0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0cf9cc1d10-Biện-pháp-bảo-đảm-quyền-của-người-khuyết-tật-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-.jpg.webp

Biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội

2.2.  Biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội

Quyền của NKT trong pháp luật ASXH được ghi nhận đầy đủ trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Để những quyền đó trở thành quyền thực tế thì cần có biện pháp thích hợp để thực hiện quyền.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm 2003 thì “biện pháp” là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể; “bảo đảm” làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Qua đó, có thể hiểu biện pháp bảo đảm là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể được thực hiện một cách chắc chắn.

Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết bảo đảm và thúc đẩy việc biến các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với NKT mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Khoản 1 Điều 4 CRPD ghi nhận nhiều biện pháp để hiện thực hoá quyền của NKT. Bao gồm việc thông qua biện pháp lập pháp và biện pháp hành pháp hoặc các biện pháp khác để thi hành các quyền của NKT. Biện pháp lập pháp, cần sửa đổi hoặc hủy bỏ các luật, quy định, tập quán và thông lệ hiện hành có tính chất phân biệt đối xử đối với NKT. Trong tất cả các chính sách và chương trình cần cân nhắc việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của NKT. Biện pháp hành pháp, phải bảo đảm mọi thể chế và cơ quan công quyền hành xử phù hợp với Công ước. Để thực thi hiệu quả quyền của NKT, các quốc gia có thể thực hiện những biện pháp khác. Các quốc gia phải sử dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật; tiến hành hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển hàng hoá, dịch vụ trang bị và tiện ích thiết kế phổ dụng; khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy việc phổ biến và sử dụng công nghệ này trong đó có công nghệ thông tin liên lạc, phương tiện và thiết bị hỗ trợ di chuyển, các công nghệ trợ giúp phù hợp với NKT, ưu tiên các công nghệ có giá thành vừa phải; Cung cấp thông tin dễ tiếp cận cho NKT; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực NKT.

Từ cách hiểu về biện pháp bảo đảm và quan điểm của Liên hợp quốc về trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền của NKT thì biện pháp bảo đảm quyền của NKT được hiểu là cách thức thích hợp, hiệu quả được thực hiện bởi nhà nước và xã hội để quyền của NKT được thực hiện trên thực tế. 

Các rào cản và thách thức mà NKT phải đối mặt rất đa dạng nên để quyền của NKT được thực hiện trên thực tế thì các biện pháp bảo đảm quyền của NKT cũng phải đa dạng hoá với sự tham gia của nhiều chủ thể. Liên hợp quốc không đặt ra những biện pháp cứng nhắc để buộc các quốc gia phải thực hiện mà để các quốc gia tự đưa ra những biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước mình. Trong đó, nhà nước có trách nhiệm chính bảo đảm quyền của NKT, bên cạnh sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.

Biện pháp bảo đảm quyền của NKT được phân loại như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào cách thức bảo đảm quyền của NKT có biện pháp lập pháp và biện pháp hành pháp. Biện pháp lập pháp là việc ghi nhận quyền, bảo đảm quyền trong pháp luật quốc gia; biện pháp hành pháp là việc thực thi, bảo đảm quyền của NKT thông qua các chủ thể có thẩm quyền.

Thứ hai, căn cứ vào cách thức thực hiện quyền của NKT có biện pháp bảo vệ quyền và biện pháp thúc đẩy quyền của NKT. Biện pháp bảo vệ quyền là việc áp dụng chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền của NKT; biện pháp thúc đẩy quyền của NKT rất đa dạng bao gồm tất cả những biện pháp nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử với NKT, tạo môi trường tiếp cận đối với NKT nhằm mục đích NKT được hoà nhập cộng đồng.

Thứ ba, căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm quyền của NKT có biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý. Biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý bao quát cả biện pháp lập pháp, biện pháp hành pháp và biện pháp bảo vệ quyền, biện pháp thúc đẩy quyền của NKT. Chính vì vậy, đây là những biện pháp bảo đảm quyền của NKT phổ biến nhất và được nhiều học giả tán thành.

2.1.1. Biện pháp xã hội

Biện pháp xã hội được hiểu là những biện pháp tác động đến ý thức và môi trường xã hội nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để NKT thực hiện quyền.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT.

Hiểu sai, hiểu không đầy đủ về NKT và quyền của NKT là một trong những rào cản khiến NKT gặp khó khăn khi tiếp cận quyền. Để hướng đến mục tiêu NKT được bình đẳng tiếp cận quyền thì cần phải xoá bỏ rào cản nhận thức tiêu cực về NKT. Thông qua biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT sẽ giúp gia đình của NKT, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội hình thành thái độ tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và ghi nhận năng lực, sự đóng góp của NKT.

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có hiểu biết toàn diện về quyền NKT đặc biệt là quyền NKT liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Cơ quan, đơn vị sẽ ban hành văn bản, chính sách bình đẳng với NKT và thúc đẩy quyền của NKT.

