0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0d91744b00-Kiến-nghị-hoàn-thiện-quyền-của-người-khuyết-tật-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-ở-Việt-Nam.-.jpg.webp

Kiến nghị hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam.

4.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi

Thứ nhất, đảm bảo phù hợp với định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề ASXH của toàn thể nhân dân. Kể từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đến nay, thuật ngữ ASXH đã luôn được Đảng ta đề cập tới trong các Nghị quyết Đại hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 “... chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Đảng ta đặc biệt quan tâm bảo đảm ASXH cho NKT. Các chính sách của Đảng đều nhằm chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT, ngày càng nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần của NKT, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội..

Đặc biệt, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm rõ ràng “Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Để bảo đảm ASXH, Đảng xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm về việc làm, thu nhập và giảm nghèo; bảo đảm về BHXH; bảo đảm về trợ  giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm mức sống tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản. Riêng đối với bảo đảm ASXH của NKT, Đảng đặc biệt lưu tâm tới vấn đề trợ giúp xã hội. Theo đó, cần “nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước”, “tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội”, “Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người khuyết tật”.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác NKT, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII ban hành chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT. Chỉ thị số 39/CT-TW đã chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế và từ đó đưa ra năm nhiệm vụ cụ thể cần triển khai:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp NKT;

Hai là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT;

Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp NKT;

Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT;

Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT.

Để việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác NKT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW. Kế hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ cần thực hiện: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về NKT; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT; Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT; Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng.

Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác NKT là kim chỉ nam cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam. Để pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền của NKT thì pháp luật Việt Nam phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.

Thứ hai, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn.

Quy định pháp luật ASXH của NKT phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bởi kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của các chính sách ASXH. Nếu các tiêu chuẩn ASXH đặt ra quá cao mà cơ sở kinh tế - xã hội lại thấp sẽ không khả thi, khó thực hiện trên thực tế, nhưng tiêu chuẩn ASXH quá thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của NKT.

Sự thay đổi về kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Viêt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Năm 2020 với sự ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
409 ngày trước
Kiến nghị hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam.
4.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thiThứ nhất, đảm bảo phù hợp với định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật.Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề ASXH của toàn thể nhân dân. Kể từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đến nay, thuật ngữ ASXH đã luôn được Đảng ta đề cập tới trong các Nghị quyết Đại hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 “... chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.Đảng ta đặc biệt quan tâm bảo đảm ASXH cho NKT. Các chính sách của Đảng đều nhằm chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT, ngày càng nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần của NKT, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội..Đặc biệt, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm rõ ràng “Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Để bảo đảm ASXH, Đảng xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm về việc làm, thu nhập và giảm nghèo; bảo đảm về BHXH; bảo đảm về trợ  giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm mức sống tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản. Riêng đối với bảo đảm ASXH của NKT, Đảng đặc biệt lưu tâm tới vấn đề trợ giúp xã hội. Theo đó, cần “nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước”, “tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội”, “Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người khuyết tật”.Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác NKT, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII ban hành chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT. Chỉ thị số 39/CT-TW đã chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế và từ đó đưa ra năm nhiệm vụ cụ thể cần triển khai:Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp NKT;Hai là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT;Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp NKT;Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT;Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT.Để việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác NKT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW. Kế hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ cần thực hiện: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về NKT; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT; Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT; Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng.Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác NKT là kim chỉ nam cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam. Để pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền của NKT thì pháp luật Việt Nam phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.Thứ hai, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn.Quy định pháp luật ASXH của NKT phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bởi kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của các chính sách ASXH. Nếu các tiêu chuẩn ASXH đặt ra quá cao mà cơ sở kinh tế - xã hội lại thấp sẽ không khả thi, khó thực hiện trên thực tế, nhưng tiêu chuẩn ASXH quá thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của NKT.Sự thay đổi về kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Viêt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Năm 2020 với sự ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây