0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf4f3fe820d-Nhóm-giải-pháp-hoàn-thiện-về-mô-hình-tập-đoàn-kinh-tế.jpg.webp

Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình tập đoàn kinh tế

 

4.2.1.  Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình tập đoàn kinh tế

4.2.1.1.   Quy định rõ khái niệm pháp lý về tập đoàn kinh tế

Thứ nhất, thống nhất thuật ngữ về tập đoàn kinh tế

Kể từ thời điểm manh nha mô hình TĐKT tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều thay đổi về quan niệm TĐKT. Tuy nhiên, thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với mô hình tổ chức kinh doanh này. Để thống nhất về thuật ngữ của 03 khái niệm: nhóm công ty, TCT và TĐKT, nhà làm luật nên bỏ khái niệm nhóm công ty và TCT, chỉ sử dụng khái niệm duy nhất là “tập đoàn kinh tế”.

Khái niệm “nhóm công ty” là khái niệm chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật. Trên thực tế, các nhóm công ty đều được gọi là TĐKT hoặc TCT . Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu chỉ sử dụng khái niệm TĐKT. Hiện nay trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, không có định nghĩa về nhóm công ty, việc bỏ khái niệm này là hoàn toàn phù hợp.

Khái niệm “tổng công ty” chỉ được sử dụng trong khu vực Nhà nước . Tổng công ty nhà nước được phân biệt với TĐKT nhà nước dựa trên quy mô vốn điều lệ của công ty mẹ và số thành viên. Việc phân biệt mô hình TCT và TĐKT trong khu vực Nhà nước không giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng. Trong một số trường hợp, cách thức đặt tên này lại được sử dụng như một phương pháp để giải quyết các TĐKT nhà nước gặp khó khăn về tài chính (Trường hợp Tập đoàn đóng tàu Việt Nam Vinashin là một điển hình).

Đối với TĐKT nhà nước, chỉ quy định công ty mẹ trong TĐKT là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bỏ trường hợp Nhà nước nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối như pháp luật hiện hành. Quy định này phù hợp với định nghĩa doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp (2014).

Thứ hai, quy định rõ đặc điểm pháp lý của TĐKT

TĐKT trước hết cần được hiểu là một tổ chức. Theo khoa học về tổ chức, TĐKT mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một tổ chức là tập hợp của những chủ thể độc lập, có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau trong sự phối hợp có ý thức nhằm đạt được mục tiêu chung đã xác định [ 93,tr9-10]. TĐKT có tên riêng. TĐKT là tổ chức không có tư cách pháp nhân. Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp (2014) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đều thống nhất quy định tư cách pháp lý của tập đoàn, quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất pháp lý của TĐKT.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định TĐKT nhà nước tên riêng, có thương hiệu riêng. Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về mô hình quản lý trong TĐKT nhà nước. Trong khi đó cả Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Doanh nghiệp (2014) đều không có quy định về tên gọi, thương hiệu và bộ máy quản lý của tập đoàn. Nhữ ng thiếu sót này đã tạo ra sự lúng túng cho TĐKT tư nhân trong việc công nhận và xây dựng uy tín của tập đoàn. Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2014) cần phải bổ sung những quy định cụ thể để làm rõ bản chất pháp lý của mô hình TĐKT: TĐKT là một tổ chức, tập hợp của các chủ thể kinh doanh liên kết với nhau thông qua hình thức đầu tư góp vốn trực tiếp và cách hình thức liên kết khác, có tên riêng, có thương hiệu, có trụ sở, có bộ máy quản lý.

Thứ ba, làm rõ các đặc điểm của các loại thành viên tham gia TĐKT.

Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP xác định TĐKT nhà nước gồm công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết. Trong đó công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ trong tập đoàn không giữ quyền chi phối. Luật Doanh nghiệp (2014) quy định TĐKT gồm công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên khác. Như vậy, không có sự thống nhất trong việc sử dụng khái niệm chỉ các công ty tham gia tập đoàn nhưng không chịu sự chi phối của tập đoàn. Thuật ngữ “công ty liên kết” được sử dụng trong Nghị định 69/2014/NĐ-CP phù hợp hơn vì thể hiện rõ hơn bản chất của công ty tham gia tập đoàn theo dạng liên kết mềm.

