0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf4e8e4fd96-Hoàn-thiện-pháp-luật-về-tập-đoàn-kinh-tế-phù-hợp-với-xu-hướng-phát-triển-của-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam.jpg.webp

Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

4.1.1.  Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.

TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thiện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.

TĐKT tư nhân hình thành, phát triển một cách tự nhiên theo nhu cầu của thị trường. Nhà nước phải tạo dựng hàng lang pháp lý cho sự vận động đi lên đó. Vai trò của các TĐKT tư nhân rất quan trọng trong xu hướng thu hẹp dần phạm vi đầu tư kinh doanh của khu vực kinh tế Nhà nước. Pháp luật cần có một sự thừa nhận nhất định về sự tồn tại của TĐKT tư nhân dù về bản chất tập đoàn không có tư cách pháp nhân, là một tập hợp liên kết của các công ty. Quyết định số 339/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 02 năm 2013, “Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 -2020”, đã khẳng định một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở), Đảng ta tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp theo hướng mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Các chính sách đưa ra tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích hình thành các TĐKT tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các TĐKT nhà nước.

Vai trò của TĐKT trong phát triển kinh tế đã được khẳng định. Nhiệm vụ của Nhà nước là xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật hiệu quả để tạo nền tảng cho sự phát triển của các TĐKT. Xu hướng trong thời gian tới là tiếp tục tư nhân hóa các TĐKT nhà nước, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư làm đa dạng sở hữu trong các TĐKT nhà nước. Hiện nay, hệ thống pháp luật còn nhiều điểm chưa sẵn sàng để thực hiện hoạt động này, đây là nội dung quan trọng cần được hoàn thiện.

Theo: Vũ Phương Đông 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
295 ngày trước
Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
4.1.1.  Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt NamHoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thiện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.TĐKT tư nhân hình thành, phát triển một cách tự nhiên theo nhu cầu của thị trường. Nhà nước phải tạo dựng hàng lang pháp lý cho sự vận động đi lên đó. Vai trò của các TĐKT tư nhân rất quan trọng trong xu hướng thu hẹp dần phạm vi đầu tư kinh doanh của khu vực kinh tế Nhà nước. Pháp luật cần có một sự thừa nhận nhất định về sự tồn tại của TĐKT tư nhân dù về bản chất tập đoàn không có tư cách pháp nhân, là một tập hợp liên kết của các công ty. Quyết định số 339/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 02 năm 2013, “Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 -2020”, đã khẳng định một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.Trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở), Đảng ta tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp theo hướng mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Các chính sách đưa ra tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích hình thành các TĐKT tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các TĐKT nhà nước.Vai trò của TĐKT trong phát triển kinh tế đã được khẳng định. Nhiệm vụ của Nhà nước là xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật hiệu quả để tạo nền tảng cho sự phát triển của các TĐKT. Xu hướng trong thời gian tới là tiếp tục tư nhân hóa các TĐKT nhà nước, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư làm đa dạng sở hữu trong các TĐKT nhà nước. Hiện nay, hệ thống pháp luật còn nhiều điểm chưa sẵn sàng để thực hiện hoạt động này, đây là nội dung quan trọng cần được hoàn thiện.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án:  Tại đây