0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0d59491db4-Thực-trạng-quyền-của-người-khuyết-tật-được-bảo-đảm-thực-hiện-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-Việt-Nam-.jpg.webp

Thực trạng quyền của người khuyết tật được bảo đảm thực hiện trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

3.2. Thực trạng quyền của người khuyết tật được bảo đảm thực hiện trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

3.2.1. Biện pháp xã hội

3.2.1.1.  Nâng cao nhận thức về người khuyết tật và quyền của người khuyết tật

Nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT là một trong những biện pháp nhằm xoá bỏ rào cản về thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT. Theo CRPD thì các quốc gia thành viên phải có biện pháp để “nâng cao nhận thức toàn xã hội, kể cả cấp độ gia đình”(Điểm a Khoản 1 Điều 8), nâng cao nhận thức về NKT cho giáo viên giảng dạy NKT, chuyên gia, nhân viên giáo dục (Khoản 4 Điều 24); “nâng cao nhận thức về quyền con người, nhân phẩm, sự tự lực và nhu cầu của người khuyết tật, thông qua đào tạo và tuyên truyền tiêu chuẩn y đức cho cơ sở y tế công và tư” (Điểm d Điều 25). Như vậy, theo Liên hợp quốc thì tất cả mọi người phải nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT đặc biệt là gia đình, giáo viên, bác sỹ. Biện pháp này được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 8 Luật NKT năm 2010“thành viên gia đình NKT nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật”. Thành viên gia đình NKT là những người gần gũi nhất với NKT, họ sống cùng NKT, chăm sóc NKT nên nâng cao hiểu biết cho thành viên gia đình NKT là điều cần thiết, nhưng như vậy là chưa đủ, trách nhiệm này phải thuộc về toàn xã hội.

Để nâng cao nhận thức, CRPD dành riêng Điều 8 quy định 4 biện pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội bao gồm: Khởi xướng và duy trì các chiến dịch nâng cao nhận thức, thúc đẩy công nhận kỹ năng, phẩm chất, sự khéo léo, sự đóng góp của NKT, khuyến khích cơ quan truyền thông đưa tin về NKT, tăng cường các chương trình đào tạo nhận thức về NKT và quyền của NKT. Tại Khoản 1 Điều 13 Luật NKT cũng quy định“thông tin truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm... nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về vấn đề khuyết tật, chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật”. Những biện pháp trong Luật NKT còn quá sơ sài, khó triển khai, đây chỉ là một trong bốn giải pháp được ghi nhận tại CRPD.

3.2.1.2.  Bảo đảm môi trường vật chất tiếp cận với NKT

Thứ nhất, bảo đảm về công trình xây dựng tiếp cận với NKT

Công trình xây dựng tiếp cận với NKT sẽ tạo cơ hội cho NKT có thể độc lập, chủ động tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, giao thông, giải trí, du lịch... Để nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp thì việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để đảm bảo NKT tiếp cận (Khoản 1 Điều 39 Luật NKT 2010).

Nhà nước đã ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đảm bảo NKT tiếp cận. Tất cả các công trình xây dựng từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường học, trụ sở làm việc, bến tàu, bến xe, các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị, công trình đường và hè phố; khu vui chơi, giải trí; công trình lưu trú; công trình văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch... không phân biệt của nhà nước hay tư nhân, công trình xây mới hay cải tạo, nâng cấp đều phải được thiết kế và xây dựng theo đúng quy chuẩn xây dựng để NKT có thể tiếp cận và sử dụng. Ngay từ khâu phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đảm bảo NKT tiếp cận. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, chủ sở hữu, quản lý công trình và những người liên quan khác phải biết các thông tin về những tiêu chuẩn này và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình tiếp cận với NKT. Những công trình không tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ được coi là không tiếp cận với NKT và cũng đồng nghĩa với việc đã và đang phân biệt đối xử với NKT.

Cho đến thời điểm hiện nay, Quy chuẩn xây dựng được ban hành khá đầy đủ nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như tên quy chuẩn sử dụng thuật ngữ “người tàn tật”; nội dung trùng lặp nhau như QCXD 10:2014/BXD, TCXDVN 264:2002, TCXDVN 266:2002 đều quy định về quy chuẩn đối với với nhà ở. Một số quy chuẩn chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận công trình của NKT. Phải kể đến TCXDVN 264:2002 mới chỉ quy định điều kiện tiếp cận đến và vào khu vui chơi mà chưa quy định tiêu chuẩn để NKT có thể độc lập tham gia các trò chơi. Tiêu chuẩn xây dựng này cũng mới quy định điều kiện tiếp cận vào công trình thể thao mà vẫn thiếu các tiêu chí đối với khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu, khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ). TCVN 10:2014/BXD và TCXDVN 264:2002 chỉ quy định điều kiện tiếp cận khách sạn, nhà nghỉ nhưng chưa quy định tỷ lệ phòng tiếp cận với NKT dùng xe lăn trên tổng số phòng tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về khách sạn – Xếp hạng đã đưa ra các tiêu chí để xếp hạng khách hạng từ một sao đến năm sao vẫn còn thiếu nhiều tiêu chí cơ bản như lối vào, cửa, thang máy tiếp cận với NKT, có tiêu chí chưa hợp lý như buồng ngủ tiếp cận phải có giường cho NKT dùng xe lăn. Thực tế thì NKT dùng xe lăn gặp khó khăn nhất với tiếp cận khách sạn là nhà vệ sinh, phòng tắm còn giường lại không phải là trở ngại với họ.

Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày 01/01/2011 mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với NKT phải được cải tao, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp  cận theo lộ trình .  Quy  định  lộ  trình  cải tạo  công trình  như  trên  là  hợp  lý, không tạo ra sức ép cho các chủ công trình, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc “Điều chỉnh hợp lý” theo CRPD. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng mà Luật NKT không đề cập đến là chi phí để cải tạo công trình. Trong khi đó, Điểm f Khoản 1 Điều 4 CRPD quy định“chỉ cần mức cải tạo và giá thành tối thiểu để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật”. Với quy định ngắn gọn như vậy sẽ tạo tâm lý thoải mái cho chủ công trình, họ sẽ tìm ra những giải pháp cải tạo tiết kiệm nhất mà NKT vẫn có thể tiếp cận được.

Để tăng cơ hội tiếp cận với cơ sở PHCN, trợ giúp xã hội, nhà nước có chính sách mở rộng mạng lưới cơ sở PHCN và trợ giúp xã hội. Nhằm phát triển mạng lưới PHCN, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2013/TT-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ sở PHCN trên toàn quốc. Trước đây, việc PHCN cho NKT chủ yếu thực hiện ở cơ sở chỉnh hình PHCN của Nhà nước và đối tượng chủ yếu là người có công với cách mạng. Hiện nay, các cơ sở PHCN được thành lập gồm cả công lập, dân lập… tạo điều kiện thuận lợi để NKT được PHCN. Nhằm củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài  công lập cũng như bảo đảm điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với NKT thì Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội ban hành Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025. Trong đó đưa ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để làm cơ sở thực hiện nhằm ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho NKT.

Thứ hai, bảo đảm về phương tiện giao thông tiếp cận với NKT.

Để tham gia giao thông nhanh chóng và thuận lợi thì NKT cũng có quyền được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân phù hợp với sức khoẻ và từng dạng tật. Để đảm bảo an toàn cho NKT khi tham gia giao thông thì phương tiện giao thông NKT sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật theo QCVN 14:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe môtô, xe gắn máy. Xe dành cho NKT không chỉ đảm bảo những yêu cầu chung về kỹ thuật mà còn phải đảm bảo các yêu cầu riêng về động cơ, bánh xe, chiều dài, chiều rông, chiều cao; xe phải có ký hiệu xe dùng cho NKT ở vị trí thích hợp để có thể nhân biết dễ dàng...

Đối với phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì NKT được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó (Khoản 1 Điều 41 Luật NKT 2010). NKT sẽ được cấp giấy phép điều khiển phương tiện khi đủ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khoẻ theo quy định pháp luật109. Việc cấp giấy phép lái xe cho NKT đã mở ra một cánh cửa mới cho NKT tiếp cận tham gia giao thông. Đây là quy định rất nhân văn, giúp cho NKT được hoà nhập cộng đồng, tuy nhiên quy định này còn hai điểm chưa hợp lý:

Một là, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì NKT có thể được cấp giấy phép lái xe hạng A1 và hạng B1. Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho NKT điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho NKT và xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 . Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển ô tô dùng cho NKT; ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Như vậy, khi NKT không thể điều khiển xe mô tô, xe ô tô thông thường mà sử dụng xe mô tô ba bánh, xe ô tô dành cho NKT để tập lái và sát hạch. Khi đủ điều kiện và được cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc B1 thì khi tham gia giao thông NKT vẫn có quyền sử dụng những loại xe thông thường khác. Nếu NKT học lái và sát hạch bằng xe dành cho NKT và sau khi được cấp bằng lái lại sử dụng phương tiện khác thì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho xã hội và cho chính NKT. Do đó, nhà nước cần có quy định rõ về giấy phép lái xe của NKT khi thi sát hạch bằng xe mô tô ba bánh và xe ô tô dành cho NKT.

Hai là, trường hợp NKT không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch thì NKT có thể sử dụng ô tô của NKT để làm xe tập lái và sát hạch. Ô tô của NKT thường được cải tạo để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng dạng tật (khuyết tật chân hay khuyết tật tay...). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, không có văn bản quy định về điều kiện xe của NKT được sử dụng để học lái và thi sát hạch. Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đã quy định về điều kiện của xe tập lái tại các Điểm đ, e, i và k Khoản 2 Điều 6 nhưng Điều 2 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2016/NĐ- CP đã bãi bỏ những điều kiện này. Bên cạnh đó, Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ô tô) cũng không có các quy định cụ thể, đặc thù về cải tạo xe cơ giới dành cho lái xe là NKT. Sự thiếu sót này đã gây lúng túng cho cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe khi phải quyết định xe của NKT có đủ an toàn để dùng làm xe tập lái và sát hạch hay không.

NKT có thể tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách110. Để NKT có thể tiếp cận được với các phương tiện này thì Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT đã quy định “phương tiện giao thông tiếp cận”, “giao thông tiếp cận”. Phương tiện giao thông tiếp cận là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận để NKT tiếp cận, sử dụng (Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT). Quy định về giao thông tiếp cận thể hiện tư tưởng rất mới, rất tiến bộ của các nhà làm luật Việt Nam, phù hợp với xu hướng trên thế giới.

Để các phương tiện giao thông công cộng tiếp cận với NKT, nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố và phương tiện giao thông đường sắt. Đối với phương tiện giao thông khác (taxi, xe khách liên tỉnh, tàu thuỷ, phà...) thì chưa có văn bản quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quản lý phương tiện giao thông công cộng không có cơ sở pháp lý để cải tạo phương tiện tiếp cận với NKT.

Thứ ba, bảo đảm về công nghệ thông tin, truyền thông, sản phẩm văn hoá tiếp cận với NKT.

Để NKT tiếp cận công nghệ thông tin Nhà nước đã ban hành một số tiêu chuẩn quốc gia về công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận cho NKT112. Những tiêu chuẩn này sẽ là thước đo cho nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông để NKT có thể tiếp cận.

Để có nhiều tác phẩm ở dạng dễ tiếp cận mà không vướng vào trở ngại quyền tác giả thì tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”113. Liên quan đến vấn đề này, Hiệp ước Marakkesh (thông qua ngày 27/6/2013 tại Marrakesh, Marốc) đã ghi nhận các quốc gia phê chuẩn phải đưa ra những giới hạn và ngoại lệ đối với quy định bản quyền nhằm cho phép sao chép, phân phối các tác phẩm đã xuất bản, sản xuất chúng bằng các định dạng được thiết kế phù hợp cho người khiếm thị và người không đọc được chữ in bình thường, đồng thời, cho phép trao đổi các tác phẩm đó giữa các nước với nhau thông qua các tổ chức phục vụ những người thụ hưởng nói trên. Cho đến thời điểm hiện nay, có 31 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hiệp ước Marakkesh, tuy nhiên, Việt Nam chưa phê chuẩn hiệp ước này. Trong tương lai, nếu Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước Marakkesh sẽ rất ý nghĩa bởi đây sẽ là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá đọc của NKT, đồng thời, cũng giúp NKT Việt Nam có thêm cơ hội chia sẻ và đón nhận tài liệu của các tổ chức, cá nhân trên thế giới.

Để NKT nghe, nhìn tiếp cận với văn hoá, thông tin thì họ có thể tiếp cận thông qua sách báo chữ nổi hoặc băng sách nói. Việc xuất bản các ấn phẩm chữ nổi rất đắt do phát sinh thêm chi phí cho người dịch tác phẩm sang chữ nổi, máy in chuyên biệt, giấy in dày, dai; chi phí vận chuyển, bảo quản. Do đó, nhà nước hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ (Khoản 3 Điều 43 Luật NKT 2010). Tuy nhiên, hỗ trợ bằng hình thức nào thì chưa có quy định cụ thể.

Truyền thanh và truyền hình cũng là một nguồn cung cấp thông tin cho NKT. Tuy nhiên, đối với NKT nghe sẽ không thể tiếp cận thông tin qua truyền thanh nhưng có thể tiếp cận thông tin qua truyền hình nếu truyền hình áp dụng công nghệ hỗ trợ (như phụ đề tiếng Việt, ngôn ngữ ký hiệu). Để NKT nghe có thể tiếp cận thông tin qua truyền hình thì Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 26/2020/TT-BTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông đã quy định“Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cung cấp kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật nghe tiếp cận chương trình thời sự chính trị tổng hợp hàng ngày trên kênh”. Như vậy, so với Thông tư số 28/2009/TT-BTTT thì nhà nước đã mở rộng phạm vi chủ thể có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận chương trình truyền hình, bao gồm tất cả các đài truyền hình có kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, không phân biệt đài truyền trung ương và địa phương như trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ hỗ trợ NKT nghe chỉ bắt buộc đối với chương trình thời sự chính trị tổng hợp hàng ngày. Thực tế, ngoài chương trình thời sự tổng hợp, còn nhiều chương trình khác rất hấp dẫn và có tính giải trí cao như phim, truyền hình thực tế, game show, thể dục thể thao, du lịch... thì chưa có quy định bắt buộc đài truyền hình áp dụng công nghệ hỗ trợ để người NKT nghe tiếp cận. Do đó, quyền được thưởng thức văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch qua truyền hình của NKT cũng bị hạn chế rất nhiều.

Để tăng cường cơ hội tiếp cận với thông tin, tri thức cho NKT nhìn và NKT nghe/nói thì chữ nổi Braille và ngôn ngữ ký hiệu được dùng thống nhất trong toàn quốc. Thông tư số 15/2019/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho NKT và Thông tư số 17/2020/TT-BGDĐT ban hành quy chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu. Bộ chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille là căn cứ thống nhất để in sách, báo chữ nổi... Bộ Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu sẽ là căn cứ thống nhất để các cơ sở giáo dục sử dụng trong quá trình giảng dạy, xây dựng học liệu trong giáo dục, cũng như truyền tải thông tin giải trí bằng ngôn ngữ ký hiệu, từ đó tạo cơ hội cho học tập, giải trí, tiếp cận thông tin của NKT.

3.2.1.3.  Bảo đảm chất lượng, số lượng cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội có người khuyết tật tham gia.

Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ bác sỹ, y tế, giáo viên giảng dạy NKT. Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, PHCN; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục NKT, nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục NKT116. Luật NKT mới chỉ đề cập đến đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Phạm vi chủ thể mà Luật NKT đề cập còn quá hẹp so với Điểm I Khoản 1 Điều 4 CRPD “tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật”. Do đó, để tương thích với CRPD thì Luật NKT cần mở rộng phạm vi chủ thể được nhà nước phát triển đội ngũ nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cung ứng các dịch vụ cho NKT.

Để đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên giảng dạy cho NKT thì Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia thành viên“phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille” (Khoản 4 Điều 24 CRPD). Để giáo viên giảng dạy cho NKT yên tâm công tác và thu hút nhiều người lựa chọn công việc này thì nhà nước đã cho họ hưởng các chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi (Khoản 2 Điều 29 Luật NKT)117. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có chính sách riêng về việc tuyển dụng cho giáo viên là NKT có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
519 ngày trước
Thực trạng quyền của người khuyết tật được bảo đảm thực hiện trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam
3.2. Thực trạng quyền của người khuyết tật được bảo đảm thực hiện trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam3.2.1. Biện pháp xã hội3.2.1.1.  Nâng cao nhận thức về người khuyết tật và quyền của người khuyết tậtNâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT là một trong những biện pháp nhằm xoá bỏ rào cản về thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT. Theo CRPD thì các quốc gia thành viên phải có biện pháp để “nâng cao nhận thức toàn xã hội, kể cả cấp độ gia đình”(Điểm a Khoản 1 Điều 8), nâng cao nhận thức về NKT cho giáo viên giảng dạy NKT, chuyên gia, nhân viên giáo dục (Khoản 4 Điều 24); “nâng cao nhận thức về quyền con người, nhân phẩm, sự tự lực và nhu cầu của người khuyết tật, thông qua đào tạo và tuyên truyền tiêu chuẩn y đức cho cơ sở y tế công và tư” (Điểm d Điều 25). Như vậy, theo Liên hợp quốc thì tất cả mọi người phải nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT đặc biệt là gia đình, giáo viên, bác sỹ. Biện pháp này được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 8 Luật NKT năm 2010“thành viên gia đình NKT nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật”. Thành viên gia đình NKT là những người gần gũi nhất với NKT, họ sống cùng NKT, chăm sóc NKT nên nâng cao hiểu biết cho thành viên gia đình NKT là điều cần thiết, nhưng như vậy là chưa đủ, trách nhiệm này phải thuộc về toàn xã hội.Để nâng cao nhận thức, CRPD dành riêng Điều 8 quy định 4 biện pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội bao gồm: Khởi xướng và duy trì các chiến dịch nâng cao nhận thức, thúc đẩy công nhận kỹ năng, phẩm chất, sự khéo léo, sự đóng góp của NKT, khuyến khích cơ quan truyền thông đưa tin về NKT, tăng cường các chương trình đào tạo nhận thức về NKT và quyền của NKT. Tại Khoản 1 Điều 13 Luật NKT cũng quy định“thông tin truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm... nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về vấn đề khuyết tật, chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật”. Những biện pháp trong Luật NKT còn quá sơ sài, khó triển khai, đây chỉ là một trong bốn giải pháp được ghi nhận tại CRPD.3.2.1.2.  Bảo đảm môi trường vật chất tiếp cận với NKTThứ nhất, bảo đảm về công trình xây dựng tiếp cận với NKTCông trình xây dựng tiếp cận với NKT sẽ tạo cơ hội cho NKT có thể độc lập, chủ động tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, giao thông, giải trí, du lịch... Để nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp thì việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để đảm bảo NKT tiếp cận (Khoản 1 Điều 39 Luật NKT 2010).Nhà nước đã ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đảm bảo NKT tiếp cận. Tất cả các công trình xây dựng từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường học, trụ sở làm việc, bến tàu, bến xe, các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị, công trình đường và hè phố; khu vui chơi, giải trí; công trình lưu trú; công trình văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch... không phân biệt của nhà nước hay tư nhân, công trình xây mới hay cải tạo, nâng cấp đều phải được thiết kế và xây dựng theo đúng quy chuẩn xây dựng để NKT có thể tiếp cận và sử dụng. Ngay từ khâu phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đảm bảo NKT tiếp cận. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, chủ sở hữu, quản lý công trình và những người liên quan khác phải biết các thông tin về những tiêu chuẩn này và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình tiếp cận với NKT. Những công trình không tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ được coi là không tiếp cận với NKT và cũng đồng nghĩa với việc đã và đang phân biệt đối xử với NKT.Cho đến thời điểm hiện nay, Quy chuẩn xây dựng được ban hành khá đầy đủ nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như tên quy chuẩn sử dụng thuật ngữ “người tàn tật”; nội dung trùng lặp nhau như QCXD 10:2014/BXD, TCXDVN 264:2002, TCXDVN 266:2002 đều quy định về quy chuẩn đối với với nhà ở. Một số quy chuẩn chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận công trình của NKT. Phải kể đến TCXDVN 264:2002 mới chỉ quy định điều kiện tiếp cận đến và vào khu vui chơi mà chưa quy định tiêu chuẩn để NKT có thể độc lập tham gia các trò chơi. Tiêu chuẩn xây dựng này cũng mới quy định điều kiện tiếp cận vào công trình thể thao mà vẫn thiếu các tiêu chí đối với khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu, khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ). TCVN 10:2014/BXD và TCXDVN 264:2002 chỉ quy định điều kiện tiếp cận khách sạn, nhà nghỉ nhưng chưa quy định tỷ lệ phòng tiếp cận với NKT dùng xe lăn trên tổng số phòng tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về khách sạn – Xếp hạng đã đưa ra các tiêu chí để xếp hạng khách hạng từ một sao đến năm sao vẫn còn thiếu nhiều tiêu chí cơ bản như lối vào, cửa, thang máy tiếp cận với NKT, có tiêu chí chưa hợp lý như buồng ngủ tiếp cận phải có giường cho NKT dùng xe lăn. Thực tế thì NKT dùng xe lăn gặp khó khăn nhất với tiếp cận khách sạn là nhà vệ sinh, phòng tắm còn giường lại không phải là trở ngại với họ.Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày 01/01/2011 mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với NKT phải được cải tao, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp  cận theo lộ trình .  Quy  định  lộ  trình  cải tạo  công trình  như  trên  là  hợp  lý, không tạo ra sức ép cho các chủ công trình, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc “Điều chỉnh hợp lý” theo CRPD. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng mà Luật NKT không đề cập đến là chi phí để cải tạo công trình. Trong khi đó, Điểm f Khoản 1 Điều 4 CRPD quy định“chỉ cần mức cải tạo và giá thành tối thiểu để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật”. Với quy định ngắn gọn như vậy sẽ tạo tâm lý thoải mái cho chủ công trình, họ sẽ tìm ra những giải pháp cải tạo tiết kiệm nhất mà NKT vẫn có thể tiếp cận được.Để tăng cơ hội tiếp cận với cơ sở PHCN, trợ giúp xã hội, nhà nước có chính sách mở rộng mạng lưới cơ sở PHCN và trợ giúp xã hội. Nhằm phát triển mạng lưới PHCN, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2013/TT-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ sở PHCN trên toàn quốc. Trước đây, việc PHCN cho NKT chủ yếu thực hiện ở cơ sở chỉnh hình PHCN của Nhà nước và đối tượng chủ yếu là người có công với cách mạng. Hiện nay, các cơ sở PHCN được thành lập gồm cả công lập, dân lập… tạo điều kiện thuận lợi để NKT được PHCN. Nhằm củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài  công lập cũng như bảo đảm điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với NKT thì Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội ban hành Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025. Trong đó đưa ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để làm cơ sở thực hiện nhằm ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho NKT.Thứ hai, bảo đảm về phương tiện giao thông tiếp cận với NKT.Để tham gia giao thông nhanh chóng và thuận lợi thì NKT cũng có quyền được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân phù hợp với sức khoẻ và từng dạng tật. Để đảm bảo an toàn cho NKT khi tham gia giao thông thì phương tiện giao thông NKT sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật theo QCVN 14:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe môtô, xe gắn máy. Xe dành cho NKT không chỉ đảm bảo những yêu cầu chung về kỹ thuật mà còn phải đảm bảo các yêu cầu riêng về động cơ, bánh xe, chiều dài, chiều rông, chiều cao; xe phải có ký hiệu xe dùng cho NKT ở vị trí thích hợp để có thể nhân biết dễ dàng...Đối với phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì NKT được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó (Khoản 1 Điều 41 Luật NKT 2010). NKT sẽ được cấp giấy phép điều khiển phương tiện khi đủ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khoẻ theo quy định pháp luật109. Việc cấp giấy phép lái xe cho NKT đã mở ra một cánh cửa mới cho NKT tiếp cận tham gia giao thông. Đây là quy định rất nhân văn, giúp cho NKT được hoà nhập cộng đồng, tuy nhiên quy định này còn hai điểm chưa hợp lý:Một là, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì NKT có thể được cấp giấy phép lái xe hạng A1 và hạng B1. Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho NKT điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho NKT và xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 . Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển ô tô dùng cho NKT; ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Như vậy, khi NKT không thể điều khiển xe mô tô, xe ô tô thông thường mà sử dụng xe mô tô ba bánh, xe ô tô dành cho NKT để tập lái và sát hạch. Khi đủ điều kiện và được cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc B1 thì khi tham gia giao thông NKT vẫn có quyền sử dụng những loại xe thông thường khác. Nếu NKT học lái và sát hạch bằng xe dành cho NKT và sau khi được cấp bằng lái lại sử dụng phương tiện khác thì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho xã hội và cho chính NKT. Do đó, nhà nước cần có quy định rõ về giấy phép lái xe của NKT khi thi sát hạch bằng xe mô tô ba bánh và xe ô tô dành cho NKT.Hai là, trường hợp NKT không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch thì NKT có thể sử dụng ô tô của NKT để làm xe tập lái và sát hạch. Ô tô của NKT thường được cải tạo để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng dạng tật (khuyết tật chân hay khuyết tật tay...). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, không có văn bản quy định về điều kiện xe của NKT được sử dụng để học lái và thi sát hạch. Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đã quy định về điều kiện của xe tập lái tại các Điểm đ, e, i và k Khoản 2 Điều 6 nhưng Điều 2 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2016/NĐ- CP đã bãi bỏ những điều kiện này. Bên cạnh đó, Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ô tô) cũng không có các quy định cụ thể, đặc thù về cải tạo xe cơ giới dành cho lái xe là NKT. Sự thiếu sót này đã gây lúng túng cho cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe khi phải quyết định xe của NKT có đủ an toàn để dùng làm xe tập lái và sát hạch hay không.NKT có thể tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách110. Để NKT có thể tiếp cận được với các phương tiện này thì Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT đã quy định “phương tiện giao thông tiếp cận”, “giao thông tiếp cận”. Phương tiện giao thông tiếp cận là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận để NKT tiếp cận, sử dụng (Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT). Quy định về giao thông tiếp cận thể hiện tư tưởng rất mới, rất tiến bộ của các nhà làm luật Việt Nam, phù hợp với xu hướng trên thế giới.Để các phương tiện giao thông công cộng tiếp cận với NKT, nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố và phương tiện giao thông đường sắt. Đối với phương tiện giao thông khác (taxi, xe khách liên tỉnh, tàu thuỷ, phà...) thì chưa có văn bản quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quản lý phương tiện giao thông công cộng không có cơ sở pháp lý để cải tạo phương tiện tiếp cận với NKT.Thứ ba, bảo đảm về công nghệ thông tin, truyền thông, sản phẩm văn hoá tiếp cận với NKT.Để NKT tiếp cận công nghệ thông tin Nhà nước đã ban hành một số tiêu chuẩn quốc gia về công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận cho NKT112. Những tiêu chuẩn này sẽ là thước đo cho nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông để NKT có thể tiếp cận.Để có nhiều tác phẩm ở dạng dễ tiếp cận mà không vướng vào trở ngại quyền tác giả thì tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”113. Liên quan đến vấn đề này, Hiệp ước Marakkesh (thông qua ngày 27/6/2013 tại Marrakesh, Marốc) đã ghi nhận các quốc gia phê chuẩn phải đưa ra những giới hạn và ngoại lệ đối với quy định bản quyền nhằm cho phép sao chép, phân phối các tác phẩm đã xuất bản, sản xuất chúng bằng các định dạng được thiết kế phù hợp cho người khiếm thị và người không đọc được chữ in bình thường, đồng thời, cho phép trao đổi các tác phẩm đó giữa các nước với nhau thông qua các tổ chức phục vụ những người thụ hưởng nói trên. Cho đến thời điểm hiện nay, có 31 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hiệp ước Marakkesh, tuy nhiên, Việt Nam chưa phê chuẩn hiệp ước này. Trong tương lai, nếu Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước Marakkesh sẽ rất ý nghĩa bởi đây sẽ là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá đọc của NKT, đồng thời, cũng giúp NKT Việt Nam có thêm cơ hội chia sẻ và đón nhận tài liệu của các tổ chức, cá nhân trên thế giới.Để NKT nghe, nhìn tiếp cận với văn hoá, thông tin thì họ có thể tiếp cận thông qua sách báo chữ nổi hoặc băng sách nói. Việc xuất bản các ấn phẩm chữ nổi rất đắt do phát sinh thêm chi phí cho người dịch tác phẩm sang chữ nổi, máy in chuyên biệt, giấy in dày, dai; chi phí vận chuyển, bảo quản. Do đó, nhà nước hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ (Khoản 3 Điều 43 Luật NKT 2010). Tuy nhiên, hỗ trợ bằng hình thức nào thì chưa có quy định cụ thể.Truyền thanh và truyền hình cũng là một nguồn cung cấp thông tin cho NKT. Tuy nhiên, đối với NKT nghe sẽ không thể tiếp cận thông tin qua truyền thanh nhưng có thể tiếp cận thông tin qua truyền hình nếu truyền hình áp dụng công nghệ hỗ trợ (như phụ đề tiếng Việt, ngôn ngữ ký hiệu). Để NKT nghe có thể tiếp cận thông tin qua truyền hình thì Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 26/2020/TT-BTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông đã quy định“Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cung cấp kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật nghe tiếp cận chương trình thời sự chính trị tổng hợp hàng ngày trên kênh”. Như vậy, so với Thông tư số 28/2009/TT-BTTT thì nhà nước đã mở rộng phạm vi chủ thể có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận chương trình truyền hình, bao gồm tất cả các đài truyền hình có kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, không phân biệt đài truyền trung ương và địa phương như trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ hỗ trợ NKT nghe chỉ bắt buộc đối với chương trình thời sự chính trị tổng hợp hàng ngày. Thực tế, ngoài chương trình thời sự tổng hợp, còn nhiều chương trình khác rất hấp dẫn và có tính giải trí cao như phim, truyền hình thực tế, game show, thể dục thể thao, du lịch... thì chưa có quy định bắt buộc đài truyền hình áp dụng công nghệ hỗ trợ để người NKT nghe tiếp cận. Do đó, quyền được thưởng thức văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch qua truyền hình của NKT cũng bị hạn chế rất nhiều.Để tăng cường cơ hội tiếp cận với thông tin, tri thức cho NKT nhìn và NKT nghe/nói thì chữ nổi Braille và ngôn ngữ ký hiệu được dùng thống nhất trong toàn quốc. Thông tư số 15/2019/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho NKT và Thông tư số 17/2020/TT-BGDĐT ban hành quy chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu. Bộ chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille là căn cứ thống nhất để in sách, báo chữ nổi... Bộ Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu sẽ là căn cứ thống nhất để các cơ sở giáo dục sử dụng trong quá trình giảng dạy, xây dựng học liệu trong giáo dục, cũng như truyền tải thông tin giải trí bằng ngôn ngữ ký hiệu, từ đó tạo cơ hội cho học tập, giải trí, tiếp cận thông tin của NKT.3.2.1.3.  Bảo đảm chất lượng, số lượng cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội có người khuyết tật tham gia.Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ bác sỹ, y tế, giáo viên giảng dạy NKT. Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, PHCN; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục NKT, nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục NKT116. Luật NKT mới chỉ đề cập đến đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Phạm vi chủ thể mà Luật NKT đề cập còn quá hẹp so với Điểm I Khoản 1 Điều 4 CRPD “tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật”. Do đó, để tương thích với CRPD thì Luật NKT cần mở rộng phạm vi chủ thể được nhà nước phát triển đội ngũ nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cung ứng các dịch vụ cho NKT.Để đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên giảng dạy cho NKT thì Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia thành viên“phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille” (Khoản 4 Điều 24 CRPD). Để giáo viên giảng dạy cho NKT yên tâm công tác và thu hút nhiều người lựa chọn công việc này thì nhà nước đã cho họ hưởng các chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi (Khoản 2 Điều 29 Luật NKT)117. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có chính sách riêng về việc tuyển dụng cho giáo viên là NKT có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây