0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf39fef3750-Định-hướng-hoàn-thiện-pháp-luật-về-chế-độ-hưu-trí.jpg.webp

Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí

4.1.1. Phù hợp với xu thế phát triển về kinh tế của đất nước và khu vực

Thứ nhất, xuất phát từ khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng.

Từ một quốc gia nghèo, kém phát triển; nền kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp, mang tính khép kín cộng thêm việc gánh chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại thì sau giai đoạn Đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Do đó, việc hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới và khu vực đã phần nào thể hiện khát vọng của Việt Nam: “Đến năm 2035, Việt Nam mong muốn có một xã hội khá thịnh vượng” với một xã hội hiện đại, sáng tạo “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống vật chất của người dân Việt Nam được nâng cao; cá nhân được tự do theo đuổi nghề nghiệp, được bình đẳng về cơ hội phát triển cũng như bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, sức khỏe con người được cải thiện không ngừng, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên; người dân nhận thức được và có nhu cầu đòi hỏi được đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội,. trong đó, có quyền hưởng ASXH trong lĩnh vực lao động (BHXH nói chung và CĐHT nói riêng) – một bộ phận thuộc nhóm quyền kinh tế - xã hội. Qua đó, đảm bảo được việc thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi đối tượng trong xã hội có thể tham gia CĐHT và được quyền hưởng lợi từ việc tham gia đó, phù hợp với nguyên tắc có đóng, có hưởng; góp phần vào mục tiêu xây dựng đất nước thịnh vượng, công bằng, văn minh.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp.

Hiện nay, trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định. Theo đó, cách mạng công nghiệp góp phần: tạo điều kiện, cơ hội để phát triển nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tự động hóa máy móc có thể thay thế con người làm việc ở những vị trí độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người ở nhiều ngành công nghiệp (dệt may,..); tiếp cận công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại tự động,…; làm gia tăng nhu cầu việc làm ở các ngành dịch vụ, giải trí;…

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đã đặt ra cho Việt Nam không ít những khó khăn, thách thức. Bởi lẽ, Việt Nam hiện nay được xem là chưa hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, thậm chí là vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 . Với đặc điểm hệ thống dây chuyền, công nghệ lắp ráp được nhập chủ yếu từ nước ngoài như ở Việt Nam hiện nay; hay việc tự động hóa toàn diện sản xuất chưa được áp dụng phổ biến, NLĐ vẫn còn đảm nhiệm hầu hết ở các vị trí, công việc trong dây chuyền; hay kinh tế tăng trưởng chủ yếu nhờ vào hoạt động “gia công” từ nguồn lao động giá rẻ,…đã tạo nên những thách thức đối với vấn đề việc làm của NLĐ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Do đó, từ đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì có thể nghĩ đến viễn cảnh là tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam sẽ gia tăng. Nếu tình trạng thất nghiệp diễn ra thì ảnh hưởng đến thu nhập, kinh tế của NLĐ; khi đó việc duy trì tỷ lệ tham gia CĐHT đã là một khó khăn, thách thức, việc mở rộng tỷ lệ tham gia, mở rộng diện bao phủ BHXH lại càng khó thực hiện. Do vậy, Nhà nước ta cần có chính sách việc làm phù hợp để ứng phó với thực tiễn trên.

Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, việc hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra tại nhiều quốc gia. Một trong số đó là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH. Đặc biệt, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang thực hiện các thủ tục cần thiết để ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Bởi lẽ, với xu hướng công dân của quốc gia này làm việc tại một đất nước khác đang diễn ra ngày một phổ biến thì việc hợp tác quốc tế trong BHXH (trong đó có CĐHT) là yêu cầu được các quốc gia quan tâm, chú trọng. Thông qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong việc đảm bảo thu nhập cũng như đảm bảo tính liên tục trong quá trình làm việc của NLĐ, góp phần thực hiện mục tiêu ASXH của đất nước. Như vậy, việc hội nhập và hợp tác quốc tế về BHXH nói chung, CĐHT nói riêng vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH chung, CĐHT nói riêng để tương thích, phù hợp với xu hướng chung về pháp luật.

4.1.2 Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về mở rộng đối tượng tham gia chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội

Việc hoàn thiện pháp luật về CĐHT ở nước ta cần quán triệt và thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, CĐHT. Theo đó, cần thể chế hóa Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 và Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018. Cụ thể:

- Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 khẳng định mục tiêu về tỷ lệ tham gia BHXH vào năm 2020 là đạt khoảng 50% lực lượng lao động tham gia. Để thực hiện mục tiêu đó, ngoài việc ban hành chính sách, pháp luật về BHXH, CĐHT tạo cơ sở pháp lý, nền tảng cho việc thực hiện pháp luật thì cần có sự tham gia của toàn xã hội. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH trong hệ thống ASXH; đảm bảo được quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH; phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đối với chính quyền địa phương, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể thì cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia các loại hình BHXH để đảm bảo cuộc sống khi không còn khả năng lao động hoặc khi đến tuổi nghỉ hưu. Đặc biệt, cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHXH.

Như vậy, với mục tiêu đạt tỷ lệ tham gia BHXH vào năm 2020 là đạt khoảng 50% lực lượng lao động tham gia của Nghị quyết 21-NQ/TW đã tạo ra một thách thức lớn đối với cả hệ thống cơ quan nhà nước và người dân Việt Nam. Bởi, xuất phát từ thực tiễn ở nước ta và chỉ trong một thời gian quá ngắn để hoàn thành mục tiêu này là điều khó có thể thực hiện.

- Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH xác định: cần xây dựng hệ thống BHXH đa tầng để đảm bảo quyền hưởng ASXH của mọi người dân, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Theo đó, Nghị quyết 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu là xây dựng chính sách BHXH bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia; tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng; mở rộng các chế độ của BHXH tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ NLĐ có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết; nghiên cứu thiết kế các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để NLĐ có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng.

Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ, Nghị quyết 28-NQ/TW đã đặt ra các mục tiêu về phát triển, mở rộng tỷ lệ tham gia BHXH trong giai đoạn sắp tới như sau:

Giai đoạn đến năm 2021: phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội

Giai đoạn đến năm 2025: phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Giai đoạn đến năm 2030: phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Theo: Phạm Thị Thi

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
544 ngày trước
Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí4.1.1. Phù hợp với xu thế phát triển về kinh tế của đất nước và khu vựcThứ nhất, xuất phát từ khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng.Từ một quốc gia nghèo, kém phát triển; nền kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp, mang tính khép kín cộng thêm việc gánh chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại thì sau giai đoạn Đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Do đó, việc hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới và khu vực đã phần nào thể hiện khát vọng của Việt Nam: “Đến năm 2035, Việt Nam mong muốn có một xã hội khá thịnh vượng” với một xã hội hiện đại, sáng tạo “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Với xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống vật chất của người dân Việt Nam được nâng cao; cá nhân được tự do theo đuổi nghề nghiệp, được bình đẳng về cơ hội phát triển cũng như bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, sức khỏe con người được cải thiện không ngừng, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên; người dân nhận thức được và có nhu cầu đòi hỏi được đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội,. trong đó, có quyền hưởng ASXH trong lĩnh vực lao động (BHXH nói chung và CĐHT nói riêng) – một bộ phận thuộc nhóm quyền kinh tế - xã hội. Qua đó, đảm bảo được việc thực hiện tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi đối tượng trong xã hội có thể tham gia CĐHT và được quyền hưởng lợi từ việc tham gia đó, phù hợp với nguyên tắc có đóng, có hưởng; góp phần vào mục tiêu xây dựng đất nước thịnh vượng, công bằng, văn minh.Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp.Hiện nay, trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định. Theo đó, cách mạng công nghiệp góp phần: tạo điều kiện, cơ hội để phát triển nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tự động hóa máy móc có thể thay thế con người làm việc ở những vị trí độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người ở nhiều ngành công nghiệp (dệt may,..); tiếp cận công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại tự động,…; làm gia tăng nhu cầu việc làm ở các ngành dịch vụ, giải trí;…Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đã đặt ra cho Việt Nam không ít những khó khăn, thách thức. Bởi lẽ, Việt Nam hiện nay được xem là chưa hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, thậm chí là vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 . Với đặc điểm hệ thống dây chuyền, công nghệ lắp ráp được nhập chủ yếu từ nước ngoài như ở Việt Nam hiện nay; hay việc tự động hóa toàn diện sản xuất chưa được áp dụng phổ biến, NLĐ vẫn còn đảm nhiệm hầu hết ở các vị trí, công việc trong dây chuyền; hay kinh tế tăng trưởng chủ yếu nhờ vào hoạt động “gia công” từ nguồn lao động giá rẻ,…đã tạo nên những thách thức đối với vấn đề việc làm của NLĐ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Do đó, từ đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì có thể nghĩ đến viễn cảnh là tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam sẽ gia tăng. Nếu tình trạng thất nghiệp diễn ra thì ảnh hưởng đến thu nhập, kinh tế của NLĐ; khi đó việc duy trì tỷ lệ tham gia CĐHT đã là một khó khăn, thách thức, việc mở rộng tỷ lệ tham gia, mở rộng diện bao phủ BHXH lại càng khó thực hiện. Do vậy, Nhà nước ta cần có chính sách việc làm phù hợp để ứng phó với thực tiễn trên.Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, việc hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra tại nhiều quốc gia. Một trong số đó là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH. Đặc biệt, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang thực hiện các thủ tục cần thiết để ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Bởi lẽ, với xu hướng công dân của quốc gia này làm việc tại một đất nước khác đang diễn ra ngày một phổ biến thì việc hợp tác quốc tế trong BHXH (trong đó có CĐHT) là yêu cầu được các quốc gia quan tâm, chú trọng. Thông qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong việc đảm bảo thu nhập cũng như đảm bảo tính liên tục trong quá trình làm việc của NLĐ, góp phần thực hiện mục tiêu ASXH của đất nước. Như vậy, việc hội nhập và hợp tác quốc tế về BHXH nói chung, CĐHT nói riêng vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH chung, CĐHT nói riêng để tương thích, phù hợp với xu hướng chung về pháp luật.4.1.2 Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về mở rộng đối tượng tham gia chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hộiViệc hoàn thiện pháp luật về CĐHT ở nước ta cần quán triệt và thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, CĐHT. Theo đó, cần thể chế hóa Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 và Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018. Cụ thể:- Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 khẳng định mục tiêu về tỷ lệ tham gia BHXH vào năm 2020 là đạt khoảng 50% lực lượng lao động tham gia. Để thực hiện mục tiêu đó, ngoài việc ban hành chính sách, pháp luật về BHXH, CĐHT tạo cơ sở pháp lý, nền tảng cho việc thực hiện pháp luật thì cần có sự tham gia của toàn xã hội. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH trong hệ thống ASXH; đảm bảo được quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH; phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.Đối với chính quyền địa phương, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể thì cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia các loại hình BHXH để đảm bảo cuộc sống khi không còn khả năng lao động hoặc khi đến tuổi nghỉ hưu. Đặc biệt, cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHXH.Như vậy, với mục tiêu đạt tỷ lệ tham gia BHXH vào năm 2020 là đạt khoảng 50% lực lượng lao động tham gia của Nghị quyết 21-NQ/TW đã tạo ra một thách thức lớn đối với cả hệ thống cơ quan nhà nước và người dân Việt Nam. Bởi, xuất phát từ thực tiễn ở nước ta và chỉ trong một thời gian quá ngắn để hoàn thành mục tiêu này là điều khó có thể thực hiện.- Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH xác định: cần xây dựng hệ thống BHXH đa tầng để đảm bảo quyền hưởng ASXH của mọi người dân, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Theo đó, Nghị quyết 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu là xây dựng chính sách BHXH bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia; tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng; mở rộng các chế độ của BHXH tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ NLĐ có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết; nghiên cứu thiết kế các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để NLĐ có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng.Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ, Nghị quyết 28-NQ/TW đã đặt ra các mục tiêu về phát triển, mở rộng tỷ lệ tham gia BHXH trong giai đoạn sắp tới như sau:Giai đoạn đến năm 2021: phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hộiGiai đoạn đến năm 2025: phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.Giai đoạn đến năm 2030: phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.Theo: Phạm Thị ThiLink luận án:  Tại đây