0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0da6dc8c5a-Hoàn-thiện-về-bảo-đảm-quyền-của-người-khuyết-tật-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-ở-Việt-Nam.jpg.webp

Hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

4.2.1.  Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

4.2.1.1.    Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật bằng biện pháp xã hội

Thứ nhất, Luật NKT và văn bản hướng dẫn cần sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

Một là, Luật NKT cần bổ sung quy định về “nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật”. Để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi xã hội về vấn đề khuyết tật, cũng như chống kỳ thị, phân biệt đối xử NKT thì cần có quy định cụ thể về việc nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Điều luật này phải thể hiện được phạm vi đối tượng cần nâng cao nhận thức về quyền của NKT và những biện pháp có thể thực hiện để nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Bao gồm một số nội dung chính như sau: Nâng cao nhận thức toàn thể xã hội về NKT và quyền của NKT, tăng cường nhận thức về năng lực, thành tích của NKT và đấu tranh với những định kiến tiêu cực về NKT. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện gồm: khuyến khích hiểu biết và nhận thức tích cực về NKT; khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của NKT.

Hai là, văn bản hướng dẫn Luật NKT cần quy định cụ thể về những hình thức hỗ trợ của nhà nước trong việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ..

Ba là, bổ sung quy định về tạo “điều kiện hợp lý” và “thiết kế phổ dụng”.

Luật NKT cần bổ sung quy định về “điều kiện hợp lý”, “thiết kế phổ dụng” để tạo cách hiểu cho các chủ thể có trách nhiệm đảm bảo môi trường tiếp cận với NKT. Điều kiện hợp lý là sự thay đổi hoặc chỉnh sửa không gây ra gánh nặng quá mức cần thiết, để đảm bảo cho NKT được thực hiện quyền trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Thiết kế phổ dụng là thiết kế sản phẩm, dịch vụ, môi trường để mọi người đều có thể sử dụng ở mức tối đa mà không cần cải tạo lại hoặc thiết kế chuyên biệt.

Bốn là, mở rộng phạm vi cán bộ, nhân viên được đào tạo làm trong lĩnh vực NKT.

Luật NKT cần quy định khái quát “tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật”. Quy định như vậy sẽ bảo đảm không chỉ đội ngũ bác sỹ, giáo viên mà còn các chủ thể làm việc trong các lĩnh vực khác như trợ giúp xã hội, xây dựng, giao thông, dịch vụ thể dục, thể thao, giải trí, du lịch ... cũng nhận được sự đầu tư từ phía nhà nước để đảm bảo số lượng, chất lượng, có khả năng cung ứng các dịch vụ tiếp cận cho NKT.

Thứ hai, văn bản pháp luật về tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để tăng cơ hội cho NKT tiếp cận với các công trình xây dựng.

Cần rà soát lại các văn bản Quy chuẩn xây dựng để quy định có sự thống nhất về tên gọi và nội dung. Đổi tên các văn bản về tiêu chuẩn xây dựng, thay thuật ngữ “người tàn tật”  bằng thuật ngữ “người khuyết tật”. Đồng thời, những quy định về quy chuẩn xây dựng tiếp cận với NKT chỉ cần quy định thống nhất trong một văn bản mà không cần đến 5 văn bản  quy định như hiện nay. Một văn bản chứa đựng đầy đủ các quy chuẩn về công trình xây dựng, đường hè phố, nhà ở... tiếp cận với NKT thì sẽ dễ dàng cho các chủ thể trong quá trình áp dụng.

Để NKT có thể tiếp cận trọn vẹn với các công trình xây dựng thì cần bổ sung thêm một số quy định vào bộ tiêu chuẩn như quy định các tiêu chuẩn của các khu vui chơi để đảm bảo NKT có thể tiếp cận với các trò chơi; tiêu chuẩn đối với khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu, khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) trong các công trình thể thao.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về khách sạn – Xếp hạng cần bổ sung thêm một số tiêu chí để xếp hạng khách hạng từ một sao đến năm sao như quy định các tiêu chí cơ bản như lối vào, cửa, thang máy tiếp cận, tỷ lệ phòng tiếp cận với NKT dùng xe lăn trên tổng số phòng tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ...

Thứ ba, văn bản pháp luật về giao thông cần sửa đổi, bổ sung để tăng cơ hội tiếp cận giao thông của NKT.

Một là, bổ sung quy định riêng về giấy phép lái xe của NKT . Trường hợp NKT sử dụng xe mô tô ba bánh hoặc xe ô tô dùng cho NKT để tập lái và sát hạch thì trên giấy phép lái xe cấp cho NKT phải thể hiện được NKT chỉ được sử dụng phương tiện này để tham gia giao thông mà không được sử dụng phương tiện giao thông khác. Quy định như vậy đảm bảo an toàn giao thông, tránh trường hợp NKT học và sát hạch bằng xe dành cho NKT nhưng khi có bằng lái lại sử dụng phương tiện khác để tham gia giao thông.

Hai là, bổ sung quy định về điều kiện xe ô tô tập lái và sát hạch của NKT.

Để trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe có cơ sở xác định xe NKT sử dụng để học và sát hạch có đảm bảo an toàn hay không thì Nghị định số 138/2018/NĐ-CP và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn xe của NKT được sử dụng để học và thi sát hạch. Đồng thời Thông tư số 85/2014/TT- BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần bổ sung thêm quy định về điều kiện việc cải tạo xe cơ giới (bao gồm cả xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô) thành xe dành cho NKT.

Ba là, xây dựng bộ tiêu chuẩn về phương tiện giao thông tiếp cận với NKT.

Để NKT có thể tiếp cận với nhiều phương tiện giao thông công cộng thì bên cạnh việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố từ 17 chỗ ngồi trở lên (xe buýt) và tàu hoả thì nhà nước cần ban hành thêm văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với một số phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe khách liên tỉnh, tàu thuỷ, phà... Bộ tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quản lý phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm cải tạo phương tiện vận tải đảm bảo tiếp cận với NKT.

Thứ tư, văn bản quy định về công nghệ thông tin, sản phẩm văn hoá cần sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cơ hội tiếp cận của NKT.

Thông tư số 26/2020/TT-BTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông cần mở rộng phạm vi kênh chương trình truyền hình tiếp cận với NKT. Không chỉ chương trình thời sự mà còn có chương trình giải trí khác như phim, truyền hình thực thế, game show, du lịch... cũng phải áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu. Trước mắt, nên quy định đài truyền hình trung ương cần có tối thiểu một chương trình giải trí tiếp cận với NKT nghe và khuyến khích áp dụng đối với đài truyền hình địa phương. Trong tương lai, đài truyền hình trung ương phải có một kênh với đầy đủ các thông tin từ thời sự đến giải trí được áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
537 ngày trước
Hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam
4.2.1.  Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam4.2.1.1.    Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật bằng biện pháp xã hộiThứ nhất, Luật NKT và văn bản hướng dẫn cần sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:Một là, Luật NKT cần bổ sung quy định về “nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật”. Để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi xã hội về vấn đề khuyết tật, cũng như chống kỳ thị, phân biệt đối xử NKT thì cần có quy định cụ thể về việc nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Điều luật này phải thể hiện được phạm vi đối tượng cần nâng cao nhận thức về quyền của NKT và những biện pháp có thể thực hiện để nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Bao gồm một số nội dung chính như sau: Nâng cao nhận thức toàn thể xã hội về NKT và quyền của NKT, tăng cường nhận thức về năng lực, thành tích của NKT và đấu tranh với những định kiến tiêu cực về NKT. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện gồm: khuyến khích hiểu biết và nhận thức tích cực về NKT; khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của NKT.Hai là, văn bản hướng dẫn Luật NKT cần quy định cụ thể về những hình thức hỗ trợ của nhà nước trong việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ..Ba là, bổ sung quy định về tạo “điều kiện hợp lý” và “thiết kế phổ dụng”.Luật NKT cần bổ sung quy định về “điều kiện hợp lý”, “thiết kế phổ dụng” để tạo cách hiểu cho các chủ thể có trách nhiệm đảm bảo môi trường tiếp cận với NKT. Điều kiện hợp lý là sự thay đổi hoặc chỉnh sửa không gây ra gánh nặng quá mức cần thiết, để đảm bảo cho NKT được thực hiện quyền trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Thiết kế phổ dụng là thiết kế sản phẩm, dịch vụ, môi trường để mọi người đều có thể sử dụng ở mức tối đa mà không cần cải tạo lại hoặc thiết kế chuyên biệt.Bốn là, mở rộng phạm vi cán bộ, nhân viên được đào tạo làm trong lĩnh vực NKT.Luật NKT cần quy định khái quát “tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật”. Quy định như vậy sẽ bảo đảm không chỉ đội ngũ bác sỹ, giáo viên mà còn các chủ thể làm việc trong các lĩnh vực khác như trợ giúp xã hội, xây dựng, giao thông, dịch vụ thể dục, thể thao, giải trí, du lịch ... cũng nhận được sự đầu tư từ phía nhà nước để đảm bảo số lượng, chất lượng, có khả năng cung ứng các dịch vụ tiếp cận cho NKT.Thứ hai, văn bản pháp luật về tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để tăng cơ hội cho NKT tiếp cận với các công trình xây dựng.Cần rà soát lại các văn bản Quy chuẩn xây dựng để quy định có sự thống nhất về tên gọi và nội dung. Đổi tên các văn bản về tiêu chuẩn xây dựng, thay thuật ngữ “người tàn tật”  bằng thuật ngữ “người khuyết tật”. Đồng thời, những quy định về quy chuẩn xây dựng tiếp cận với NKT chỉ cần quy định thống nhất trong một văn bản mà không cần đến 5 văn bản  quy định như hiện nay. Một văn bản chứa đựng đầy đủ các quy chuẩn về công trình xây dựng, đường hè phố, nhà ở... tiếp cận với NKT thì sẽ dễ dàng cho các chủ thể trong quá trình áp dụng.Để NKT có thể tiếp cận trọn vẹn với các công trình xây dựng thì cần bổ sung thêm một số quy định vào bộ tiêu chuẩn như quy định các tiêu chuẩn của các khu vui chơi để đảm bảo NKT có thể tiếp cận với các trò chơi; tiêu chuẩn đối với khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu, khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) trong các công trình thể thao.Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về khách sạn – Xếp hạng cần bổ sung thêm một số tiêu chí để xếp hạng khách hạng từ một sao đến năm sao như quy định các tiêu chí cơ bản như lối vào, cửa, thang máy tiếp cận, tỷ lệ phòng tiếp cận với NKT dùng xe lăn trên tổng số phòng tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ...Thứ ba, văn bản pháp luật về giao thông cần sửa đổi, bổ sung để tăng cơ hội tiếp cận giao thông của NKT.Một là, bổ sung quy định riêng về giấy phép lái xe của NKT . Trường hợp NKT sử dụng xe mô tô ba bánh hoặc xe ô tô dùng cho NKT để tập lái và sát hạch thì trên giấy phép lái xe cấp cho NKT phải thể hiện được NKT chỉ được sử dụng phương tiện này để tham gia giao thông mà không được sử dụng phương tiện giao thông khác. Quy định như vậy đảm bảo an toàn giao thông, tránh trường hợp NKT học và sát hạch bằng xe dành cho NKT nhưng khi có bằng lái lại sử dụng phương tiện khác để tham gia giao thông.Hai là, bổ sung quy định về điều kiện xe ô tô tập lái và sát hạch của NKT.Để trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe có cơ sở xác định xe NKT sử dụng để học và sát hạch có đảm bảo an toàn hay không thì Nghị định số 138/2018/NĐ-CP và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn xe của NKT được sử dụng để học và thi sát hạch. Đồng thời Thông tư số 85/2014/TT- BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần bổ sung thêm quy định về điều kiện việc cải tạo xe cơ giới (bao gồm cả xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô) thành xe dành cho NKT.Ba là, xây dựng bộ tiêu chuẩn về phương tiện giao thông tiếp cận với NKT.Để NKT có thể tiếp cận với nhiều phương tiện giao thông công cộng thì bên cạnh việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố từ 17 chỗ ngồi trở lên (xe buýt) và tàu hoả thì nhà nước cần ban hành thêm văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với một số phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe khách liên tỉnh, tàu thuỷ, phà... Bộ tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quản lý phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm cải tạo phương tiện vận tải đảm bảo tiếp cận với NKT.Thứ tư, văn bản quy định về công nghệ thông tin, sản phẩm văn hoá cần sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cơ hội tiếp cận của NKT.Thông tư số 26/2020/TT-BTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông cần mở rộng phạm vi kênh chương trình truyền hình tiếp cận với NKT. Không chỉ chương trình thời sự mà còn có chương trình giải trí khác như phim, truyền hình thực thế, game show, du lịch... cũng phải áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu. Trước mắt, nên quy định đài truyền hình trung ương cần có tối thiểu một chương trình giải trí tiếp cận với NKT nghe và khuyến khích áp dụng đối với đài truyền hình địa phương. Trong tương lai, đài truyền hình trung ương phải có một kênh với đầy đủ các thông tin từ thời sự đến giải trí được áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây