành viên, cổ đông là quyền SHTT thì được coi là công ty thừa nhận giá trị của quyền SHTT và hiểu rõ rủi ro của quyền SHTT. Do đó, khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ thuộc trường hợp tài sản đầu tư bị mất giá do các yếu tố khách quan. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không cần phải góp vốn bổ sung. Tuy nhiên nếu phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chủ thể góp vốn phải có nghĩa vụ bồi thường do xâm phạm quyền SHTT (nếu có)Quan điểm thứ hai cho rằng, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải chịu trách nhiệm đảm bảo đối với khiếm khuyết của tài sản mà mình sử dụng để góp vốn. Theo quan điểm này, việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thường do đối tượng SHTT không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, hay chủ thể đã vi phạm về quyền đăng ký đối với đối tượng SHTT. Chủ thể góp vốn với tư cách là người được cấp văn bằng bảo hộ có lỗi và phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, sau khi quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT phải có trách nhiệm góp vốn bổ sung.Quan điểm của tác giả cho rằng, nếu các bên đã có thỏa thuận về trường hợp quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực của VBBH thì áp dụng thỏa thuận giữa các chủ thể góp vốn để giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật nên quy định về hướng giải quyết như sau:“Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do đối tượng không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT không có nghĩa vụ góp vốn bổ sung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Bởi lẽ, việc cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp này không có lỗi của chủ thể đăng ký. Đối tượng SHTT đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ. Chủ thể góp vốn đã thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn của mình và từ thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền SHTT, chủ thể góp vốn đã được xem là hoàn thành nghĩa vụ góp vốn.“Nếu quyền SHTT bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do chủ thể góp vốn không phải là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ thì chủ thể góp vốn có nghĩa vụ góp vốn bổ sung, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT nếu có, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp này, việc cấp văn bằng bảo hộ do sự thiếu trung thực của chủ thể đăng ký. Do đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực do lỗi của chủ thể đăng ký. Vì vậy, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT đương nhiên phải có nghĩa vụ góp vốn bổ sung.Theo: Nguyễn Thị Phương Thảo Link luận án:  Tại đây