0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf7cc594025--Nội-dung-những-vấn-đề-chung-của-pháp-luật-quốc-tế-áp-dụng-trong-giải-quyết-tranh-chấp-về-chống-bán-phá-giá-tại-WTO.jpeg.webp

Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

2.1.    Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

2.1.1.   DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

DSM của WTO là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho việc giải quyết tranh chấp tại WTO. DSM của WTO được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: hệ thống các nguyên tắc, hệ thống cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và hệ thống luật lệ về phương pháp, qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành quyết của DSB.

Trong khuôn khổ WTO, các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng trong khuôn khổ WTO sẽ được giải quyết trên cơ sở một hệ thống những nguyên tắc cơ bản, trong đó, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết là một điểm khác biệt căn bản trong DSM của WTO so với GATT, sử dụng nguyên tắc đồng thuận.

Để tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh, WTO có một hệ thống các thiết chế liên quan tới qui trình giải quyết tranh chấp, đó là: DSB, Ban hội thẩm, AB, Ban thư kí WTO, các trọng tài, các chuyên gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn.

a.         Các phương thức giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo qui định của DSU/WTO

Để giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ WTO, thông thường, phương thức giải quyết tranh chấp có sử dụng tới Ban hội thẩm và AB hay được đề cập tới, tuy nhiên, đây không phải là phương thức duy nhất. Theo qui định của DSU, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp nói trên, các bên tranh chấp còn có thể sử dụng các phương thức khác như đàm phán song phương (hay còn gọi là tham vấn); trung gian, hòa giải và môi giới; hoặc trọng tài.

Tham vấn (Consultation) là phương thức các bên tự đàm phán để tìm một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trung gian, hòa giải và môi giới đã có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba, ngoài các bên tranh chấp, giúp các bên tìm ra một giải pháp chấp nhận chung. Các phương thức này do các bên tự nguyện thỏa thuận lựa chọn và áp dụng. Chúng phải tuân thủ nguyên tắc bí mật, có thể được bắt đầu và kết thúc tại bất kì thời điểm nào bởi các bên tranh chấp. Chúng có thể được tiến hành ngoài qui trình tố tụng tại WTO theo thông lệ quốc tế hoặc có thể được tiến hành theo qui trình tố tụng của DSU. Các bên tranh chấp luôn được khuyến khích để tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấp nhận chung ngay cả khi tranh chấp đã được đưa lên xét xử ở Ban hội thẩm hay AB. Ngoài ra, các thành viên của WTO còn có thể thỏa thuận lựa chọn và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo qui định tại Điều 25 của DSU.

b.         Các loại khiếu kiện trong những tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

Cũng như những loại tranh chấp khác tại WTO, đối với các tranh chấp về chống BPG, có ba loại khiếu kiện mà các thành viên của WTO có thể sử dụng:

Thứ nhất là, khiếu kiện vi phạm. Khiếu kiện vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(a) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, loại đơn kiện này đặt ra hai yêu cầu phải chứng minh đối với nguyên đơn, đó là: (i) chứng minh sự tồn tại của một hành vi vi phạm Điều VI của GATT 1994 hoặc vi phạm ADA; (ii) hành vi vi phạm này trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn theo những hiệp định này. Trong hai điều kiện nói trên, điều kiện thứ nhất có một vai trò quan trọng hơn so với điều kiện thứ hai, bởi lẽ, theo Điều 3.8 của DSU, nguyên tắc suy đoán được áp dụng trong trường hợp này. Cũng cần lưu ý là, theo cách diễn đạt của Điều 3.8 của DSU, bị đơn vẫn có quyền lập luận để bác bỏ nguyên tắc suy đoán này, nhưng nếu họ không thành công, thì trong trường hợp, hành vi của họ bị kết luận là vi phạm các qui định của WTO, Ban hội thẩm và AB sẽ chấp nhận nguyên tắc suy đoán về sự “triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích”. Ví dụ như, trong vụ tranh chấp giữa Goatêmala và Mêxicô (vụ Goatêmala – Xi măng II), Goatêmala đã lập luận rằng việc họ không thông báo cho Mêxicô về đơn khởi kiện chống BPG trước khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Điều 5.5 của ADA không dẫn tới bất kì “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” nào của Mêxicô bởi lẽ Goatêmala đã không tiến hành bất kì hành động nào trên thực tế để bắt đầu cuộc điều tra cho đến khi Mêxicô nhận được thông báo, và hơn nữa, họ đã gia hạn thêm một khoảng thời gian là hai tháng để trả lời các bảng câu hỏi đối với các nhà xuất khẩu của Mêxicô. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận này của Goatêmala và đưa ra kết luận “sẽ không có điều gì là chắc chắn rằng Mêxicô có thể thực hiện được cho dù họ có nhận được một thông báo đúng hạn”, và khoảng thời gian trao thêm cho các nhà xuất khẩu Mêxicô cũng không thể bao biện cho việc không gửi thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô. Như vậy, trong vụ kiện này, Ban hội thẩm chấp nhận nguyên tắc suy đoán, theo đó, việc không thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô là vi phạm và đã dẫn đến “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” của Mêxicô.

Thứ hai là, khiếu kiện không vi phạm. Khiếu kiện không vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(b) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện ngay cả khi không có bất kì một hành vi vi phạm nào được thực hiện bởi một thành viên khác, tuy nhiên, hành vi được cho là phù hợp với các qui định của WTO về chống BPG này lại ngăn cản một trong các mục tiêu đã nêu hoặc làm ảnh hưởng tới các cam kết thương mại được qui định trong Điều VI của GATT 1994 và ADA. Khi một thành viên muốn thực hiện thành công một “khiếu kiện không vi phạm” trong các vụ tranh chấp về chống BPG thì họ phải cố gắng chứng minh được đầy đủ ba điều kiện sau đây: (1) một thành viên WTO khác đã áp dụng một biện pháp; (2) có lợi ích theo Điều VI của GATT 1994 hoặc ADA được áp dụng; và (3) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích do áp dụng biện pháp này. Ngoài ra, theo Điều 26.1 của DSU, thành viên khiếu kiện trong trường hợp này còn phải đưa ra một bản giải trình chi tiết, nhưng rất tiếc, điều khoản này lại không chỉ rõ khi nào nguyên đơn phải làm điều đó: khi họ yêu cầu tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên Ban hội thẩm.

Thứ ba là, khiếu kiện tình huống. Theo Điều XXIII:1(c) của GATT 1994, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện khi lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm bởi “một tình huống khác”. Theo cách diễn đạt đơn giản tại Điều XXIII:1(c) của GATT 1994 thì có thể suy luận rằng căn cứ để có thể tiến hành khiếu kiện tình huống phải bao gồm hai căn cứ sau đây: (i) phải có tình huống xảy ra ngoài những tình huống nêu tại điểm (a) và (b) của Điều XXIII:1 đồng thời; (ii) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích (hoặc cản trở việc đạt được mục tiêu của GATT 1994). Ngoài ra, theo Điều 26.2(a) của DSU, nếu một bên dựa trên “bất kì một tình huống nào khác” để khiếu kiện về việc lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm thì phải đưa ra một bản giải trình chi tiết để biện hộ cho các lập luận của mình, tương tự như loại khiếu kiện không vi phạm.

c.         Các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào các vụ tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

ADA là một hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, bởi vậy, đối với các tranh chấp về chống BPG liên quan tới hiệp định này thì chỉ có các thành viên của WTO mới có thể trở thành các bên tranh chấp hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan (sau đây gọi là bên thứ ba) [41, tr. 29].

Ban thư kí WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác và các chính quyền địa phương và khu vực cũng không được phép khởi kiện các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO. Các cá nhân hoặc công ty tư nhân, mặc dù họ có thể gây ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây sức ép đối với Chính phủ của nước mình trong việc khởi kiện ra WTO, nhưng rõ ràng, họ cũng không thể trực tiếp tham gia vào DSM của WTO, ngay cả khi thông thường họ chính là những người bị tác động tiêu cực nhất (với tư cách là những nhà xuất khẩu và nhập khẩu) bởi các biện pháp chống BPG.

Đối với các tổ chức phi chính phủ khác có sự quan tâm chung tới các vấn đề được xử lý trong DSM của WTO, cho đến nay, vẫn còn có một số ý kiến khác nhau về sự tham gia của nhóm chủ thể này, đặc biệt là liên quan tới vấn đề Ban hội thẩm và AB có trách nhiệm phải xem xét các ý kiến được đệ trình theo hình thức “amicus curiae” hay không. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định đó là, người gửi các ý kiến theo hình thức amicus curiae không có quyền đòi hỏi các ý kiến này phải được xem xét. Các Ban hội thẩm và AB có quyền chấp nhận hoặc từ chối những ý kiến đó, và càng không có trách nhiệm phải xem xét chúng [26, tr. 37-38],[41, tr. 39].

d.         Trình tự giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO và việc thực thi các quyết định của DSB

Trình tự giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản, sẽ tuân theo các qui định chung của DSU. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG, về tố tụng, còn phải tuân theo các qui định từ Điều 17.4 đến 17.7 của ADA. Bên cạnh đó, đối với loại khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống, DSU còn có những qui định riêng về các thủ tục đặc biệt dành cho hai loại khiếu kiện này.

(i)  Giai đoạn tham vấn

Trong khuôn khổ WTO, tham vấn được xem như là “trạm dừng an toàn” bắt buộc (a mandatory “safety-stop”). Khi một thành viên muốn tiến hành tham vấn thì họ phải gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới thành viên được yêu cầu, đồng thời, họ phải gửi một bản sao tới DSB và tới các Hội đồng và Ủy ban liên quan của WTO. Trong yêu cầu tham vấn này, bên yêu cầu tham vấn phải nêu rõ lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện. Thông thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong yêu cầu tham vấn bao gồm: Điều 4, DSU; Điều 17.2 của ADA; Điều XXII và XXIII, GATT 1994. Theo cách diễn đạt của Điều 17.2, có thể thấy ADA không có bất kì sự phân biệt hay hạn chế nào về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tham vấn, miễn đó là “những vấn đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp định này”. Như vậy, có điểm khác biệt giữa phạm vi các vấn đề yêu cầu tham vấn và phạm vi các vấn đề yêu cầu thành lập Ban hội thẩm [95]. Ngoài ra, các bên tham gia còn phải tuân thủ các mốc thời hạn nhất định trong quá trình tiến hành tham vấn theo qui định của WTO.

Về bản chất, tham vấn là việc thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp, bởi vậy, ở giai đoạn này, các bên thứ ba có vai trò rất hạn chế trong việc tham gia vào quá trình tham vấn. Theo Điều 4.11 của DSU, có một sự khác biệt về khả năng tham gia của bên thứ ba ở giai đoạn tham vấn tùy thuộc vào yêu cầu tham vấn được đưa ra dựa trên cơ sở Điều XXII hay Điều XXIII của GATT 1994 hoặc các điều khoản tương ứng trong các hiệp định khác có liên quan. Theo đó, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXII của GATT 1994 hoặc Điều 4 của DSU, thì các bên thứ ba có “lợi ích thương mại đáng kể” có thể được tham gia, Ngược lại, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXIII của GATT 1994 thì các bên thứ ba không thể đưa ra yêu cầu tham gia vào quá trình tham vấn. Sự khác biệt này cho phép bên yêu cầu cũng như bên được yêu cầu có thể đưa ra một quyết định mang tính chiến thuật xem liệu họ có muốn sự hiện diện và có thể, là cả sự ủng hộ của các bên thứ ba hay không.

(ii)  Giai đoạn hội thẩm

Theo Điều 4.8 của DSU, nếu việc tham vấn không thể tiến hành được hoặc được tiến hành mà không thành công, đồng thời nếu bên yêu cầu tham vấn muốn tiến hành các thủ tục tiếp theo thì họ có quyền đệ đơn lên DSB để yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Yêu cầu này phải được lập thành văn bản, trong đó, ngoài nội dung trình bày về việc đã tiến hành tham vấn, thì đơn yêu cầu còn phải nêu rõ các biện pháp (Measures) cụ thể đang được bàn cãi và đưa ra một sự tóm tắt ngắn gọn về các căn cứ pháp lý (Claims) của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Các biện pháp đang được bàn cãi và các căn cứ pháp lý cho việc khiếu kiện nói trên sẽ cấu thành các vấn đề tranh chấp (Matters) theo nghĩa được đề cập tới tại Điều 6.2 của DSU và Điều 17.4 của ADA. Về nguyên tắc, DSU không có bất kì hạn chế nào về số lượng các căn cứ pháp lý được đưa ra liên quan tới một biện pháp cụ thể, cũng như, trong cùng một vụ kiện, có thể liên quan tới nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ, trong vụ Hoa Kỳ - Thép tấm cuộn cán nóng (DS179), hai quyết định áp thuế chống BPG được ban hành bởi USDOC đều được xem xét và đánh giá đồng thời, trong đó, một quyết định liên quan tới thép cuộn không gỉ (Certain Stainless Steel Plate in Coils) và một quyết định liên quan tới thép tấm và thép dây không gỉ (Stainless Steel Sheet and Strip in Coils). Ngoài ra, cũng cần phải phân biệt giữa căn cứ pháp lý (Claims) với các lập luận (Arguments), theo đó, các căn cứ pháp lý được nêu ra ở đây với ý nghĩa là các điều khoản tham chiếu theo cách diễn đạt tại Điều 7 của DSU, cùng với các biện pháp được xác định, còn các lập luận là những lý lẽ của các bên tranh chấp nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra và làm rõ hơn văn bản đệ trình đầu tiên, văn bản tranh luận hay bác bỏ và được trình bày tại các cuộc họp chính thức thứ nhất và thứ hai tại Ban hội thẩm.

Đối với các vụ tranh chấp về chống BPG, nội dung đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm được qui định ở cả Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU. Trong nội dung của đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, nguyên đơn phải nêu rõ “biện pháp có vấn đề” và “cơ sở pháp lý” của việc khiếu kiện. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R, tại đoạn 69 và đoạn 80, theo đó AB đã kết luận là Ban hội thẩm đã sai lầm khi nhận định đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm chỉ cần nêu rõ “cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện” mà không cần xác định rõ “biện pháp cụ thể có vấn đề” mà vẫn được coi là đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU. Ngoài ra, AB còn nêu rõ, đối với các tranh chấp trong khuôn khổ ADA, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp được đưa ra giải quyết tại DSB. Có thể lấy ví dụ về hai vụ kiện DS60 và DS156 của Mêxicô. Trong vụ kiện đầu tiên vào năm 1996, vụ Goatêmala – Xi măng I (DS60), Mêxicô đã khởi kiện Goatêmala về cuộc điều tra chống BPG mà Goatêmala tiến hành đối với xi măng poóc-lăng nhập khẩu từ Mêxicô vì cho rằng Goatêmala đã vi phạm các Điều 2, 3, 5 và 7.1 của ADA. Vụ việc đã được xét xử tại Ban hội thẩm, tuy nhiên, sau đó, báo cáo của Ban hội thẩm đã bị AB bác bỏ vì ngay từ đầu, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô vẫn chưa xác định được “biện pháp có vấn đề” [ 94]. Mêxicô đã khắc phục thiếu sót này bằng việc tiếp tục khởi xướng vụ kiện thứ hai, vụ Goatêmala – Xi măng II (DS156), vào năm 1999, về việc Goatêmala áp thuế chống BPG chính thức (một trong những biện pháp được qui định tại Điều 17.4 của ADA) đối với sản phẩm xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô. Lần này, đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU và vụ việc sau đó cũng đã được Ban hội thẩm xét xử và đi đến kết luận việc áp thuế chống BPG chính thức của Goatêmala đối với xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô có những sự vi phạm các qui định của ADA.

Ngoài ra, trong yêu cầu của nguyên đơn còn phải chỉ ra được các lợi ích của thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo ADA, đang bị triệt tiêu hay suy giảm hoặc việc đạt được các mục tiêu của ADA đang bị cản trở. Mặc dù theo cách diễn đạt của Điều 17.5 của ADA, nguyên đơn không bị buộc phải sử dụng những từ như “triệt tiêu” (nullify) hay “suy giảm” (impair), nhưng rõ ràng cần hiểu rằng, nguyên đơn phải đưa ra những lập luận bắt buộc trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và hơn nữa, yêu cầu này phải chỉ ra một cách rõ ràng các lợi ích đã bị mất đi hoặc giảm đi như thế nào. Khi đó, các yêu cầu nêu tại Điều 17.4  của ADA và Điều 6.2 của DSU nên được áp dụng đồng thời. Tương tự như Điều 17.4, Điều 17.5 của ADA không hề có mâu thuẫn hay hủy bỏ hoặc thay thế Điều 6.2 của DSU mà chỉ đưa ra những yêu cầu bổ sung, chưa được đề cập trong Điều 6.2 của DSU đối với các tranh chấp về chống BPG. Vì vậy, khi một “vấn đề” được nguyên đơn đưa ra DSB để giải quyết theo Điều 17.4 của ADA, thì yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu tại Điều 17.4, Điều 17.5 cũng như Điều 6.2 của DSU.

Khi có yêu cầu của nguyên đơn, DSB sẽ thành lập một Ban hội thẩm để xét xử vụ tranh chấp này. Về việc xem xét của Ban hội thẩm đối với các vụ tranh chấp về chống BPG liên quan tới các biện pháp chống BPG, ADA đã đưa ra một tiêu chí đánh giá cụ thể, mà không một hiệp định nào khác, kể cả DSU, có một qui định rõ ràng về vấn đề này. Nếu Điều 11 của DSU chỉ đặt ra một yêu cầu chung chung đối với tất cả các Ban hội thẩm là cần phải có “chuẩn đánh giá khách quan” (“objective asessment” standard) khi xem xét thì Điều 17.6 của ADA đã đặt ra cho các Ban hội thẩm xét xử các vụ tranh chấp về chống BPG thêm 2 yêu cầu cụ thể, đó là: (i) Ban hội thẩm sẽ xác định xem liệu những việc tiến hành trên thực tế của các cơ quan có thẩm quyền của phía bị đơn có phù hợp, và liệu những đánh giá của họ về những thực tế này có dựa trên sự khách quan và không phân biệt đối xử hay không (Điều 17.6(i) của ADA); (ii) trong quá trình Ban hội thẩm tiến hành giải thích một qui định có liên quan của ADA trên cơ sở phù hợp với các qui tắc tập quán trong việc giải thích luật quốc tế và phù hợp với Điều 3.2 của DSU, nếu qui định nói trên có thể được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì Ban hội thẩm cần xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với ADA nếu biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể được chấp nhận đó (Điều 17.6(ii) của ADA).

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU với những mốc thời hạn nhất định, nhưng cũng đưa ra một sự linh hoạt. Ban hội thẩm có thể tuân theo các thủ tục khác sau khi đã tham vấn với các bên (Điều 12.1 và đoạn 11 trong Phụ lục 3 của DSU). Việc giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và tuân theo nguyên tắc bí mật. Kết thúc giai đoạn xem xét vụ việc, một báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được đệ trình và thông qua tại DSB, trừ trường hợp có thông báo về việc kháng cáo của các bên tranh chấp gửi tới DSB trước thời điểm DSB thông qua bản báo cáo này.

(iii)  Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

Việc xét xử phúc thẩm đối với các tranh chấp về chống BPG hoàn toàn được tiến hành theo qui định của DSU bởi ADA không có qui định cụ thể nào khác. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm là giai đoạn giải quyết tranh chấp, theo đó, DSU cho phép các bên tranh chấp được kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4 của DSU). AB sẽ là cơ quan chuẩn bị các thủ tục làm việc trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và Tổng Giám đốc WTO. Bên cạnh các qui định của DSU, việc xét xử phúc thẩm của AB còn phải tuân theo “Thủ tục làm việc đối với rà soát phúc thẩm”. Tính đến hết tháng 12/2013, bản bổ sung mới nhất liên quan tới thủ tục làm việc của AB là tài liệu số WT/AB/WP/6 và có hiệu lực áp dụng đối với các kháng cáo được khởi xướng từ ngày 15/9/2010.

Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm được bắt đầu bằng một văn bản kháng cáo gửi tới DSB trước khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xét xử

phúc thẩm cũng được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bí mật. Kết thúc quá trình xem xét kháng cáo, AB sẽ đệ trình các báo cáo lên DSB và sẽ được DSB tiến hành việc thông qua. Báo cáo của AB là cuối cùng và các bên không được phép kháng cáo.

(iv)  Giai đoạn thực thi quyết định của DSB

Việc thực thi các quyết định của DSB liên quan tới các tranh chấp về chống BPG sẽ được điều chỉnh bởi DSU. Thông thường để thi hành các báo cáo của Ban hội thẩm và AB đã được thông qua, DSB sẽ ra một quyết định yêu cầu bên thua kiện xóa bỏ các biện pháp được xác định là vi phạm và phải tuân thủ các qui định của WTO về chống BPG (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện vi phạm và nguyên đơn được xử thắng) hoặc để tìm kiếm một sự điều chỉnh thỏa mãn các bên (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện không vi phạm và nguyên đơn được xử thắng). Các bên liên quan tới tranh chấp phải chấp nhận các báo cáo đã được thông qua này một cách vô điều kiện (Điều 17.4, DSU). DSB có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của bên thua kiện đối với các quyết định mà cơ quan này đã thông qua.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hiền

