0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0daff271c0-Giải-pháp-nâng-cao-hiệu-quả-thực-thi-quyền-của-người-khuyết-tật-trong-pháp-luật-an-sinh-xã-hội-ở-Việt-Nam-.jpg.webp

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

4.3.  Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam

Thứ nhất, đẩy mạnh truyền thông về NKT, tuyên truyền, phổ biến, chính sách, pháp luật về quyền của NKT.

Để hình thành nhận thức đúng về NKT và quyền của NKT thì nhà nước và xã hội cần đẩy mạnh thông tin về NKT, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các chính sách, pháp luật về quyền của NKT. Thông qua truyền thông, mọi người hiểu hơn về NKT, quyền lợi của NKT, khả năng của NKT. Để hoạt động truyền thông về NKT đạt hiệu quả cần đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền.

Kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội, nhiều NKT còn tự ti, mặc cảm, khó hoà nhập cộng đồng. Truyền thông sẽ góp phần quan trọng thay đổi nhận thức xã hội, hình thành suy nghĩ tích cực về NKT. Thường xuyên đưa tin về những tấm gương NKT với nghị lực phi thường, vượt qua những khiếm khuyết của cơ thể, sự kỳ thị của xã hội để vươn lên học tập, lao động, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Từ đó, dần dần sẽ thay đổi tư duy của mỗi người về khả năng và sự đóng góp của NKT và bản thân mỗi NKT sẽ tích cực vươn lên, tự tin làm chủ cuộc sống, khắc phục tâm lý ỷ lại vào gia đình, xã hội và nhà nước.

Thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền của NKT để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và toàn thể xã hội về công tác NKT. Qua đó, mọi người hiểu rằng công tác NKT là thực hiện quyền con người của NKT chứ không phải việc làm từ thiện. Đồng thời, NKT cũng biết được các quyền và nghĩa vụ mà mình được hưởng cũng như phải thực hiện. NKT sẽ chủ động tiếp cận quyền, thụ hưởng quyền và bảo vệ quyền của mình.

Bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực ASXH không phải trách nhiệm của riêng nhà nước mà đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội thì các biện pháp truyền thông cần đa dạng, phạm vi tác động từ hẹp đến rộng, mức độ tác độ từ nông đến sâu. Phổ biến nhất, phạm vi tiếp cận rộng rãi nhất là truyền hình, truyền thanh, sách, báo, tờ rơi, khẩu hiệu. Những phương tiện này có thể đưa tin về những tấm gương NKT, xây dựng các tiểu phẩm về NKT, xuất bản các tác phẩm văn hoá về NKT, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về NKT, biểu dương các sáng kiến hữu ích trợ giúp NKT, tuyên truyền chính sách pháp luật về NKT. Phạm vi hẹp hơn nhưng chuyên sâu hơn có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm, tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn pháp luật cho gia đình NKT, bản thân NKT, cán bộ viên chức, NSDLĐ, cộng đồng dân cư. Đối với tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với NKT cần có phương thức phù hợp. Tài liệu tuyên truyền dành cho NKT nhìn cần ở dạng chữ nổi, chương trình dành cho NKT nghe cần có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

Thứ hai, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời hành vi xâm phạm quyền của người khuyết tật.

Quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của NKT trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, việc làm, giáo dục, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch.

Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước cần nhanh nhạy phát hiện hành vi vi phạm, nắm chắc các quy định pháp luật để xử lý nhanh chóng, chính xác. Những hành vi xâm hại quyền của NKT nên được xử lý công khai, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục và thay đổi nhận thức, thái độ, thay đổi ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với NKT.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức của NKT và vì NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả.

Hội NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về quyền NKT; tham gia xây dựng chính sách pháp luật về quyền NKT; thúc đẩy, giám sát thực thi chính sách; tạo môi trường giao lưu học hỏi, tạo điều kiện giúp NKT hoà nhập cuộc sống.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều tổ chức của NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả. Các hội thành viên cấp trung ương có hội người mù Việt Nam; Liên hiệp hội NKT Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và NKT Việt Nam; Hiệp hội thể thao của NKT Việt Nam; Hội bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam; Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Hội phục hồi chức năng Việt Nam... Ở địa phương có hội của NKT cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nhiều câu lạc bộ được thành lập trực thuộc các hội như câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật; câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật, câu lạc bộ thanh niên khuyết tật...

Nhà nước cần đề cao trách nhiệm và sự chủ động của tổ chức NKT trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động trong NKT. Khi xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến NKT phải thông báo rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức của NKT.

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích thành lập và thúc đẩy hoạt động của các tổ chức của NKT và vì NKT. Xây dựng các chính sách, huy động nguồn lực tài chính, nhân lực để hỗ trợ hoạt động của tổ chức NKT. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần tạo cầu nối thúc đẩy quan hệ phối hợp giữa tổ chức NKT trong nước với tổ chức NKT nước ngoài để tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hường 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
519 ngày trước
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam
4.3.  Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt NamThứ nhất, đẩy mạnh truyền thông về NKT, tuyên truyền, phổ biến, chính sách, pháp luật về quyền của NKT.Để hình thành nhận thức đúng về NKT và quyền của NKT thì nhà nước và xã hội cần đẩy mạnh thông tin về NKT, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các chính sách, pháp luật về quyền của NKT. Thông qua truyền thông, mọi người hiểu hơn về NKT, quyền lợi của NKT, khả năng của NKT. Để hoạt động truyền thông về NKT đạt hiệu quả cần đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền.Kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội, nhiều NKT còn tự ti, mặc cảm, khó hoà nhập cộng đồng. Truyền thông sẽ góp phần quan trọng thay đổi nhận thức xã hội, hình thành suy nghĩ tích cực về NKT. Thường xuyên đưa tin về những tấm gương NKT với nghị lực phi thường, vượt qua những khiếm khuyết của cơ thể, sự kỳ thị của xã hội để vươn lên học tập, lao động, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Từ đó, dần dần sẽ thay đổi tư duy của mỗi người về khả năng và sự đóng góp của NKT và bản thân mỗi NKT sẽ tích cực vươn lên, tự tin làm chủ cuộc sống, khắc phục tâm lý ỷ lại vào gia đình, xã hội và nhà nước.Thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền của NKT để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và toàn thể xã hội về công tác NKT. Qua đó, mọi người hiểu rằng công tác NKT là thực hiện quyền con người của NKT chứ không phải việc làm từ thiện. Đồng thời, NKT cũng biết được các quyền và nghĩa vụ mà mình được hưởng cũng như phải thực hiện. NKT sẽ chủ động tiếp cận quyền, thụ hưởng quyền và bảo vệ quyền của mình.Bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực ASXH không phải trách nhiệm của riêng nhà nước mà đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội thì các biện pháp truyền thông cần đa dạng, phạm vi tác động từ hẹp đến rộng, mức độ tác độ từ nông đến sâu. Phổ biến nhất, phạm vi tiếp cận rộng rãi nhất là truyền hình, truyền thanh, sách, báo, tờ rơi, khẩu hiệu. Những phương tiện này có thể đưa tin về những tấm gương NKT, xây dựng các tiểu phẩm về NKT, xuất bản các tác phẩm văn hoá về NKT, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về NKT, biểu dương các sáng kiến hữu ích trợ giúp NKT, tuyên truyền chính sách pháp luật về NKT. Phạm vi hẹp hơn nhưng chuyên sâu hơn có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm, tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn pháp luật cho gia đình NKT, bản thân NKT, cán bộ viên chức, NSDLĐ, cộng đồng dân cư. Đối với tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với NKT cần có phương thức phù hợp. Tài liệu tuyên truyền dành cho NKT nhìn cần ở dạng chữ nổi, chương trình dành cho NKT nghe cần có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.Thứ hai, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời hành vi xâm phạm quyền của người khuyết tật.Quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của NKT trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, việc làm, giáo dục, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch.Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước cần nhanh nhạy phát hiện hành vi vi phạm, nắm chắc các quy định pháp luật để xử lý nhanh chóng, chính xác. Những hành vi xâm hại quyền của NKT nên được xử lý công khai, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục và thay đổi nhận thức, thái độ, thay đổi ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với NKT.Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức của NKT và vì NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả.Hội NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về quyền NKT; tham gia xây dựng chính sách pháp luật về quyền NKT; thúc đẩy, giám sát thực thi chính sách; tạo môi trường giao lưu học hỏi, tạo điều kiện giúp NKT hoà nhập cuộc sống.Ở Việt Nam hiện nay, nhiều tổ chức của NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả. Các hội thành viên cấp trung ương có hội người mù Việt Nam; Liên hiệp hội NKT Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và NKT Việt Nam; Hiệp hội thể thao của NKT Việt Nam; Hội bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam; Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Hội phục hồi chức năng Việt Nam... Ở địa phương có hội của NKT cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nhiều câu lạc bộ được thành lập trực thuộc các hội như câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật; câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật, câu lạc bộ thanh niên khuyết tật...Nhà nước cần đề cao trách nhiệm và sự chủ động của tổ chức NKT trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động trong NKT. Khi xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến NKT phải thông báo rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức của NKT.Cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích thành lập và thúc đẩy hoạt động của các tổ chức của NKT và vì NKT. Xây dựng các chính sách, huy động nguồn lực tài chính, nhân lực để hỗ trợ hoạt động của tổ chức NKT. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần tạo cầu nối thúc đẩy quan hệ phối hợp giữa tổ chức NKT trong nước với tổ chức NKT nước ngoài để tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.Theo: Nguyễn Thị Thu Hường Link luận án: Tại đây