0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0d84756ae7-Tồn-tại,-hạn-chế-và-nguyên-nhân.jpg.webp

Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo vệ người khuyết tật

3.2.1. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo vệ người khuyết tật

Thứ nhất, về thực thi quyền được bảo đảm về thu nhập

Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT nhưng thực tế thì tỷ lệ NKT có việc làm còn thấp. Hiện nay, thống kê chỉ có 31,74% NKT trong độ tuổi lao động có việc làm, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật là 82,38%.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ NKT có việc làm thấp là nhiều người vẫn có thái độ tiêu cực về việc tuyển dụng NKT. Họ cho rằng NKT không có khả năng hoặc tuyển dụng NKT sẽ tốn nhiều chi phí để cải tạo điều kiện lao động. Trong số những người được hỏi về việc thuê lao động NKT thì 54,8% số người được hỏi cho rằng NSDLĐ sẽ không thuê NKT, 24,4% cho rằng NSDLĐ mong muốn thuê NKT; 1,4% cho rằng NSDLĐ thích thuê NKT hơn người không khuyết tật .

NKT có trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến không có việc làm. Phần lớn NKT, đặc biệt là NKT ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động biết chữ là 21,93% và được đào tạo nghề là 7,25%. Nhiều khi NKT đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại gặp phải những rào cản ở nơi làm việc như không có lối vào, thang máy, nhà vệ sinh không tiếp cận với NKT dùng xe lăn, bàn làm việc không phù hợp...

Bên cạnh đó, các chính sách vay vốn giải quyết việc làm chưa thực sự hiệu quả. Ngân hàng chính sách có nhiều chương trình tín dụng dành cho đối tượng chính sách xã hội nhưng chưa có nguồn vốn vay riêng dành cho cá nhân NKT. Tỷ lệ NKT được tham gia vay vốn này thường hạn chế. Nguyên nhân là do NKT thiếu thông tin, kiến thức về chính sách ưu đãi của nhà nước. Muốn vay vốn, NKT phải thông qua tổ chức hội/nhóm có tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh. Nếu NKT không thuộc tổ chức hội/nhóm thì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay.

Tỷ lệ NKT tham gia BHXH rất thấp, chỉ 8,7% NKT tham gia BHXH bắt buộc, 2,1% tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tỷ lệ NKT tham gia BHXH thấp là do tỷ lệ NKT có việc làm thấp hoặc nếu có việc làm thì NKT thường làm công việc giản đơn, theo thời vụ, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình nên ít NKT được tham gia BHXH. Bên cạnh đó, do thu nhập thấp và hiểu biết hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH nên NKT chưa có ý thức tham gia BHXH.

Thứ hai, về thực thi quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ

Chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế cấp xã thấp, điều kiện cơ sở vật, máy móc, thiết bị còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT. Hầu hết các cơ sở y tế cấp xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Kết cấu hạ tầng lẫn trang thiết bị phục vụ cho việc khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế cấp xã luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Chỉ 6,5% số trạm y tế cấp xã có đủ số phòng theo chuẩn; 30% còn thiếu trang thiết bị cơ bản theo yêu cầu; hầu hết các trạm đều thiếu các thuốc trong danh mục, kể cả các thuốc cho điều trị các bệnh mãn tính, thông thường.

Cơ sở y tế xây dựng chưa đúng tiêu chuẩn tiếp cận với NKT cũng là nguyên khiến NKT gặp nhiều khó khăn trong quá trình khám, chữa bệnh. Chỉ có 16,9% trạm y tế cấp xã có thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận với NKT; 41,7% trạm y tế có lối đi, đường dốc dành cho NKT và 22,4% trạm y tế có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho NKT. Bệnh viện không có đường dành riêng cho xe lăn nên những NKT vận động phải dùng xe lăn đi vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có người hỗ trợ. Nhân viên y tế không có khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin từ các bệnh nhân khuyết tật nghe/nói...

Quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho NKT chưa được thực hiện đầy đủ. Có 76% NKT được hỏi chưa bao giờ đi khám hay tư vấn về sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt đối với NKT nam có kiến thức về sức khoẻ sinh sản rất hạn chế. Họ cho rằng, các buổi trao đổi về thông tin sức khoẻ sinh sản chủ yếu mời NKT nữ đến dự. NKT vận động thường được tiếp cận thông tin về sức khoẻ sinh sản tốt hơn NKT nghe/nói, NKT nhìn, NKT chiều cao, NKT trí tuệ. Bên cạnh đó, NKT nghe/nói gặp nhiều khó khăn giao tiếp với bác sỹ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NKT nhìn, NKT vận động gặp khó khăn khi tiếp cận cơ sở y tế.

Các cơ sở y tế đều có khoa/phòng PHCN nhưng NKT vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận dịch vụ này. Công tác PHCN bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu kinh phí, nhân lực về PHCN còn mỏng, nhất là nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu, dịch vụ PHCN không đầy đủ. Theo nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo Kỹ thuật PHCN tại Việt Nam năm 2019 của Trường Đại học Y tế Công cộng cho thấy hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản.

Thứ ba, về thực thi quyền được trợ giúp xã hội

Quyền được trợ giúp xã hội của NKT được pháp luật ghi nhận đầy đủ nhưng thực thi còn nhiều bất cập. Còn tình trạng trợ cấp sai đối tượng, nhiều trường hợp cán bộ cấp xã không chi trả hoặc chi trả không đủ trợ cấp; nhiều địa phương xác định sai hệ số trợ cấp cho NKT. Nhiều cơ sở trợ giúp xã hội xây dựng từ lâu đã xuống cấp, còn thiếu dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để PHCN, còn thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng... các cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo nghề công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo nên tính chuyên nghiệp còn hạn chế.

Theo thống kê, đến nay cả nước có khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó có NKT) tại cộng đồng được hưởng TCXH hàng tháng . So với khoảng 01 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng ở Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ NKT được nhận chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
519 ngày trước
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo vệ người khuyết tật
3.2.1. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc bảo vệ người khuyết tậtThứ nhất, về thực thi quyền được bảo đảm về thu nhậpMặc dù nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT nhưng thực tế thì tỷ lệ NKT có việc làm còn thấp. Hiện nay, thống kê chỉ có 31,74% NKT trong độ tuổi lao động có việc làm, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật là 82,38%.Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ NKT có việc làm thấp là nhiều người vẫn có thái độ tiêu cực về việc tuyển dụng NKT. Họ cho rằng NKT không có khả năng hoặc tuyển dụng NKT sẽ tốn nhiều chi phí để cải tạo điều kiện lao động. Trong số những người được hỏi về việc thuê lao động NKT thì 54,8% số người được hỏi cho rằng NSDLĐ sẽ không thuê NKT, 24,4% cho rằng NSDLĐ mong muốn thuê NKT; 1,4% cho rằng NSDLĐ thích thuê NKT hơn người không khuyết tật .NKT có trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến không có việc làm. Phần lớn NKT, đặc biệt là NKT ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động biết chữ là 21,93% và được đào tạo nghề là 7,25%. Nhiều khi NKT đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại gặp phải những rào cản ở nơi làm việc như không có lối vào, thang máy, nhà vệ sinh không tiếp cận với NKT dùng xe lăn, bàn làm việc không phù hợp...Bên cạnh đó, các chính sách vay vốn giải quyết việc làm chưa thực sự hiệu quả. Ngân hàng chính sách có nhiều chương trình tín dụng dành cho đối tượng chính sách xã hội nhưng chưa có nguồn vốn vay riêng dành cho cá nhân NKT. Tỷ lệ NKT được tham gia vay vốn này thường hạn chế. Nguyên nhân là do NKT thiếu thông tin, kiến thức về chính sách ưu đãi của nhà nước. Muốn vay vốn, NKT phải thông qua tổ chức hội/nhóm có tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh. Nếu NKT không thuộc tổ chức hội/nhóm thì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay.Tỷ lệ NKT tham gia BHXH rất thấp, chỉ 8,7% NKT tham gia BHXH bắt buộc, 2,1% tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tỷ lệ NKT tham gia BHXH thấp là do tỷ lệ NKT có việc làm thấp hoặc nếu có việc làm thì NKT thường làm công việc giản đơn, theo thời vụ, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình nên ít NKT được tham gia BHXH. Bên cạnh đó, do thu nhập thấp và hiểu biết hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH nên NKT chưa có ý thức tham gia BHXH.Thứ hai, về thực thi quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻChất lượng khám, chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế cấp xã thấp, điều kiện cơ sở vật, máy móc, thiết bị còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT. Hầu hết các cơ sở y tế cấp xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Kết cấu hạ tầng lẫn trang thiết bị phục vụ cho việc khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế cấp xã luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Chỉ 6,5% số trạm y tế cấp xã có đủ số phòng theo chuẩn; 30% còn thiếu trang thiết bị cơ bản theo yêu cầu; hầu hết các trạm đều thiếu các thuốc trong danh mục, kể cả các thuốc cho điều trị các bệnh mãn tính, thông thường.Cơ sở y tế xây dựng chưa đúng tiêu chuẩn tiếp cận với NKT cũng là nguyên khiến NKT gặp nhiều khó khăn trong quá trình khám, chữa bệnh. Chỉ có 16,9% trạm y tế cấp xã có thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận với NKT; 41,7% trạm y tế có lối đi, đường dốc dành cho NKT và 22,4% trạm y tế có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho NKT. Bệnh viện không có đường dành riêng cho xe lăn nên những NKT vận động phải dùng xe lăn đi vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có người hỗ trợ. Nhân viên y tế không có khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin từ các bệnh nhân khuyết tật nghe/nói...Quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho NKT chưa được thực hiện đầy đủ. Có 76% NKT được hỏi chưa bao giờ đi khám hay tư vấn về sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt đối với NKT nam có kiến thức về sức khoẻ sinh sản rất hạn chế. Họ cho rằng, các buổi trao đổi về thông tin sức khoẻ sinh sản chủ yếu mời NKT nữ đến dự. NKT vận động thường được tiếp cận thông tin về sức khoẻ sinh sản tốt hơn NKT nghe/nói, NKT nhìn, NKT chiều cao, NKT trí tuệ. Bên cạnh đó, NKT nghe/nói gặp nhiều khó khăn giao tiếp với bác sỹ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NKT nhìn, NKT vận động gặp khó khăn khi tiếp cận cơ sở y tế.Các cơ sở y tế đều có khoa/phòng PHCN nhưng NKT vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận dịch vụ này. Công tác PHCN bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu kinh phí, nhân lực về PHCN còn mỏng, nhất là nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu, dịch vụ PHCN không đầy đủ. Theo nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo Kỹ thuật PHCN tại Việt Nam năm 2019 của Trường Đại học Y tế Công cộng cho thấy hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản.Thứ ba, về thực thi quyền được trợ giúp xã hộiQuyền được trợ giúp xã hội của NKT được pháp luật ghi nhận đầy đủ nhưng thực thi còn nhiều bất cập. Còn tình trạng trợ cấp sai đối tượng, nhiều trường hợp cán bộ cấp xã không chi trả hoặc chi trả không đủ trợ cấp; nhiều địa phương xác định sai hệ số trợ cấp cho NKT. Nhiều cơ sở trợ giúp xã hội xây dựng từ lâu đã xuống cấp, còn thiếu dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để PHCN, còn thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng... các cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo nghề công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo nên tính chuyên nghiệp còn hạn chế.Theo thống kê, đến nay cả nước có khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó có NKT) tại cộng đồng được hưởng TCXH hàng tháng . So với khoảng 01 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng ở Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ NKT được nhận chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng vẫn chiếm tỷ lệ thấp.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây