0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6332691dabd4e-qư.jpg.webp

HÀ NỘI SẮP KHỞI CÔNG NHIỀU DỰ ÁN GIAO THÔNG

Dự kiến dịp 10/10, dự án hầm chui nút giao đường vành đai 2,5 và hỗ trợ đường sắt số 3 sẽ khởi công; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 khởi công tháng 11.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban Giao thông) vừa đề xuất với UBND thành phố về tiến độ triển khai một số dự án từ nay đến cuối năm.

Theo đó, dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 sẽ khánh thành vào dịp 10/10 (Ngày giải phóng Thủ đô). Cũng dịp này, thành phố dự kiến khởi công dự án hầm chui tại nút giao đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án đường sắt đô thị số 3.

Tháng 11, thành phố dự kiến khởi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai.

Dự án hầm chui tại nút giao vành đai 2,5 với đường Giải Phóng có quy mô 4 làn xe với tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 890 m theo hướng đường vành đai 2,5. Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A; điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng hiện hữu, cách vị trí giao cắt với quốc lộ 1A khoảng 460 m.

Đoạn qua hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5 m/làn, đoạn ngoài hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5 m/làn. Tổng giá trị dự toán phê duyệt gần 600 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện 2022-2025.

Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án đường sắt đô thị số 3 có tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng từ ngân sách TP Hà Nội.

Nhà thầu sẽ xây dựng các công trình tiếp cận với tuyến đường sắt đô thị đảm bảo liên thông giao thông vận tải công cộng cho 12 nhà ga và các trạm dừng xe buýt giữa các nhà ga; áp dụng giải pháp về giao thông công cộng.

Trong 10 gói thầu của dự án, gói CW-03 đã được mở thầu. Gói này chiều dài tuyến đường khoảng 7 km, cải tạo mặt đường bị hư hỏng, tổ chức giao thông, lát lại toàn bộ vỉa hè bằng gạch bê tông xi măng vân đá; thay thế bó vỉa, đan rãnh bằng viên bê tông xi măng đúc sẵn...; xây bó gốc cây bằng viên bê tông xi măng, cải tạo nâng cổ các ga thoát nước, ga kỹ thuật theo cao độ mặt đường mới.

Đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó 8,5 km đi trên cao (từ depot Nhổn đến Thủ Lệ) và 4 km phần ngầm (từ Thủ Lệ đến ga Hà Nội). Dự án có 12 ga (8 ga trên cao, 4 ga ngầm) đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, trong đó điểm đầu là Nhổn, điểm cuối ga Hà Nội. Dự kiến cuối năm nay, đoạn trên cao đi vào hoạt động.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai sẽ khởi công tháng 11. Đoạn đường dài 21,7 km, điểm đầu tại địa phận Ba La, quận Hà Đông, điểm cuối tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tiếp giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình (không bao gồm đoạn qua thị trấn Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ), mặt cắt ngang 50-60 m.

Trên tuyến có 7 cầu đường bộ và một cống hộp; 4 nút giao chính, trong đó các nút giao khác mức theo quy hoạch với quốc lộ 21A, đường trục Bắc - Nam và Vành đai 4 sẽ thực hiện theo các dự án riêng.

Trước mắt, khi các nút giao khác mức chưa được đầu tư xây dựng thì đoạn tuyến qua khu vực nút giao được thiết kế theo quy mô mặt cắt ngang phù hợp với chỉ giới đường đỏ, bảo đảm tầm nhìn tối thiểu an toàn. Riêng nút giao Ba La (giao với quốc lộ 21B) thiết kế giao bằng, điều khiển bằng đèn tín hiệu và vạch sơn dẫn hướng.

Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội và ngân sách Trung ương hỗ trợ. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2022-2027.

Hà Nội có 1.370 tuyến đường, tổng chiều dài trên 2.300 km; 573 cầu, trong đó 483 cầu nhỏ, cầu trung, 13 cầu vượt nhẹ, 70 cầu vượt đường dành cho người đi bộ và 7 cầu lớn (Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Đông Trù, Thăng Long, cầu Phùng); 115 hầm gồm 9 hầm cơ giới, 39 hầm đi bộ, 67 hầm chui dân sinh.

6 tuyến đường sắt quốc gia đi qua Hà Nội với tổng chiều dài 162 km (520 đường ngang; lối đi tự mở 314 vị trí).

Đường sắt đô thị gồm: Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động; Tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội dự kiến hoạt động đoạn trên cao Nhổn - Voi Phục (năm 2022).

Đường thủy nội địa: 4 tuyến (suối Yến, suối Hai, Cà Lồ, sông Đáy) với chiều dài hơn 63 km.

Tỷ lệ đất dành cho giao thông năm 2021 đạt 10,3%.

Số lượng phương tiện tính đến tháng 7/2022: Trên 7,6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu ôtô; trên 6,4 triệu môtô các loại; 179.000 xe máy điện. Con số này chưa bao gồm phương tiện của lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao, các tỉnh khác lưu thông ở Hà Nội.

 

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
577 ngày trước
HÀ NỘI SẮP KHỞI CÔNG NHIỀU DỰ ÁN GIAO THÔNG
Dự kiến dịp 10/10, dự án hầm chui nút giao đường vành đai 2,5 và hỗ trợ đường sắt số 3 sẽ khởi công; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 khởi công tháng 11.Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (Ban Giao thông) vừa đề xuất với UBND thành phố về tiến độ triển khai một số dự án từ nay đến cuối năm.Theo đó, dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 sẽ khánh thành vào dịp 10/10 (Ngày giải phóng Thủ đô). Cũng dịp này, thành phố dự kiến khởi công dự án hầm chui tại nút giao đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án đường sắt đô thị số 3.Tháng 11, thành phố dự kiến khởi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai.Dự án hầm chui tại nút giao vành đai 2,5 với đường Giải Phóng có quy mô 4 làn xe với tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 890 m theo hướng đường vành đai 2,5. Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A; điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng hiện hữu, cách vị trí giao cắt với quốc lộ 1A khoảng 460 m.Đoạn qua hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5 m/làn, đoạn ngoài hầm tổ chức giao thông mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5 m/làn. Tổng giá trị dự toán phê duyệt gần 600 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện 2022-2025.Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án đường sắt đô thị số 3 có tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng từ ngân sách TP Hà Nội.Nhà thầu sẽ xây dựng các công trình tiếp cận với tuyến đường sắt đô thị đảm bảo liên thông giao thông vận tải công cộng cho 12 nhà ga và các trạm dừng xe buýt giữa các nhà ga; áp dụng giải pháp về giao thông công cộng.Trong 10 gói thầu của dự án, gói CW-03 đã được mở thầu. Gói này chiều dài tuyến đường khoảng 7 km, cải tạo mặt đường bị hư hỏng, tổ chức giao thông, lát lại toàn bộ vỉa hè bằng gạch bê tông xi măng vân đá; thay thế bó vỉa, đan rãnh bằng viên bê tông xi măng đúc sẵn...; xây bó gốc cây bằng viên bê tông xi măng, cải tạo nâng cổ các ga thoát nước, ga kỹ thuật theo cao độ mặt đường mới.Đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó 8,5 km đi trên cao (từ depot Nhổn đến Thủ Lệ) và 4 km phần ngầm (từ Thủ Lệ đến ga Hà Nội). Dự án có 12 ga (8 ga trên cao, 4 ga ngầm) đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, trong đó điểm đầu là Nhổn, điểm cuối ga Hà Nội. Dự kiến cuối năm nay, đoạn trên cao đi vào hoạt động.Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai sẽ khởi công tháng 11. Đoạn đường dài 21,7 km, điểm đầu tại địa phận Ba La, quận Hà Đông, điểm cuối tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tiếp giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình (không bao gồm đoạn qua thị trấn Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ), mặt cắt ngang 50-60 m.Trên tuyến có 7 cầu đường bộ và một cống hộp; 4 nút giao chính, trong đó các nút giao khác mức theo quy hoạch với quốc lộ 21A, đường trục Bắc - Nam và Vành đai 4 sẽ thực hiện theo các dự án riêng.Trước mắt, khi các nút giao khác mức chưa được đầu tư xây dựng thì đoạn tuyến qua khu vực nút giao được thiết kế theo quy mô mặt cắt ngang phù hợp với chỉ giới đường đỏ, bảo đảm tầm nhìn tối thiểu an toàn. Riêng nút giao Ba La (giao với quốc lộ 21B) thiết kế giao bằng, điều khiển bằng đèn tín hiệu và vạch sơn dẫn hướng.Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội và ngân sách Trung ương hỗ trợ. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2022-2027.Hà Nội có 1.370 tuyến đường, tổng chiều dài trên 2.300 km; 573 cầu, trong đó 483 cầu nhỏ, cầu trung, 13 cầu vượt nhẹ, 70 cầu vượt đường dành cho người đi bộ và 7 cầu lớn (Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Đông Trù, Thăng Long, cầu Phùng); 115 hầm gồm 9 hầm cơ giới, 39 hầm đi bộ, 67 hầm chui dân sinh.6 tuyến đường sắt quốc gia đi qua Hà Nội với tổng chiều dài 162 km (520 đường ngang; lối đi tự mở 314 vị trí).Đường sắt đô thị gồm: Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động; Tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội dự kiến hoạt động đoạn trên cao Nhổn - Voi Phục (năm 2022).Đường thủy nội địa: 4 tuyến (suối Yến, suối Hai, Cà Lồ, sông Đáy) với chiều dài hơn 63 km.Tỷ lệ đất dành cho giao thông năm 2021 đạt 10,3%.Số lượng phương tiện tính đến tháng 7/2022: Trên 7,6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu ôtô; trên 6,4 triệu môtô các loại; 179.000 xe máy điện. Con số này chưa bao gồm phương tiện của lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao, các tỉnh khác lưu thông ở Hà Nội.  Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội