0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c1f6c3e2df5-Thực-tiễn-thực-hiện-pháp-luật-về-hậu-quả-pháp-lý-do-vi-phạm-nghĩa-vụ-tiền-hợp-đồng.jpg.webp

Thực tiễn thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

 

3.1.1.  Thực tiễn thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng

Trong vụ án tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất theo Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 3/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho thấy: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai bên ký kết thì 10.000 m2 đất xây dựng nhà máy chỉ là mô tả theo nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không nói là để xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, bên bán biết rằng công ty Trang Anh mua 42.175 m2 đất trong đó có 10.000 m2 là để xây dựng nhà máy, còn lại là đất nông nghiệp. Cho đến thời điểm chuyển nhượng, diện tích trên vẫn được phép chuyển nhượng nhưng chỉ được làm dịch vụ thương mại và đang xây dựng quy hoạch chung cho huyện Thuận An. Công ty Vĩnh Ký vẫn đồng ý bán, không xin huỷ hợp đồng. Còn hợp đồng không thực hiện được là do quy hoạch khu đất đó thay đổi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, bên bán biết rõ 10.000 m2 đất đã thay đổi quy hoạch từ năm 1996 nhưng khi bán không thông báo cụ thể cho bên mua biết là có lỗi, bên bán đã nhận của bên mua 3 tỉ đồng. Ở đây, Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định theo hướng "hủy bỏ hợp đồng quyền sử dụng đất" nhưng lại không buộc bên bán bồi thường cho bên mua là một thiếu sót. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định bên bán "khi ký hợp đồng đã gian dối không thông báo rõ tình trạng đất cho Công ty Trang Anh. Mặt khác, sau ngày 27-07-2001 là ngày mà hai bên biết rõ tình trạng đất không còn sử dụng được vào việc xây dựng nhà máy, lẽ ra phải trả ngay số tiền cọc, nhưng đến ngày 18-12-2001 Công ty Vĩnh Ký mới đề nghị trả lại tiền cọc là có lỗi, làm cho bên mua bị thiệt hại, vi phạm các Điều 142,146,696, 709 Bộ luật Dân sự nên Công ty Vĩnh Ký có trách nhiệm phải bồi thường cho Công ty Trang Anh".

Theo Bản án sơ thẩm số 327/DSST ngày 8/3/2004 của Toà án nhân dân TP Hà Nội, căn cứ vào sự xác nhận của các bên đương sự tại phiên toà cũng như sự xác nhận của bên bán là công ty UMW tại văn bản đề ngày 19/2/2004, trước khi ký hợp đồng các bên đã biết và xác định được mục đích sử dụng của vật mua bán là dùng vào việc quét rác và hút bụi trong kho của bên mua là xí nghiệp Kim Phát. Căn cứ theo kết luận giám định của Vinacontrol tại báo cáo kết quả giám định ngày 31/12/2003, tình trạng hư hỏng của máy là do xe làm việc trong điều kiện không phù hợp với thiết kế của xe; không phải do lỗi sử dụng (vận hành), bảo trì và trong quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng và thực hiện chính sách hậu mãi, người bán cần phải “khuyến cáo” cho bên mua khi biết chức năng của máy không phù hợp với nhu cầu của người mua. Trong khi đó, dù biết rõ máy mà xí nghiệp Kim Phát muốn mua là không phù hợp với mục đích sử dụng của bên mua nhưng công ty UMW vẫn ký hợp đồng bán máy cho xí nghiệp Kim Phát mà không cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản. Công ty Kim Phát cũng khẳng định: nếu biết máy không sử dụng được thì công ty cũng không mua. Kết quả giám định của Vinacontrol cũng xác định người bán cần phải khuyến cáo cho bên mua khi biết chức năng máy không phù hợp với nhu cầu người mua. Như vậy, có căn cứ xác định bên bán là công ty UMW đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty Kim Phát được quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại do sự vi phạm của bên bán. Vụ việc này cho thấy, Toà án áp lên bên kinh doanh thiết bị chuyên nghiệp phải đưa ra thông tin khuyến cáo về sản phẩm cho khách hàng trước khi giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm tốt nhất lợi ích cho khách hàng.

Bình luận: Qua hai vụ án trên, có thể thấy việc bồi thường thiệt hại là hậu quả phát sinh do hủy bỏ hợp đồng nhưng rõ ràng nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng là sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cung cấp thông tin về đối tượng ngay trong giai đoạn tiền hợp đồng dẫn đến bên việc bên mua không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Do đó, dựa trên mối quan hệ nhân quả có thể hiểu hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng ở đây phát sinh từ chính hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Nhận định của Toà án được củng cố trên cơ sở kế thừa của nguyên tắc trung thực và thiện chí, nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự và giao kết hợp đồng dân sự quy định tại Điều 4, Điều 283 và Điều 389 BLDS năm 2005. Đến BLDS năm 2015, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng này một lần nữa được khẳng định rõ nét hơn tại BLDS năm 2015. Tuy nhiên, căn cứ từ Điều 423 đến Điều 427 của BLDS 2015 cho thấy, chủ thể có quyền huỷ bỏ hợp đồng bao giờ cũng là bên bị vi phạm hợp đồng. Huỷ bỏ hợp đồng là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực. Thực tiễn Toà án hay sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong phán quyết của mình nhưng Toà án không có thẩm quyền “huỷ hợp đồng” mà có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 132 BLDS 2015). Tính chất và hậu quả pháp lý của huỷ bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu có điểm tương đồng. Điều đó có thể là nguyên nhân mà Toà án sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong các phán quyết.

Ngoài ra, tại Án Lệ số 22/2018 về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng đã gián tiếp cho thấy chủ thể là Công ty bảo hiểm nhân thọ C khi xây dựng Bộ Qui tắc bảo hiểm đã căn cứ vào các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng để đặt ra hậu quả pháp lý là huỷ bỏ hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ tại Điều 11.2: “Nếu bất cứ thông tin nào bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm cung cấp cố ý che giấu hoặc khai báo sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định đánh giá chấp nhận bảo hiểm thì công ty có thể huỷ bỏ hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực ngày từ đầu”.95 Như vậy, có thể thấy từ thực tiễn thực hiện của các chủ thể là pháp nhân cho tới cơ quan áp dụng pháp luật đều có sự ghi nhận hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng đối với hành vi vi phạm tiền hợp đồng.

Theo: Đỗ Thị Hoa 

Link luận án:  Tại đây

 

avatar
Nguyễn Mai Phương
538 ngày trước
Thực tiễn thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
 3.1.1.  Thực tiễn thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng*  Hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồngTrong vụ án tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất theo Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 3/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho thấy: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai bên ký kết thì 10.000 m2 đất xây dựng nhà máy chỉ là mô tả theo nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không nói là để xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, bên bán biết rằng công ty Trang Anh mua 42.175 m2 đất trong đó có 10.000 m2 là để xây dựng nhà máy, còn lại là đất nông nghiệp. Cho đến thời điểm chuyển nhượng, diện tích trên vẫn được phép chuyển nhượng nhưng chỉ được làm dịch vụ thương mại và đang xây dựng quy hoạch chung cho huyện Thuận An. Công ty Vĩnh Ký vẫn đồng ý bán, không xin huỷ hợp đồng. Còn hợp đồng không thực hiện được là do quy hoạch khu đất đó thay đổi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, bên bán biết rõ 10.000 m2 đất đã thay đổi quy hoạch từ năm 1996 nhưng khi bán không thông báo cụ thể cho bên mua biết là có lỗi, bên bán đã nhận của bên mua 3 tỉ đồng. Ở đây, Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định theo hướng "hủy bỏ hợp đồng quyền sử dụng đất" nhưng lại không buộc bên bán bồi thường cho bên mua là một thiếu sót. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định bên bán "khi ký hợp đồng đã gian dối không thông báo rõ tình trạng đất cho Công ty Trang Anh. Mặt khác, sau ngày 27-07-2001 là ngày mà hai bên biết rõ tình trạng đất không còn sử dụng được vào việc xây dựng nhà máy, lẽ ra phải trả ngay số tiền cọc, nhưng đến ngày 18-12-2001 Công ty Vĩnh Ký mới đề nghị trả lại tiền cọc là có lỗi, làm cho bên mua bị thiệt hại, vi phạm các Điều 142,146,696, 709 Bộ luật Dân sự nên Công ty Vĩnh Ký có trách nhiệm phải bồi thường cho Công ty Trang Anh".Theo Bản án sơ thẩm số 327/DSST ngày 8/3/2004 của Toà án nhân dân TP Hà Nội, căn cứ vào sự xác nhận của các bên đương sự tại phiên toà cũng như sự xác nhận của bên bán là công ty UMW tại văn bản đề ngày 19/2/2004, trước khi ký hợp đồng các bên đã biết và xác định được mục đích sử dụng của vật mua bán là dùng vào việc quét rác và hút bụi trong kho của bên mua là xí nghiệp Kim Phát. Căn cứ theo kết luận giám định của Vinacontrol tại báo cáo kết quả giám định ngày 31/12/2003, tình trạng hư hỏng của máy là do xe làm việc trong điều kiện không phù hợp với thiết kế của xe; không phải do lỗi sử dụng (vận hành), bảo trì và trong quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng và thực hiện chính sách hậu mãi, người bán cần phải “khuyến cáo” cho bên mua khi biết chức năng của máy không phù hợp với nhu cầu của người mua. Trong khi đó, dù biết rõ máy mà xí nghiệp Kim Phát muốn mua là không phù hợp với mục đích sử dụng của bên mua nhưng công ty UMW vẫn ký hợp đồng bán máy cho xí nghiệp Kim Phát mà không cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản. Công ty Kim Phát cũng khẳng định: nếu biết máy không sử dụng được thì công ty cũng không mua. Kết quả giám định của Vinacontrol cũng xác định người bán cần phải khuyến cáo cho bên mua khi biết chức năng máy không phù hợp với nhu cầu người mua. Như vậy, có căn cứ xác định bên bán là công ty UMW đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty Kim Phát được quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại do sự vi phạm của bên bán. Vụ việc này cho thấy, Toà án áp lên bên kinh doanh thiết bị chuyên nghiệp phải đưa ra thông tin khuyến cáo về sản phẩm cho khách hàng trước khi giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm tốt nhất lợi ích cho khách hàng.Bình luận: Qua hai vụ án trên, có thể thấy việc bồi thường thiệt hại là hậu quả phát sinh do hủy bỏ hợp đồng nhưng rõ ràng nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng là sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cung cấp thông tin về đối tượng ngay trong giai đoạn tiền hợp đồng dẫn đến bên việc bên mua không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Do đó, dựa trên mối quan hệ nhân quả có thể hiểu hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng ở đây phát sinh từ chính hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Nhận định của Toà án được củng cố trên cơ sở kế thừa của nguyên tắc trung thực và thiện chí, nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự và giao kết hợp đồng dân sự quy định tại Điều 4, Điều 283 và Điều 389 BLDS năm 2005. Đến BLDS năm 2015, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng này một lần nữa được khẳng định rõ nét hơn tại BLDS năm 2015. Tuy nhiên, căn cứ từ Điều 423 đến Điều 427 của BLDS 2015 cho thấy, chủ thể có quyền huỷ bỏ hợp đồng bao giờ cũng là bên bị vi phạm hợp đồng. Huỷ bỏ hợp đồng là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực. Thực tiễn Toà án hay sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong phán quyết của mình nhưng Toà án không có thẩm quyền “huỷ hợp đồng” mà có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 132 BLDS 2015). Tính chất và hậu quả pháp lý của huỷ bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu có điểm tương đồng. Điều đó có thể là nguyên nhân mà Toà án sử dụng thuật ngữ “huỷ hợp đồng” trong các phán quyết.Ngoài ra, tại Án Lệ số 22/2018 về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng đã gián tiếp cho thấy chủ thể là Công ty bảo hiểm nhân thọ C khi xây dựng Bộ Qui tắc bảo hiểm đã căn cứ vào các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng để đặt ra hậu quả pháp lý là huỷ bỏ hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ tại Điều 11.2: “Nếu bất cứ thông tin nào bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm cung cấp cố ý che giấu hoặc khai báo sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định đánh giá chấp nhận bảo hiểm thì công ty có thể huỷ bỏ hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực ngày từ đầu”.95 Như vậy, có thể thấy từ thực tiễn thực hiện của các chủ thể là pháp nhân cho tới cơ quan áp dụng pháp luật đều có sự ghi nhận hậu quả pháp lý là hủy bỏ hợp đồng đối với hành vi vi phạm tiền hợp đồng.Theo: Đỗ Thị Hoa Link luận án:  Tại đây