4.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về mô hình công ty mẹ- công ty con

Thứ nhất, quy định thống nhất “công ty mẹ- công ty con”

Quy định về công ty mẹ- công ty con trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng dẫn về TĐKT nhà nước và Chuẩn mực kế toán chưa thống nhất. Trên cơ sở tập hợp những quy định về công ty mẹ- công ty con của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, có thể đưa ra cách hiểu thống nhất công ty mẹ- công ty con như sau:

“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Một là, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;

Hai là, công ty mẹ và công ty do công ty mẹ nắm 100% vốn cùng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;

Ba là, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

Bốn là, có quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch kinh doanh, Điều lệ của công ty đó;

Năm là, một công ty thỏa thuận trở thành công ty con và ghi vào trong Điều lệ công ty đó”

Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, công ty mẹ thực thi quyền của mình thông qua cơ chế đại diện hoặc theo thỏa thuận mà không được dùng các công cụ khác để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty con. Luật Doanh nghiệp (2014) chưa quy định cụ thể các các nguyên tắc để xác định việc can thiệp trái quy định có thể phát sinh nghĩa vụ bồi thường của công ty mẹ. Vì vậy, trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần quy định rõ những trường hợp can thiệp trái quy định, bao gồm:

(i)   Can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu: bằng quyết định hành chính buộc công ty con phải thực hiện một số hoạt động kinh doanh, buộc công ty con phải nộp các khoản phí quản lý không phù hợp, buộc công ty con phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ được của nhà cung cấp được chỉ định, buộc công ty con cho vay vốn, v.v..;

(ii)   Trường hợp trái thông lệ kinh doanh thông thường: chỉ đạo công ty con mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao trong khi thị trường có chiều hướng biến động giá xuống thấp và ngược lại, chỉ đạo công ty con thực hiện đầu tư ở những dự án không có khả năng sinh lời, v.v..

(iii)  Thực hiện hoạt động không có tính chất sinh lời: tổ chức các sự kiện kỉ niệm cho công ty mẹ, tổ chức các hoạt động thăm quan du lịch cho công ty mẹ, v.v.. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, pháp luật doanh nghiệp cũng cần trang bị thêm cho công ty con một số công cụ để “phòng vệ” bên cạnh quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần bổ sung một số quyền cho công ty con:

(i)   Công ty con có thể từ chối cung cấp những thông tin kinh doanh quan trọng theo yêu cầu của công ty mẹ nếu cho rằng việc cung cấp những thông tin này có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty con. Thực tế cho thấy, công ty mẹ với khả năng chi phối có quyền yêu cầu công ty con phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty mẹ. Công ty mẹ có thể sử dụng những kết quả kinh doanh này để xây dựng chiến lược phát triển chung. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, thông tin là sức mạnh, công ty con cần một cơ chế để bảo mật những thông tin kinh doanh mang tính sống còn của công ty. Quy định cho phép công ty con từ chối cung cấp thông tin kinh doanh quan trọng là hoàn toàn phù hợp;

Theo: Vũ Phương Đông 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
295 ngày trước
Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình tập đoàn kinh tế
 4.2.1.  Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình tập đoàn kinh tế4.2.1.1.   Quy định rõ khái niệm pháp lý về tập đoàn kinh tếThứ nhất, thống nhất thuật ngữ về tập đoàn kinh tếKể từ thời điểm manh nha mô hình TĐKT tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều thay đổi về quan niệm TĐKT. Tuy nhiên, thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với mô hình tổ chức kinh doanh này. Để thống nhất về thuật ngữ của 03 khái niệm: nhóm công ty, TCT và TĐKT, nhà làm luật nên bỏ khái niệm nhóm công ty và TCT, chỉ sử dụng khái niệm duy nhất là “tập đoàn kinh tế”.Khái niệm “nhóm công ty” là khái niệm chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật. Trên thực tế, các nhóm công ty đều được gọi là TĐKT hoặc TCT . Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu chỉ sử dụng khái niệm TĐKT. Hiện nay trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, không có định nghĩa về nhóm công ty, việc bỏ khái niệm này là hoàn toàn phù hợp.Khái niệm “tổng công ty” chỉ được sử dụng trong khu vực Nhà nước . Tổng công ty nhà nước được phân biệt với TĐKT nhà nước dựa trên quy mô vốn điều lệ của công ty mẹ và số thành viên. Việc phân biệt mô hình TCT và TĐKT trong khu vực Nhà nước không giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng. Trong một số trường hợp, cách thức đặt tên này lại được sử dụng như một phương pháp để giải quyết các TĐKT nhà nước gặp khó khăn về tài chính (Trường hợp Tập đoàn đóng tàu Việt Nam Vinashin là một điển hình).Đối với TĐKT nhà nước, chỉ quy định công ty mẹ trong TĐKT là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bỏ trường hợp Nhà nước nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối như pháp luật hiện hành. Quy định này phù hợp với định nghĩa doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp (2014).Thứ hai, quy định rõ đặc điểm pháp lý của TĐKTTĐKT trước hết cần được hiểu là một tổ chức. Theo khoa học về tổ chức, TĐKT mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một tổ chức là tập hợp của những chủ thể độc lập, có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau trong sự phối hợp có ý thức nhằm đạt được mục tiêu chung đã xác định [ 93,tr9-10]. TĐKT có tên riêng. TĐKT là tổ chức không có tư cách pháp nhân. Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp (2014) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đều thống nhất quy định tư cách pháp lý của tập đoàn, quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất pháp lý của TĐKT.Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định TĐKT nhà nước tên riêng, có thương hiệu riêng. Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về mô hình quản lý trong TĐKT nhà nước. Trong khi đó cả Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Doanh nghiệp (2014) đều không có quy định về tên gọi, thương hiệu và bộ máy quản lý của tập đoàn. Nhữ ng thiếu sót này đã tạo ra sự lúng túng cho TĐKT tư nhân trong việc công nhận và xây dựng uy tín của tập đoàn. Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2014) cần phải bổ sung những quy định cụ thể để làm rõ bản chất pháp lý của mô hình TĐKT: TĐKT là một tổ chức, tập hợp của các chủ thể kinh doanh liên kết với nhau thông qua hình thức đầu tư góp vốn trực tiếp và cách hình thức liên kết khác, có tên riêng, có thương hiệu, có trụ sở, có bộ máy quản lý.Thứ ba, làm rõ các đặc điểm của các loại thành viên tham gia TĐKT.Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP xác định TĐKT nhà nước gồm công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết. Trong đó công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ trong tập đoàn không giữ quyền chi phối. Luật Doanh nghiệp (2014) quy định TĐKT gồm công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên khác. Như vậy, không có sự thống nhất trong việc sử dụng khái niệm chỉ các công ty tham gia tập đoàn nhưng không chịu sự chi phối của tập đoàn. Thuật ngữ “công ty liên kết” được sử dụng trong Nghị định 69/2014/NĐ-CP phù hợp hơn vì thể hiện rõ hơn bản chất của công ty tham gia tập đoàn theo dạng liên kết mềm.4.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về mô hình công ty mẹ- công ty conThứ nhất, quy định thống nhất “công ty mẹ- công ty con”Quy định về công ty mẹ- công ty con trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng dẫn về TĐKT nhà nước và Chuẩn mực kế toán chưa thống nhất. Trên cơ sở tập hợp những quy định về công ty mẹ- công ty con của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, có thể đưa ra cách hiểu thống nhất công ty mẹ- công ty con như sau:“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:Một là, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;Hai là, công ty mẹ và công ty do công ty mẹ nắm 100% vốn cùng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông phát hành của công ty đó;Ba là, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;Bốn là, có quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch kinh doanh, Điều lệ của công ty đó;Năm là, một công ty thỏa thuận trở thành công ty con và ghi vào trong Điều lệ công ty đó”Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, công ty mẹ thực thi quyền của mình thông qua cơ chế đại diện hoặc theo thỏa thuận mà không được dùng các công cụ khác để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty con. Luật Doanh nghiệp (2014) chưa quy định cụ thể các các nguyên tắc để xác định việc can thiệp trái quy định có thể phát sinh nghĩa vụ bồi thường của công ty mẹ. Vì vậy, trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần quy định rõ những trường hợp can thiệp trái quy định, bao gồm:(i)   Can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu: bằng quyết định hành chính buộc công ty con phải thực hiện một số hoạt động kinh doanh, buộc công ty con phải nộp các khoản phí quản lý không phù hợp, buộc công ty con phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ được của nhà cung cấp được chỉ định, buộc công ty con cho vay vốn, v.v..;(ii)   Trường hợp trái thông lệ kinh doanh thông thường: chỉ đạo công ty con mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao trong khi thị trường có chiều hướng biến động giá xuống thấp và ngược lại, chỉ đạo công ty con thực hiện đầu tư ở những dự án không có khả năng sinh lời, v.v..(iii)  Thực hiện hoạt động không có tính chất sinh lời: tổ chức các sự kiện kỉ niệm cho công ty mẹ, tổ chức các hoạt động thăm quan du lịch cho công ty mẹ, v.v.. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, pháp luật doanh nghiệp cũng cần trang bị thêm cho công ty con một số công cụ để “phòng vệ” bên cạnh quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cần bổ sung một số quyền cho công ty con:(i)   Công ty con có thể từ chối cung cấp những thông tin kinh doanh quan trọng theo yêu cầu của công ty mẹ nếu cho rằng việc cung cấp những thông tin này có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty con. Thực tế cho thấy, công ty mẹ với khả năng chi phối có quyền yêu cầu công ty con phải thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty mẹ. Công ty mẹ có thể sử dụng những kết quả kinh doanh này để xây dựng chiến lược phát triển chung. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, thông tin là sức mạnh, công ty con cần một cơ chế để bảo mật những thông tin kinh doanh mang tính sống còn của công ty. Quy định cho phép công ty con từ chối cung cấp thông tin kinh doanh quan trọng là hoàn toàn phù hợp;Theo: Vũ Phương Đông Link luận án:  Tại đây