Link luận án: Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
295 ngày trước
Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
2.1.    Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO2.1.1.   DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTODSM của WTO là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho việc giải quyết tranh chấp tại WTO. DSM của WTO được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: hệ thống các nguyên tắc, hệ thống cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và hệ thống luật lệ về phương pháp, qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành quyết của DSB.Trong khuôn khổ WTO, các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng trong khuôn khổ WTO sẽ được giải quyết trên cơ sở một hệ thống những nguyên tắc cơ bản, trong đó, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết là một điểm khác biệt căn bản trong DSM của WTO so với GATT, sử dụng nguyên tắc đồng thuận.Để tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh, WTO có một hệ thống các thiết chế liên quan tới qui trình giải quyết tranh chấp, đó là: DSB, Ban hội thẩm, AB, Ban thư kí WTO, các trọng tài, các chuyên gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn.a.         Các phương thức giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo qui định của DSU/WTOĐể giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ WTO, thông thường, phương thức giải quyết tranh chấp có sử dụng tới Ban hội thẩm và AB hay được đề cập tới, tuy nhiên, đây không phải là phương thức duy nhất. Theo qui định của DSU, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp nói trên, các bên tranh chấp còn có thể sử dụng các phương thức khác như đàm phán song phương (hay còn gọi là tham vấn); trung gian, hòa giải và môi giới; hoặc trọng tài.Tham vấn (Consultation) là phương thức các bên tự đàm phán để tìm một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trung gian, hòa giải và môi giới đã có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba, ngoài các bên tranh chấp, giúp các bên tìm ra một giải pháp chấp nhận chung. Các phương thức này do các bên tự nguyện thỏa thuận lựa chọn và áp dụng. Chúng phải tuân thủ nguyên tắc bí mật, có thể được bắt đầu và kết thúc tại bất kì thời điểm nào bởi các bên tranh chấp. Chúng có thể được tiến hành ngoài qui trình tố tụng tại WTO theo thông lệ quốc tế hoặc có thể được tiến hành theo qui trình tố tụng của DSU. Các bên tranh chấp luôn được khuyến khích để tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấp nhận chung ngay cả khi tranh chấp đã được đưa lên xét xử ở Ban hội thẩm hay AB. Ngoài ra, các thành viên của WTO còn có thể thỏa thuận lựa chọn và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo qui định tại Điều 25 của DSU.b.         Các loại khiếu kiện trong những tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOCũng như những loại tranh chấp khác tại WTO, đối với các tranh chấp về chống BPG, có ba loại khiếu kiện mà các thành viên của WTO có thể sử dụng:Thứ nhất là, khiếu kiện vi phạm. Khiếu kiện vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(a) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, loại đơn kiện này đặt ra hai yêu cầu phải chứng minh đối với nguyên đơn, đó là: (i) chứng minh sự tồn tại của một hành vi vi phạm Điều VI của GATT 1994 hoặc vi phạm ADA; (ii) hành vi vi phạm này trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn theo những hiệp định này. Trong hai điều kiện nói trên, điều kiện thứ nhất có một vai trò quan trọng hơn so với điều kiện thứ hai, bởi lẽ, theo Điều 3.8 của DSU, nguyên tắc suy đoán được áp dụng trong trường hợp này. Cũng cần lưu ý là, theo cách diễn đạt của Điều 3.8 của DSU, bị đơn vẫn có quyền lập luận để bác bỏ nguyên tắc suy đoán này, nhưng nếu họ không thành công, thì trong trường hợp, hành vi của họ bị kết luận là vi phạm các qui định của WTO, Ban hội thẩm và AB sẽ chấp nhận nguyên tắc suy đoán về sự “triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích”. Ví dụ như, trong vụ tranh chấp giữa Goatêmala và Mêxicô (vụ Goatêmala – Xi măng II), Goatêmala đã lập luận rằng việc họ không thông báo cho Mêxicô về đơn khởi kiện chống BPG trước khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Điều 5.5 của ADA không dẫn tới bất kì “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” nào của Mêxicô bởi lẽ Goatêmala đã không tiến hành bất kì hành động nào trên thực tế để bắt đầu cuộc điều tra cho đến khi Mêxicô nhận được thông báo, và hơn nữa, họ đã gia hạn thêm một khoảng thời gian là hai tháng để trả lời các bảng câu hỏi đối với các nhà xuất khẩu của Mêxicô. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận này của Goatêmala và đưa ra kết luận “sẽ không có điều gì là chắc chắn rằng Mêxicô có thể thực hiện được cho dù họ có nhận được một thông báo đúng hạn”, và khoảng thời gian trao thêm cho các nhà xuất khẩu Mêxicô cũng không thể bao biện cho việc không gửi thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô. Như vậy, trong vụ kiện này, Ban hội thẩm chấp nhận nguyên tắc suy đoán, theo đó, việc không thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô là vi phạm và đã dẫn đến “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” của Mêxicô.Thứ hai là, khiếu kiện không vi phạm. Khiếu kiện không vi phạm là loại đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(b) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về chống BPG, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện ngay cả khi không có bất kì một hành vi vi phạm nào được thực hiện bởi một thành viên khác, tuy nhiên, hành vi được cho là phù hợp với các qui định của WTO về chống BPG này lại ngăn cản một trong các mục tiêu đã nêu hoặc làm ảnh hưởng tới các cam kết thương mại được qui định trong Điều VI của GATT 1994 và ADA. Khi một thành viên muốn thực hiện thành công một “khiếu kiện không vi phạm” trong các vụ tranh chấp về chống BPG thì họ phải cố gắng chứng minh được đầy đủ ba điều kiện sau đây: (1) một thành viên WTO khác đã áp dụng một biện pháp; (2) có lợi ích theo Điều VI của GATT 1994 hoặc ADA được áp dụng; và (3) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích do áp dụng biện pháp này. Ngoài ra, theo Điều 26.1 của DSU, thành viên khiếu kiện trong trường hợp này còn phải đưa ra một bản giải trình chi tiết, nhưng rất tiếc, điều khoản này lại không chỉ rõ khi nào nguyên đơn phải làm điều đó: khi họ yêu cầu tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên Ban hội thẩm.Thứ ba là, khiếu kiện tình huống. Theo Điều XXIII:1(c) của GATT 1994, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện khi lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm bởi “một tình huống khác”. Theo cách diễn đạt đơn giản tại Điều XXIII:1(c) của GATT 1994 thì có thể suy luận rằng căn cứ để có thể tiến hành khiếu kiện tình huống phải bao gồm hai căn cứ sau đây: (i) phải có tình huống xảy ra ngoài những tình huống nêu tại điểm (a) và (b) của Điều XXIII:1 đồng thời; (ii) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích (hoặc cản trở việc đạt được mục tiêu của GATT 1994). Ngoài ra, theo Điều 26.2(a) của DSU, nếu một bên dựa trên “bất kì một tình huống nào khác” để khiếu kiện về việc lợi ích của họ bị triệt tiêu hoặc suy giảm thì phải đưa ra một bản giải trình chi tiết để biện hộ cho các lập luận của mình, tương tự như loại khiếu kiện không vi phạm.c.         Các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào các vụ tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOADA là một hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, bởi vậy, đối với các tranh chấp về chống BPG liên quan tới hiệp định này thì chỉ có các thành viên của WTO mới có thể trở thành các bên tranh chấp hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan (sau đây gọi là bên thứ ba) [41, tr. 29].Ban thư kí WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác và các chính quyền địa phương và khu vực cũng không được phép khởi kiện các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO. Các cá nhân hoặc công ty tư nhân, mặc dù họ có thể gây ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây sức ép đối với Chính phủ của nước mình trong việc khởi kiện ra WTO, nhưng rõ ràng, họ cũng không thể trực tiếp tham gia vào DSM của WTO, ngay cả khi thông thường họ chính là những người bị tác động tiêu cực nhất (với tư cách là những nhà xuất khẩu và nhập khẩu) bởi các biện pháp chống BPG.Đối với các tổ chức phi chính phủ khác có sự quan tâm chung tới các vấn đề được xử lý trong DSM của WTO, cho đến nay, vẫn còn có một số ý kiến khác nhau về sự tham gia của nhóm chủ thể này, đặc biệt là liên quan tới vấn đề Ban hội thẩm và AB có trách nhiệm phải xem xét các ý kiến được đệ trình theo hình thức “amicus curiae” hay không. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định đó là, người gửi các ý kiến theo hình thức amicus curiae không có quyền đòi hỏi các ý kiến này phải được xem xét. Các Ban hội thẩm và AB có quyền chấp nhận hoặc từ chối những ý kiến đó, và càng không có trách nhiệm phải xem xét chúng [26, tr. 37-38],[41, tr. 39].d.         Trình tự giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO và việc thực thi các quyết định của DSBTrình tự giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản, sẽ tuân theo các qui định chung của DSU. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG, về tố tụng, còn phải tuân theo các qui định từ Điều 17.4 đến 17.7 của ADA. Bên cạnh đó, đối với loại khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống, DSU còn có những qui định riêng về các thủ tục đặc biệt dành cho hai loại khiếu kiện này.(i)  Giai đoạn tham vấnTrong khuôn khổ WTO, tham vấn được xem như là “trạm dừng an toàn” bắt buộc (a mandatory “safety-stop”). Khi một thành viên muốn tiến hành tham vấn thì họ phải gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới thành viên được yêu cầu, đồng thời, họ phải gửi một bản sao tới DSB và tới các Hội đồng và Ủy ban liên quan của WTO. Trong yêu cầu tham vấn này, bên yêu cầu tham vấn phải nêu rõ lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện. Thông thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong yêu cầu tham vấn bao gồm: Điều 4, DSU; Điều 17.2 của ADA; Điều XXII và XXIII, GATT 1994. Theo cách diễn đạt của Điều 17.2, có thể thấy ADA không có bất kì sự phân biệt hay hạn chế nào về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tham vấn, miễn đó là “những vấn đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp định này”. Như vậy, có điểm khác biệt giữa phạm vi các vấn đề yêu cầu tham vấn và phạm vi các vấn đề yêu cầu thành lập Ban hội thẩm [95]. Ngoài ra, các bên tham gia còn phải tuân thủ các mốc thời hạn nhất định trong quá trình tiến hành tham vấn theo qui định của WTO.Về bản chất, tham vấn là việc thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp, bởi vậy, ở giai đoạn này, các bên thứ ba có vai trò rất hạn chế trong việc tham gia vào quá trình tham vấn. Theo Điều 4.11 của DSU, có một sự khác biệt về khả năng tham gia của bên thứ ba ở giai đoạn tham vấn tùy thuộc vào yêu cầu tham vấn được đưa ra dựa trên cơ sở Điều XXII hay Điều XXIII của GATT 1994 hoặc các điều khoản tương ứng trong các hiệp định khác có liên quan. Theo đó, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXII của GATT 1994 hoặc Điều 4 của DSU, thì các bên thứ ba có “lợi ích thương mại đáng kể” có thể được tham gia, Ngược lại, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXIII của GATT 1994 thì các bên thứ ba không thể đưa ra yêu cầu tham gia vào quá trình tham vấn. Sự khác biệt này cho phép bên yêu cầu cũng như bên được yêu cầu có thể đưa ra một quyết định mang tính chiến thuật xem liệu họ có muốn sự hiện diện và có thể, là cả sự ủng hộ của các bên thứ ba hay không.(ii)  Giai đoạn hội thẩmTheo Điều 4.8 của DSU, nếu việc tham vấn không thể tiến hành được hoặc được tiến hành mà không thành công, đồng thời nếu bên yêu cầu tham vấn muốn tiến hành các thủ tục tiếp theo thì họ có quyền đệ đơn lên DSB để yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Yêu cầu này phải được lập thành văn bản, trong đó, ngoài nội dung trình bày về việc đã tiến hành tham vấn, thì đơn yêu cầu còn phải nêu rõ các biện pháp (Measures) cụ thể đang được bàn cãi và đưa ra một sự tóm tắt ngắn gọn về các căn cứ pháp lý (Claims) của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Các biện pháp đang được bàn cãi và các căn cứ pháp lý cho việc khiếu kiện nói trên sẽ cấu thành các vấn đề tranh chấp (Matters) theo nghĩa được đề cập tới tại Điều 6.2 của DSU và Điều 17.4 của ADA. Về nguyên tắc, DSU không có bất kì hạn chế nào về số lượng các căn cứ pháp lý được đưa ra liên quan tới một biện pháp cụ thể, cũng như, trong cùng một vụ kiện, có thể liên quan tới nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ, trong vụ Hoa Kỳ - Thép tấm cuộn cán nóng (DS179), hai quyết định áp thuế chống BPG được ban hành bởi USDOC đều được xem xét và đánh giá đồng thời, trong đó, một quyết định liên quan tới thép cuộn không gỉ (Certain Stainless Steel Plate in Coils) và một quyết định liên quan tới thép tấm và thép dây không gỉ (Stainless Steel Sheet and Strip in Coils). Ngoài ra, cũng cần phải phân biệt giữa căn cứ pháp lý (Claims) với các lập luận (Arguments), theo đó, các căn cứ pháp lý được nêu ra ở đây với ý nghĩa là các điều khoản tham chiếu theo cách diễn đạt tại Điều 7 của DSU, cùng với các biện pháp được xác định, còn các lập luận là những lý lẽ của các bên tranh chấp nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra và làm rõ hơn văn bản đệ trình đầu tiên, văn bản tranh luận hay bác bỏ và được trình bày tại các cuộc họp chính thức thứ nhất và thứ hai tại Ban hội thẩm.Đối với các vụ tranh chấp về chống BPG, nội dung đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm được qui định ở cả Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU. Trong nội dung của đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, nguyên đơn phải nêu rõ “biện pháp có vấn đề” và “cơ sở pháp lý” của việc khiếu kiện. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R, tại đoạn 69 và đoạn 80, theo đó AB đã kết luận là Ban hội thẩm đã sai lầm khi nhận định đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm chỉ cần nêu rõ “cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện” mà không cần xác định rõ “biện pháp cụ thể có vấn đề” mà vẫn được coi là đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU. Ngoài ra, AB còn nêu rõ, đối với các tranh chấp trong khuôn khổ ADA, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp được đưa ra giải quyết tại DSB. Có thể lấy ví dụ về hai vụ kiện DS60 và DS156 của Mêxicô. Trong vụ kiện đầu tiên vào năm 1996, vụ Goatêmala – Xi măng I (DS60), Mêxicô đã khởi kiện Goatêmala về cuộc điều tra chống BPG mà Goatêmala tiến hành đối với xi măng poóc-lăng nhập khẩu từ Mêxicô vì cho rằng Goatêmala đã vi phạm các Điều 2, 3, 5 và 7.1 của ADA. Vụ việc đã được xét xử tại Ban hội thẩm, tuy nhiên, sau đó, báo cáo của Ban hội thẩm đã bị AB bác bỏ vì ngay từ đầu, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô vẫn chưa xác định được “biện pháp có vấn đề” [ 94]. Mêxicô đã khắc phục thiếu sót này bằng việc tiếp tục khởi xướng vụ kiện thứ hai, vụ Goatêmala – Xi măng II (DS156), vào năm 1999, về việc Goatêmala áp thuế chống BPG chính thức (một trong những biện pháp được qui định tại Điều 17.4 của ADA) đối với sản phẩm xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô. Lần này, đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU và vụ việc sau đó cũng đã được Ban hội thẩm xét xử và đi đến kết luận việc áp thuế chống BPG chính thức của Goatêmala đối với xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô có những sự vi phạm các qui định của ADA.Ngoài ra, trong yêu cầu của nguyên đơn còn phải chỉ ra được các lợi ích của thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo ADA, đang bị triệt tiêu hay suy giảm hoặc việc đạt được các mục tiêu của ADA đang bị cản trở. Mặc dù theo cách diễn đạt của Điều 17.5 của ADA, nguyên đơn không bị buộc phải sử dụng những từ như “triệt tiêu” (nullify) hay “suy giảm” (impair), nhưng rõ ràng cần hiểu rằng, nguyên đơn phải đưa ra những lập luận bắt buộc trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và hơn nữa, yêu cầu này phải chỉ ra một cách rõ ràng các lợi ích đã bị mất đi hoặc giảm đi như thế nào. Khi đó, các yêu cầu nêu tại Điều 17.4  của ADA và Điều 6.2 của DSU nên được áp dụng đồng thời. Tương tự như Điều 17.4, Điều 17.5 của ADA không hề có mâu thuẫn hay hủy bỏ hoặc thay thế Điều 6.2 của DSU mà chỉ đưa ra những yêu cầu bổ sung, chưa được đề cập trong Điều 6.2 của DSU đối với các tranh chấp về chống BPG. Vì vậy, khi một “vấn đề” được nguyên đơn đưa ra DSB để giải quyết theo Điều 17.4 của ADA, thì yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu tại Điều 17.4, Điều 17.5 cũng như Điều 6.2 của DSU.Khi có yêu cầu của nguyên đơn, DSB sẽ thành lập một Ban hội thẩm để xét xử vụ tranh chấp này. Về việc xem xét của Ban hội thẩm đối với các vụ tranh chấp về chống BPG liên quan tới các biện pháp chống BPG, ADA đã đưa ra một tiêu chí đánh giá cụ thể, mà không một hiệp định nào khác, kể cả DSU, có một qui định rõ ràng về vấn đề này. Nếu Điều 11 của DSU chỉ đặt ra một yêu cầu chung chung đối với tất cả các Ban hội thẩm là cần phải có “chuẩn đánh giá khách quan” (“objective asessment” standard) khi xem xét thì Điều 17.6 của ADA đã đặt ra cho các Ban hội thẩm xét xử các vụ tranh chấp về chống BPG thêm 2 yêu cầu cụ thể, đó là: (i) Ban hội thẩm sẽ xác định xem liệu những việc tiến hành trên thực tế của các cơ quan có thẩm quyền của phía bị đơn có phù hợp, và liệu những đánh giá của họ về những thực tế này có dựa trên sự khách quan và không phân biệt đối xử hay không (Điều 17.6(i) của ADA); (ii) trong quá trình Ban hội thẩm tiến hành giải thích một qui định có liên quan của ADA trên cơ sở phù hợp với các qui tắc tập quán trong việc giải thích luật quốc tế và phù hợp với Điều 3.2 của DSU, nếu qui định nói trên có thể được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì Ban hội thẩm cần xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với ADA nếu biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể được chấp nhận đó (Điều 17.6(ii) của ADA).Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU với những mốc thời hạn nhất định, nhưng cũng đưa ra một sự linh hoạt. Ban hội thẩm có thể tuân theo các thủ tục khác sau khi đã tham vấn với các bên (Điều 12.1 và đoạn 11 trong Phụ lục 3 của DSU). Việc giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và tuân theo nguyên tắc bí mật. Kết thúc giai đoạn xem xét vụ việc, một báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được đệ trình và thông qua tại DSB, trừ trường hợp có thông báo về việc kháng cáo của các bên tranh chấp gửi tới DSB trước thời điểm DSB thông qua bản báo cáo này.(iii)  Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩmViệc xét xử phúc thẩm đối với các tranh chấp về chống BPG hoàn toàn được tiến hành theo qui định của DSU bởi ADA không có qui định cụ thể nào khác. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm là giai đoạn giải quyết tranh chấp, theo đó, DSU cho phép các bên tranh chấp được kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4 của DSU). AB sẽ là cơ quan chuẩn bị các thủ tục làm việc trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và Tổng Giám đốc WTO. Bên cạnh các qui định của DSU, việc xét xử phúc thẩm của AB còn phải tuân theo “Thủ tục làm việc đối với rà soát phúc thẩm”. Tính đến hết tháng 12/2013, bản bổ sung mới nhất liên quan tới thủ tục làm việc của AB là tài liệu số WT/AB/WP/6 và có hiệu lực áp dụng đối với các kháng cáo được khởi xướng từ ngày 15/9/2010.Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm được bắt đầu bằng một văn bản kháng cáo gửi tới DSB trước khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xét xửphúc thẩm cũng được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bí mật. Kết thúc quá trình xem xét kháng cáo, AB sẽ đệ trình các báo cáo lên DSB và sẽ được DSB tiến hành việc thông qua. Báo cáo của AB là cuối cùng và các bên không được phép kháng cáo.(iv)  Giai đoạn thực thi quyết định của DSBViệc thực thi các quyết định của DSB liên quan tới các tranh chấp về chống BPG sẽ được điều chỉnh bởi DSU. Thông thường để thi hành các báo cáo của Ban hội thẩm và AB đã được thông qua, DSB sẽ ra một quyết định yêu cầu bên thua kiện xóa bỏ các biện pháp được xác định là vi phạm và phải tuân thủ các qui định của WTO về chống BPG (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện vi phạm và nguyên đơn được xử thắng) hoặc để tìm kiếm một sự điều chỉnh thỏa mãn các bên (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện không vi phạm và nguyên đơn được xử thắng). Các bên liên quan tới tranh chấp phải chấp nhận các báo cáo đã được thông qua này một cách vô điều kiện (Điều 17.4, DSU). DSB có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của bên thua kiện đối với các quyết định mà cơ quan này đã thông qua.Theo: Nguyễn Thị Thu HiềnLink luận án: Tại đây