Cán bộ, viên chức, người lao động làm việc ở trường học, bệnh viện, bến tàu, rạp chiếu phim... nơi có NKT đến tham gia có thái độ tôn trọng NKT, thực hiện đúng pháp luật về NKT và có cách cư xử phù hợp với từng dạng tật.

Hội/nhóm của NKT và vì NKT khi được trang bị những kiến thức về quyền của NKT sẽ nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong hoạt động vì NKT.

Nhiều NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm, tự ti nên họ thường tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Để NKT thêm tự tin, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của cuộc sống thì cần giúp họ hiểu được giá trị của bản thân, từ đó, họ sẽ tìm cách để vươn lên trong cuộc sống. Khi NKT có hiểu biết về quyền của mình thì họ sẽ có ý thức thực hiện quyền và biết cách bảo vệ quyền khi bị xâm phạm.

Biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thể như nhà nước ghi nhận trong luật, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí, hội thảo, chương trình đào tạo, thông qua các hoạt động hội của NKT... Nội dung tuyên truyền bao gồm quy định về quyền NKT được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia; nêu tấm gương NKT học tốt, làm kinh tế giỏi...

Thứ hai, bảo đảm về cơ sở vật chất tiếp cận với NKT.

NKT có những khiếm khuyết cơ thể khiến cho họ không thể thực hiện quyền của mình giống như người bình thường. Đối với NKT nghe, họ sẽ không nghe bằng tai mà nghe bằng mắt; NKT nhìn, họ không nhìn bằng mắt mà nhìn bằng các xúc giác; NKT nói, họ không nói bằng miệng mà nói bằng tay; NKT vận động không đi lại bằng chân mà bằng xe lăn... Điều đó có nghĩa rằng NKT có thể thực hiện các quyền cơ bản nhất của một con người như nghe, nói, nhìn, đi lại... nếu như họ được cấp những công cụ, phương tiện để họ sử dụng nhằm thay thế cho những phần cơ thể bị mất, chức năng cơ thể bị giảm sút.

NKT có thể thực hiện quyền con người khác bao gồm học tập, lao động, vui chơi, giải trí, di chuyển... nếu họ được trang bị các phương tiện phù hợp. NKT nhìn có thể học tập nếu có sách chữ nổi, bài giảng bằng âm thanh; NKT vận động có thể di chuyển nếu có xe lăn, chân tay giả; NKT nghe có thể tiếp cận thông tin nếu có máy trợ thính hoặc truyền hình hỗ trợ người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu/phụ đề...

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
409 ngày trước
Biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội
2.2.  Biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hộiQuyền của NKT trong pháp luật ASXH được ghi nhận đầy đủ trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Để những quyền đó trở thành quyền thực tế thì cần có biện pháp thích hợp để thực hiện quyền.Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm 2003 thì “biện pháp” là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể; “bảo đảm” làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Qua đó, có thể hiểu biện pháp bảo đảm là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể được thực hiện một cách chắc chắn.Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết bảo đảm và thúc đẩy việc biến các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với NKT mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Khoản 1 Điều 4 CRPD ghi nhận nhiều biện pháp để hiện thực hoá quyền của NKT. Bao gồm việc thông qua biện pháp lập pháp và biện pháp hành pháp hoặc các biện pháp khác để thi hành các quyền của NKT. Biện pháp lập pháp, cần sửa đổi hoặc hủy bỏ các luật, quy định, tập quán và thông lệ hiện hành có tính chất phân biệt đối xử đối với NKT. Trong tất cả các chính sách và chương trình cần cân nhắc việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của NKT. Biện pháp hành pháp, phải bảo đảm mọi thể chế và cơ quan công quyền hành xử phù hợp với Công ước. Để thực thi hiệu quả quyền của NKT, các quốc gia có thể thực hiện những biện pháp khác. Các quốc gia phải sử dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật; tiến hành hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển hàng hoá, dịch vụ trang bị và tiện ích thiết kế phổ dụng; khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy việc phổ biến và sử dụng công nghệ này trong đó có công nghệ thông tin liên lạc, phương tiện và thiết bị hỗ trợ di chuyển, các công nghệ trợ giúp phù hợp với NKT, ưu tiên các công nghệ có giá thành vừa phải; Cung cấp thông tin dễ tiếp cận cho NKT; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực NKT.Từ cách hiểu về biện pháp bảo đảm và quan điểm của Liên hợp quốc về trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền của NKT thì biện pháp bảo đảm quyền của NKT được hiểu là cách thức thích hợp, hiệu quả được thực hiện bởi nhà nước và xã hội để quyền của NKT được thực hiện trên thực tế. Các rào cản và thách thức mà NKT phải đối mặt rất đa dạng nên để quyền của NKT được thực hiện trên thực tế thì các biện pháp bảo đảm quyền của NKT cũng phải đa dạng hoá với sự tham gia của nhiều chủ thể. Liên hợp quốc không đặt ra những biện pháp cứng nhắc để buộc các quốc gia phải thực hiện mà để các quốc gia tự đưa ra những biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước mình. Trong đó, nhà nước có trách nhiệm chính bảo đảm quyền của NKT, bên cạnh sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.Biện pháp bảo đảm quyền của NKT được phân loại như sau:Thứ nhất, căn cứ vào cách thức bảo đảm quyền của NKT có biện pháp lập pháp và biện pháp hành pháp. Biện pháp lập pháp là việc ghi nhận quyền, bảo đảm quyền trong pháp luật quốc gia; biện pháp hành pháp là việc thực thi, bảo đảm quyền của NKT thông qua các chủ thể có thẩm quyền.Thứ hai, căn cứ vào cách thức thực hiện quyền của NKT có biện pháp bảo vệ quyền và biện pháp thúc đẩy quyền của NKT. Biện pháp bảo vệ quyền là việc áp dụng chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền của NKT; biện pháp thúc đẩy quyền của NKT rất đa dạng bao gồm tất cả những biện pháp nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử với NKT, tạo môi trường tiếp cận đối với NKT nhằm mục đích NKT được hoà nhập cộng đồng.Thứ ba, căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm quyền của NKT có biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý. Biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý bao quát cả biện pháp lập pháp, biện pháp hành pháp và biện pháp bảo vệ quyền, biện pháp thúc đẩy quyền của NKT. Chính vì vậy, đây là những biện pháp bảo đảm quyền của NKT phổ biến nhất và được nhiều học giả tán thành.2.1.1. Biện pháp xã hộiBiện pháp xã hội được hiểu là những biện pháp tác động đến ý thức và môi trường xã hội nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để NKT thực hiện quyền.Thứ nhất, nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT.Hiểu sai, hiểu không đầy đủ về NKT và quyền của NKT là một trong những rào cản khiến NKT gặp khó khăn khi tiếp cận quyền. Để hướng đến mục tiêu NKT được bình đẳng tiếp cận quyền thì cần phải xoá bỏ rào cản nhận thức tiêu cực về NKT. Thông qua biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT sẽ giúp gia đình của NKT, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội hình thành thái độ tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và ghi nhận năng lực, sự đóng góp của NKT.Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có hiểu biết toàn diện về quyền NKT đặc biệt là quyền NKT liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Cơ quan, đơn vị sẽ ban hành văn bản, chính sách bình đẳng với NKT và thúc đẩy quyền của NKT.Cán bộ, viên chức, người lao động làm việc ở trường học, bệnh viện, bến tàu, rạp chiếu phim... nơi có NKT đến tham gia có thái độ tôn trọng NKT, thực hiện đúng pháp luật về NKT và có cách cư xử phù hợp với từng dạng tật.Hội/nhóm của NKT và vì NKT khi được trang bị những kiến thức về quyền của NKT sẽ nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong hoạt động vì NKT.Nhiều NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm, tự ti nên họ thường tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Để NKT thêm tự tin, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của cuộc sống thì cần giúp họ hiểu được giá trị của bản thân, từ đó, họ sẽ tìm cách để vươn lên trong cuộc sống. Khi NKT có hiểu biết về quyền của mình thì họ sẽ có ý thức thực hiện quyền và biết cách bảo vệ quyền khi bị xâm phạm.Biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thể như nhà nước ghi nhận trong luật, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí, hội thảo, chương trình đào tạo, thông qua các hoạt động hội của NKT... Nội dung tuyên truyền bao gồm quy định về quyền NKT được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia; nêu tấm gương NKT học tốt, làm kinh tế giỏi...Thứ hai, bảo đảm về cơ sở vật chất tiếp cận với NKT.NKT có những khiếm khuyết cơ thể khiến cho họ không thể thực hiện quyền của mình giống như người bình thường. Đối với NKT nghe, họ sẽ không nghe bằng tai mà nghe bằng mắt; NKT nhìn, họ không nhìn bằng mắt mà nhìn bằng các xúc giác; NKT nói, họ không nói bằng miệng mà nói bằng tay; NKT vận động không đi lại bằng chân mà bằng xe lăn... Điều đó có nghĩa rằng NKT có thể thực hiện các quyền cơ bản nhất của một con người như nghe, nói, nhìn, đi lại... nếu như họ được cấp những công cụ, phương tiện để họ sử dụng nhằm thay thế cho những phần cơ thể bị mất, chức năng cơ thể bị giảm sút.NKT có thể thực hiện quyền con người khác bao gồm học tập, lao động, vui chơi, giải trí, di chuyển... nếu họ được trang bị các phương tiện phù hợp. NKT nhìn có thể học tập nếu có sách chữ nổi, bài giảng bằng âm thanh; NKT vận động có thể di chuyển nếu có xe lăn, chân tay giả; NKT nghe có thể tiếp cận thông tin nếu có máy trợ thính hoặc truyền hình hỗ trợ người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu/phụ đề...Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây