0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf50098dd31-Nhóm-giải-pháp-hoàn-thiện-về-quản-lý,-giám-sát-tập-đoàn-kinh-tế.jpg.webp

Nhóm giải pháp hoàn thiện về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế

4.2.3.  Nhóm giải pháp hoàn thiện về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế

4.2.3.1.   Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tập đoàn kinh tế

Môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, ổn định là điều kiện cơ bản cho sự phát triển của TĐKT. Việc xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên cơ sở chính sách, chủ trương của Nhà nước và hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của các TĐKT cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐKT

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Năm 2014, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (2014) và Luật Đầu tư (2014). Hai văn bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra khung khổ pháp lý minh bạch, thông thoáng cho nhà đầu tư, cũng như nâng cao tính hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước về doanh nghiệp. Môi trường đầu tư ngày càng bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, những quy định về TĐKT còn rất hạn chế, nguyên nhân có thể xuất phát từ bản chất pháp lý của mô hình này. Để thực hiện mục tiêu xây dựng những TĐKT quy mô lớn theo đề án tái cơ cấu kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần ban hành 03 (ba) Nghị định hướng dẫn, trong đó có 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và 01 (một) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Trong 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp có Nghị định về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

(i)  Nghị định về đăng ký doanh nghiệp bổ sung quy định về thủ tục thông báo thành lập TĐKT. Thủ tục thông báo thành lập TĐKT áp dụng cho cả TĐKT nhà nước và TĐKT tư nhân

(ii)   Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp phải có bổ sung nội dung hướng dẫn về TĐKT trong đó làm rõ các hình thức liên kết hình thành TĐKT, xây dựng một số mô hình về quản lý tập đoàn, hoàn thiện mô hình quản trị các loại hình công ty theo hướng hiện đại, tăng cường chức năng giám sát hoạt động của các công ty thành viên.

(iii)  Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đưa chính sách ưu đãi đầu tư đối với việc hình thành tập đoàn kinh tế có quy mô, sử dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranh

Pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranh quy định chi tiết về những hình thức liên kết hình thành TĐKT. Hoàn thiện hai hệ thống pháp luật trên là cơ sở để hình thành những TĐKT lớn, sử dụng công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ở một số vấn đề sau: một là, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; hai là, pháp luật quy định rõ phạm vi, điều kiện bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; ba là, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong việc giám sát, phát hiệu và xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; bốn là, cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp phải đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Luật Sở hữu trí tuệ cần được bổ sung một Chương quy định về đồng sở hữu chung đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong Phần thứ Ba về quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung của Chương này quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các đồng chủ sở hữu, cơ chế đại diện thực hiện trách nhiệm đăng ký, cơ chế quản lý và khai thác lợi ích từ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và cơ chế thực thi bảo hộ khi có hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp.

Pháp luật cạnh tranh hoàn thiện cơ chế phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Pháp luật cạnh tranh phải có hệ thống quy chuẩn để xác định những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường; xây dựng các biện pháp xử lý vi phạm gồm phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp bổ sung. Pháp luật cạnh tranh bổ sung thêm một số tiêu chí khác xác định hành vi tập trung kinh tế bên cạnh yếu tố thị phần có liên quan. Trên thực tế, do những yếu tố khách quan về trình độ kỹ thuật, hệ thống kế toán, kiểm toán chưa hiệu quả, thông tin không minh bạch, việc xác định thị phần hết sức khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Nhà nước có thể đưa thêm những tiêu chí về doanh thu, quy mô để xác định ngưỡng tập trung kinh tế, và có thể điều chỉnh ngưỡng này hàng năm.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế

Hiện nay, hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam đã bao quát tương đối đầy đủ các nguồn thu, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Mặc dù vậy, để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TĐKT cần phải có những chính sách thuế phù hợp nhằm giải quyết 02 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, khuyến khích hình thành các TĐKT quy mô lớn; thứ hai, phòng, chống các hành vi gian lận thuế.

Để thực hiện những mục tiêu trên, việc đầu tiên mà Nhà nước cần thực hiện đó là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2014 là 872 giờ (trong đó nộp bảo hiểm xã hội 335 giờ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 217 giờ, nộp thuế giá trị gia tăng 320 giờ) đứng thứ 173 trên tổng số 189 quốc gia, vượt xa mức trung bình trong khu vực và trên thế giới (hơn 100 giờ/ năm) do những cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả. Để xử lý vấn đề này, Nhà nước phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp: thực hiện khai thuế qua mạng, xây dựng hệ thống quản lý thuế trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, loại bỏ các thủ tục không cần thiết và sửa đổi những thủ tục còn phiền hà, tăng cường thanh tra kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.

Pháp luật về các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cần bổ sung thêm những giải pháp để hạn chế

những hành vi gian lận thuế. Nhà nước tăng cường quản lý đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng chống hiện tượng chuyển giá, hoặc gian lận thuế thông qua những chính sách bảo đảm, bảo lãnh giữa công ty mẹ, công ty con trong hoạt động xuất nhập khẩu.

4.2.3.2.   Cơ quan quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước

Tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng quốc gia, thực hiện nhiều vai trò, nhiều trách nhiệm trong điều tiết vĩ mô, hiệu quả hoạt động của tập đoàn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, hoạt động của TĐKT nhà nước phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, thường xuyên được xem xét, đánh giá và liên tục thay đổi đề phù hợp với những diễn biến phức tạp của tập đoàn. Thực tế, hiệu quả hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các TĐKT nhà nước không cao. Nguyên nhân quan trọng là do tình trạng chồng chéo trong cách thức quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước có thể thành lập một cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ để quản lý, giám sát hoạt động của các TĐKT nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng tới việc tiết kiệm chi tiêu công, giảm biên chế và quy mô của bộ máy, việc thành lập một cơ quan mới thuộc Chính phủ sẽ đi ngược lại với chủ trương chung. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mức độ cần thiết và tầm quan trọng, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các TĐKT nhà nước là việc nên làm. Giải pháp này cũng được đề cập trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở) trong nội dung về hoàn thiện thể chế sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Theo: Vũ Phương Đông 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
294 ngày trước
Nhóm giải pháp hoàn thiện về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế
4.2.3.  Nhóm giải pháp hoàn thiện về quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế4.2.3.1.   Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tập đoàn kinh tếMôi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, ổn định là điều kiện cơ bản cho sự phát triển của TĐKT. Việc xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên cơ sở chính sách, chủ trương của Nhà nước và hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của các TĐKT cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐKTThứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Năm 2014, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (2014) và Luật Đầu tư (2014). Hai văn bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra khung khổ pháp lý minh bạch, thông thoáng cho nhà đầu tư, cũng như nâng cao tính hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước về doanh nghiệp. Môi trường đầu tư ngày càng bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, những quy định về TĐKT còn rất hạn chế, nguyên nhân có thể xuất phát từ bản chất pháp lý của mô hình này. Để thực hiện mục tiêu xây dựng những TĐKT quy mô lớn theo đề án tái cơ cấu kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần ban hành 03 (ba) Nghị định hướng dẫn, trong đó có 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và 01 (một) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Trong 02 (hai) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp có Nghị định về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.(i)  Nghị định về đăng ký doanh nghiệp bổ sung quy định về thủ tục thông báo thành lập TĐKT. Thủ tục thông báo thành lập TĐKT áp dụng cho cả TĐKT nhà nước và TĐKT tư nhân(ii)   Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp phải có bổ sung nội dung hướng dẫn về TĐKT trong đó làm rõ các hình thức liên kết hình thành TĐKT, xây dựng một số mô hình về quản lý tập đoàn, hoàn thiện mô hình quản trị các loại hình công ty theo hướng hiện đại, tăng cường chức năng giám sát hoạt động của các công ty thành viên.(iii)  Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đưa chính sách ưu đãi đầu tư đối với việc hình thành tập đoàn kinh tế có quy mô, sử dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội.Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranhPháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranh quy định chi tiết về những hình thức liên kết hình thành TĐKT. Hoàn thiện hai hệ thống pháp luật trên là cơ sở để hình thành những TĐKT lớn, sử dụng công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.Pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ở một số vấn đề sau: một là, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; hai là, pháp luật quy định rõ phạm vi, điều kiện bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; ba là, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong việc giám sát, phát hiệu và xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; bốn là, cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp phải đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Luật Sở hữu trí tuệ cần được bổ sung một Chương quy định về đồng sở hữu chung đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong Phần thứ Ba về quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung của Chương này quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các đồng chủ sở hữu, cơ chế đại diện thực hiện trách nhiệm đăng ký, cơ chế quản lý và khai thác lợi ích từ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và cơ chế thực thi bảo hộ khi có hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp.Pháp luật cạnh tranh hoàn thiện cơ chế phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Pháp luật cạnh tranh phải có hệ thống quy chuẩn để xác định những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường; xây dựng các biện pháp xử lý vi phạm gồm phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp bổ sung. Pháp luật cạnh tranh bổ sung thêm một số tiêu chí khác xác định hành vi tập trung kinh tế bên cạnh yếu tố thị phần có liên quan. Trên thực tế, do những yếu tố khách quan về trình độ kỹ thuật, hệ thống kế toán, kiểm toán chưa hiệu quả, thông tin không minh bạch, việc xác định thị phần hết sức khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Nhà nước có thể đưa thêm những tiêu chí về doanh thu, quy mô để xác định ngưỡng tập trung kinh tế, và có thể điều chỉnh ngưỡng này hàng năm.Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuếHiện nay, hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam đã bao quát tương đối đầy đủ các nguồn thu, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Mặc dù vậy, để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TĐKT cần phải có những chính sách thuế phù hợp nhằm giải quyết 02 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, khuyến khích hình thành các TĐKT quy mô lớn; thứ hai, phòng, chống các hành vi gian lận thuế.Để thực hiện những mục tiêu trên, việc đầu tiên mà Nhà nước cần thực hiện đó là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2014 là 872 giờ (trong đó nộp bảo hiểm xã hội 335 giờ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 217 giờ, nộp thuế giá trị gia tăng 320 giờ) đứng thứ 173 trên tổng số 189 quốc gia, vượt xa mức trung bình trong khu vực và trên thế giới (hơn 100 giờ/ năm) do những cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả. Để xử lý vấn đề này, Nhà nước phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp: thực hiện khai thuế qua mạng, xây dựng hệ thống quản lý thuế trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, loại bỏ các thủ tục không cần thiết và sửa đổi những thủ tục còn phiền hà, tăng cường thanh tra kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.Pháp luật về các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế xuất nhập khẩu cần bổ sung thêm những giải pháp để hạn chếnhững hành vi gian lận thuế. Nhà nước tăng cường quản lý đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng chống hiện tượng chuyển giá, hoặc gian lận thuế thông qua những chính sách bảo đảm, bảo lãnh giữa công ty mẹ, công ty con trong hoạt động xuất nhập khẩu.4.2.3.2.   Cơ quan quản lý tập đoàn kinh tế nhà nướcTập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng quốc gia, thực hiện nhiều vai trò, nhiều trách nhiệm trong điều tiết vĩ mô, hiệu quả hoạt động của tập đoàn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, hoạt động của TĐKT nhà nước phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, thường xuyên được xem xét, đánh giá và liên tục thay đổi đề phù hợp với những diễn biến phức tạp của tập đoàn. Thực tế, hiệu quả hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các TĐKT nhà nước không cao. Nguyên nhân quan trọng là do tình trạng chồng chéo trong cách thức quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước có thể thành lập một cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ để quản lý, giám sát hoạt động của các TĐKT nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng tới việc tiết kiệm chi tiêu công, giảm biên chế và quy mô của bộ máy, việc thành lập một cơ quan mới thuộc Chính phủ sẽ đi ngược lại với chủ trương chung. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mức độ cần thiết và tầm quan trọng, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các TĐKT nhà nước là việc nên làm. Giải pháp này cũng được đề cập trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XII của Đảng (bản tóm tắm để lấy ý kiến Đại hội Đảng cấp cơ sở) trong nội dung về hoàn thiện thể chế sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án:  Tại đây