0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0d73ac0a38-Thực-thi-quyền-của-người-khuyết-tật-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-ở-Việt-Nam-.jpg.webp

Thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

3.2.  Thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

3.2.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, về thực thi quyền được bảo đảm về thu nhập 

Chính sách hỗ trợ NKT vay vốn tự tạo việc làm được thực hiện hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho NKT. Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho 2.277 NKT vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 7.000 NKT. Riêng Hội người mù Việt Nam được giao gần 51 tỷ triển khai tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù, tạo việc làm ổn định cho trên 13.000 lao động là NKT.

Chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc… dành cho các doanh nghiệp có sử dụng từ 30% trở lên lao động là NKT đã phần nào khuyến khích doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc. Hiện cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hưởng chế độ ưu đãi. Trên 15.000 lao động là NKT đang làm việc tại hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT và khoảng trên 16.000 lao động khuyết tật khác đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình hoặc tự tạo việc làm.

Thứ hai, về thực thi quyền được chăm sóc sức khoẻ

Quyền được chăm sóc sức khoẻ ban đầu lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật NKT năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho NKT. Thực hiện Chương trình phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, sơ sinh và khuyết tật thứ phát đã sàng lọc cho 8.000 trẻ dưới 6 tuổi và cho 25.000 người nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, 810.000 bà mẹ mang thai đạt 58% được khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc 494.000 trẻ sơ sinh đạt 40% trẻ sinh ra.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn phòng bệnh, tự chăm sóc sức khoẻ cho NKT được trạm y tế cấp xã thực hiện tốt. Tại nhiều địa phương, trạm y tế cấp xã đã tổ chức các đợt khám, theo dõi diễn biến sức khỏe của NKT, tích cực theo dõi số lượng NKT trên địa phương, đề ra các biện pháp để giúp cho NKT có sức khỏe ổn định. Có 90,6% trạm y tế cấp xã có các chương trình giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho NKT; 88,3% trạm y tế cấp xã có tài liệu theo dõi NKT  trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. Năm 2019 đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho 6.447 NKT.

Với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân, đồng thời nhà nước đóng BHYT cho NKT nặng và NKT đặc biệt nặng nên tỷ lệ NKT có BHYT cao hơn so với người không khuyết tật. Cứ 10 NKT thì có khoảng 9 người có BHYT (90,1%), tương tự với người không khuyết tật thì con số này là 8 người (80,1%). Riêng trong năm 2020 đã cấp thẻ BHYT cho 186.816 NKT. Tỷ lệ NKT được khám bệnh là 69,4%; được điều trị là 57,4%; được cung cấp thuốc là 77,2%.

Để đạt được kết quả trên một phần là do trong những năm qua, mạng lưới y tế ở Việt Nam được củng cố, phát triển đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và tham gia BHYT của NKT. Hiện nay, cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả bác sĩ làm việc lâu dài và bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc hai, ba ngày trong tuần) 152... Hệ thống bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa PHCN tiếp tục được củng cố và phát triển từ Trung ương đến địa phương với 63 Bệnh viện/Trung tâm PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa PHCN. Đối với tuyến huyện hầu hết đều có các tổ, khoa PHCN lồng ghép với khoa Nội hoặc Y học cổ truyền. Tuyến xã hiện nay nhiều xã đã có cán bộ được đào tạo kiến thức cơ bản về PHCN từ 3 tháng trở lên, cung cấp được các dịch vụ PHCN đơn giản ngay tại cộng đồng. Đội ngũ cộng tác viên thôn bản về PHCN cũng được chú trọng đào tạo và hướng dẫn luyện tập cho người bệnh, giúp NKT được PHCN và hòa nhập ngay tại cộng đồng. Năm 2019 đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho 6.447 NKT153.

Bên cạnh đó, tổ chức xã hội, tổ chức của/vì NKT tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp y tế cho NKT, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ của NKT. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã hỗ trợ 6.992 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 NKT phẫu thuật chỉnh hình PHCN, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ BHYT cho 10.387 NKT, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 80.000 NKT và trẻ mồ côi. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã khám sàng lọc và phát thuốc miễn phí 648.741 lượt trẻ; tiếp nhận, nuôi dưỡng và chữa trị cho 1.244 trẻ khuyết tật các dạng tật trí tuệ, tự kỷ, Down, bại não, nhìn, nghe nói....

Thứ ba, về thực thi quyền được trợ giúp xã hội

Từ nhiều năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách ASXH nhằm bảo đảm NKT có mức thu nhập tối thiểu, nhà nước TCXH hàng tháng cho NKT đặc biệt nặng, NKT nặng; NKT trẻ em và hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng, người nhận nuôi NKT đặc biệt nặng. Tính đến tháng 12 năm 2020 cả nước đang thực hiện TCXH hàng tháng cho 1.096.027 NKT.

NKT có hoàn cảnh khó khăn được các gia đình, cá nhân nhận về chăm sóc tại cộng đồng hoặc các cơ sở chăm sóc NKT. Khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng TCXH hàng tháng tại cộng đồng. Tổng số NKT được nhận nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội ước tính khoảng gần 20.000 người, bao gồm chủ yếu là trẻ em khuyết tật nặng, người già khuyết tật nặng, NKT dạng tâm thần, trí tuệ.

Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ hoạt động trợ giúp NKT đang ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Đến nay ở Việt Nam có 432 cơ sở bảo trợ xã hội (182 cơ sở công lập và 250 cơ sở ngoài công lập), trong đó 67 cơ sở chuyên nuôi dưỡng và chăm sóc NKT. Tính đến năm 2019, cả nước đã có 55 trường cao đẳng, đại học có đào tạo về công tác xã hội, hàng năm đào tạo hệ chính quy cho khoảng

4.500 chỉ tiêu cử nhân công tác xã hội, bồi dưỡng nghiệp vụ cho khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên chăm sóc người cao tuổi, NKT. Tổ chức hàng trăm khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn nâng cao năng lực cho hàng chục ngàn lượt cán bộ, nhân viên về công tác xã hội đối với người cao tuổi, NKT.

Thứ tư, về thực thi quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Quyền được bình đẳng tiếp cận giáo dục

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Số lượng học sinh khuyết tật được đi học trong giai đoạn 2012 – 2020 đã tăng gấp khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời chất lượng học tập của trẻ khuyết tật được nâng cao, trên 45,8% trẻ khuyết tật được xếp loại học lực trung bình trở lên, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ở trẻ em khuyết tật đã giảm đáng kể.

Các trường thực hiện tốt quy định pháp luật về ưu tiên trong giáo dục với NKT. Có 61,9% các trường cho phép trẻ khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định; 54,3% các trường ưu tiên trong tuyển sinh; 63,9% các trường miễn, giảm một số môn mà học sinh khuyết tật không thể đáp ứng; 45,8% các trường thực hiện miễn, giảm học phí; 57,2% các trường miễn, giảm các khoản đóng góp khác (xây dựng trường...); 25,9% các trường cấp học bổng cho học sinh khuyết tật; 47,1% các trường hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập và 12,7% các trường có những hỗ trợ khác cho NKT.

Những kết quả nói trên đạt được là nhờ hệ thống cơ sở giáo dục NKT, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy NKT đang được hình thành và phát triển. Hiện nay, hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có ở 20 tỉnh/thành phố (bao gồm 18 trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện, 07 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt); phát triển được mạng lưới giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở 63 tỉnh/thành trong cả nước; biên soạn và cung cấp một số giáo trình, tài liệu phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật.

Quyền được bình đẳng tiếp cận giao thông

Trong năm 2019, số lượng NKT được giảm giá vé trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 41.236 hành khách, trong lĩnh vực giao thông đường sắt là 8.194 hành khách, trong lĩnh vực giao thông đường hàng không thì Vietnam Airlines bán được 35 vé máy bay giảm giá cho NKT với số tiền giảm cho NKT tương đương 9.623.700 VNĐ. NKT đặc biệt nặng, NKT nặng được giảm tối thiểu 25% giá vé khi tham gia giao thông thủy nội địa. 

Phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông đang dần được đầu tư, xây dựng nhằm tạo điều kiện tiếp cận với NKT. Có 30% bến xe khách trong tổng số 457 bến xe ở Việt Nam đã có hạ tầng bảo đảm NKT tiếp cận sử dụng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 4,8% phương tiện xe buýt đủ tiêu chuẩn và đáp ứng cho NKT tiếp cận, ở các địa phương khác còn thấp hơn. Kết cấu hạ tầng đường sắt đã phần nào tiếp cận với NKT. Các ga khách đường sắt lớn ở Việt Nam đều đã được thiết kế có nhà chờ rộng rãi, được trang bị nhiều ghế ngồi cho khách đợi tàu, có hệ thống loa và hệ thống điện tử thông báo số hiệu chuyến tàu, tình hình giờ tàu đến, tàu đi các ga. Trong lĩnh vực hàng không, các hãng hàng không của Việt Nam luôn quan tâm hỗ trợ hành khách là NKT, có những quy định dành riêng cho việc phục vụ hành khách là NKT. Việt Nam đã đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dụng bao gồm xe nâng phục vụ trên sân đỗ và các loại xe lăn chuyên dụng phục vụ dưới mặt đất và trên máy bay. Phần lớn các nhà ga hành khách của 22 cảng hàng không Việt Nam đều được thiết kế có đường tiếp cận cho khách là NKT sử dụng xe lăn và nhà vệ sinh cho NKT, ngoại trừ một số cảng hàng không địa phương.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
409 ngày trước
Thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam
3.2.  Thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam3.2.1. Kết quả đạt đượcThứ nhất, về thực thi quyền được bảo đảm về thu nhập Chính sách hỗ trợ NKT vay vốn tự tạo việc làm được thực hiện hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho NKT. Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho 2.277 NKT vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 7.000 NKT. Riêng Hội người mù Việt Nam được giao gần 51 tỷ triển khai tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù, tạo việc làm ổn định cho trên 13.000 lao động là NKT.Chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc… dành cho các doanh nghiệp có sử dụng từ 30% trở lên lao động là NKT đã phần nào khuyến khích doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc. Hiện cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hưởng chế độ ưu đãi. Trên 15.000 lao động là NKT đang làm việc tại hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT và khoảng trên 16.000 lao động khuyết tật khác đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình hoặc tự tạo việc làm.Thứ hai, về thực thi quyền được chăm sóc sức khoẻQuyền được chăm sóc sức khoẻ ban đầu lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật NKT năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho NKT. Thực hiện Chương trình phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, sơ sinh và khuyết tật thứ phát đã sàng lọc cho 8.000 trẻ dưới 6 tuổi và cho 25.000 người nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, 810.000 bà mẹ mang thai đạt 58% được khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc 494.000 trẻ sơ sinh đạt 40% trẻ sinh ra.Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn phòng bệnh, tự chăm sóc sức khoẻ cho NKT được trạm y tế cấp xã thực hiện tốt. Tại nhiều địa phương, trạm y tế cấp xã đã tổ chức các đợt khám, theo dõi diễn biến sức khỏe của NKT, tích cực theo dõi số lượng NKT trên địa phương, đề ra các biện pháp để giúp cho NKT có sức khỏe ổn định. Có 90,6% trạm y tế cấp xã có các chương trình giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho NKT; 88,3% trạm y tế cấp xã có tài liệu theo dõi NKT  trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. Năm 2019 đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho 6.447 NKT.Với mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân, đồng thời nhà nước đóng BHYT cho NKT nặng và NKT đặc biệt nặng nên tỷ lệ NKT có BHYT cao hơn so với người không khuyết tật. Cứ 10 NKT thì có khoảng 9 người có BHYT (90,1%), tương tự với người không khuyết tật thì con số này là 8 người (80,1%). Riêng trong năm 2020 đã cấp thẻ BHYT cho 186.816 NKT. Tỷ lệ NKT được khám bệnh là 69,4%; được điều trị là 57,4%; được cung cấp thuốc là 77,2%.Để đạt được kết quả trên một phần là do trong những năm qua, mạng lưới y tế ở Việt Nam được củng cố, phát triển đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và tham gia BHYT của NKT. Hiện nay, cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả bác sĩ làm việc lâu dài và bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc hai, ba ngày trong tuần) 152... Hệ thống bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa PHCN tiếp tục được củng cố và phát triển từ Trung ương đến địa phương với 63 Bệnh viện/Trung tâm PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa PHCN. Đối với tuyến huyện hầu hết đều có các tổ, khoa PHCN lồng ghép với khoa Nội hoặc Y học cổ truyền. Tuyến xã hiện nay nhiều xã đã có cán bộ được đào tạo kiến thức cơ bản về PHCN từ 3 tháng trở lên, cung cấp được các dịch vụ PHCN đơn giản ngay tại cộng đồng. Đội ngũ cộng tác viên thôn bản về PHCN cũng được chú trọng đào tạo và hướng dẫn luyện tập cho người bệnh, giúp NKT được PHCN và hòa nhập ngay tại cộng đồng. Năm 2019 đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho 6.447 NKT153.Bên cạnh đó, tổ chức xã hội, tổ chức của/vì NKT tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp y tế cho NKT, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ của NKT. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã hỗ trợ 6.992 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 NKT phẫu thuật chỉnh hình PHCN, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ BHYT cho 10.387 NKT, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 80.000 NKT và trẻ mồ côi. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã khám sàng lọc và phát thuốc miễn phí 648.741 lượt trẻ; tiếp nhận, nuôi dưỡng và chữa trị cho 1.244 trẻ khuyết tật các dạng tật trí tuệ, tự kỷ, Down, bại não, nhìn, nghe nói....Thứ ba, về thực thi quyền được trợ giúp xã hộiTừ nhiều năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách ASXH nhằm bảo đảm NKT có mức thu nhập tối thiểu, nhà nước TCXH hàng tháng cho NKT đặc biệt nặng, NKT nặng; NKT trẻ em và hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng, người nhận nuôi NKT đặc biệt nặng. Tính đến tháng 12 năm 2020 cả nước đang thực hiện TCXH hàng tháng cho 1.096.027 NKT.NKT có hoàn cảnh khó khăn được các gia đình, cá nhân nhận về chăm sóc tại cộng đồng hoặc các cơ sở chăm sóc NKT. Khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng TCXH hàng tháng tại cộng đồng. Tổng số NKT được nhận nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội ước tính khoảng gần 20.000 người, bao gồm chủ yếu là trẻ em khuyết tật nặng, người già khuyết tật nặng, NKT dạng tâm thần, trí tuệ.Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ hoạt động trợ giúp NKT đang ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Đến nay ở Việt Nam có 432 cơ sở bảo trợ xã hội (182 cơ sở công lập và 250 cơ sở ngoài công lập), trong đó 67 cơ sở chuyên nuôi dưỡng và chăm sóc NKT. Tính đến năm 2019, cả nước đã có 55 trường cao đẳng, đại học có đào tạo về công tác xã hội, hàng năm đào tạo hệ chính quy cho khoảng4.500 chỉ tiêu cử nhân công tác xã hội, bồi dưỡng nghiệp vụ cho khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên chăm sóc người cao tuổi, NKT. Tổ chức hàng trăm khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn nâng cao năng lực cho hàng chục ngàn lượt cán bộ, nhân viên về công tác xã hội đối với người cao tuổi, NKT.Thứ tư, về thực thi quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bảnQuyền được bình đẳng tiếp cận giáo dụcTrong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Số lượng học sinh khuyết tật được đi học trong giai đoạn 2012 – 2020 đã tăng gấp khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời chất lượng học tập của trẻ khuyết tật được nâng cao, trên 45,8% trẻ khuyết tật được xếp loại học lực trung bình trở lên, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ở trẻ em khuyết tật đã giảm đáng kể.Các trường thực hiện tốt quy định pháp luật về ưu tiên trong giáo dục với NKT. Có 61,9% các trường cho phép trẻ khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định; 54,3% các trường ưu tiên trong tuyển sinh; 63,9% các trường miễn, giảm một số môn mà học sinh khuyết tật không thể đáp ứng; 45,8% các trường thực hiện miễn, giảm học phí; 57,2% các trường miễn, giảm các khoản đóng góp khác (xây dựng trường...); 25,9% các trường cấp học bổng cho học sinh khuyết tật; 47,1% các trường hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập và 12,7% các trường có những hỗ trợ khác cho NKT.Những kết quả nói trên đạt được là nhờ hệ thống cơ sở giáo dục NKT, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy NKT đang được hình thành và phát triển. Hiện nay, hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có ở 20 tỉnh/thành phố (bao gồm 18 trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện, 07 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt); phát triển được mạng lưới giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở 63 tỉnh/thành trong cả nước; biên soạn và cung cấp một số giáo trình, tài liệu phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật.Quyền được bình đẳng tiếp cận giao thôngTrong năm 2019, số lượng NKT được giảm giá vé trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 41.236 hành khách, trong lĩnh vực giao thông đường sắt là 8.194 hành khách, trong lĩnh vực giao thông đường hàng không thì Vietnam Airlines bán được 35 vé máy bay giảm giá cho NKT với số tiền giảm cho NKT tương đương 9.623.700 VNĐ. NKT đặc biệt nặng, NKT nặng được giảm tối thiểu 25% giá vé khi tham gia giao thông thủy nội địa. Phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông đang dần được đầu tư, xây dựng nhằm tạo điều kiện tiếp cận với NKT. Có 30% bến xe khách trong tổng số 457 bến xe ở Việt Nam đã có hạ tầng bảo đảm NKT tiếp cận sử dụng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 4,8% phương tiện xe buýt đủ tiêu chuẩn và đáp ứng cho NKT tiếp cận, ở các địa phương khác còn thấp hơn. Kết cấu hạ tầng đường sắt đã phần nào tiếp cận với NKT. Các ga khách đường sắt lớn ở Việt Nam đều đã được thiết kế có nhà chờ rộng rãi, được trang bị nhiều ghế ngồi cho khách đợi tàu, có hệ thống loa và hệ thống điện tử thông báo số hiệu chuyến tàu, tình hình giờ tàu đến, tàu đi các ga. Trong lĩnh vực hàng không, các hãng hàng không của Việt Nam luôn quan tâm hỗ trợ hành khách là NKT, có những quy định dành riêng cho việc phục vụ hành khách là NKT. Việt Nam đã đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dụng bao gồm xe nâng phục vụ trên sân đỗ và các loại xe lăn chuyên dụng phục vụ dưới mặt đất và trên máy bay. Phần lớn các nhà ga hành khách của 22 cảng hàng không Việt Nam đều được thiết kế có đường tiếp cận cho khách là NKT sử dụng xe lăn và nhà vệ sinh cho NKT, ngoại trừ một số cảng hàng không địa phương.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây