0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c23291e0ac3-Định-hướng-hoàn-thiện-pháp-luật-kinh-doanh-bất-động-sản-du-lịch-.jpg.webp

Định hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch

4.1.   Định hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật kinh doanh BĐS du lịch, phân tích thực trạng pháp luật kinh doanh BĐS du lịch và đánh giá thực tiễn thi hành, NCS cho rằng việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần được thực hiện theo một số định hướng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường BĐS ở nước ta.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”126. Lĩnh vực kinh doanh BĐS nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thị trường BĐS được đề cập trong nhiều Văn kiện của Đảng, trong đó gần nhất là Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã có định hướng cụ thể: “Cơ cấu lại thị trường BĐS, đất đai, tài nguyên để đất đai, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao … Phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường BĐS, thị trường quyền sử dụng đất”127 và “Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội …Vận hành đồng bộ thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường BĐS, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài chính … theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế”.

Dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thị trường BĐS trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật kinh doanh BĐS nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường BĐS ở nước ta.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên yêu cầu của thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh BĐS du lịch.

Pháp luật là sản phẩm của quá trình tư duy của con người ở trình độ cao. Hay nói cách khác, pháp luật do con người làm ra dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa quá trình tư duy sáng tạo của con người với sự đánh giá thực tiễn để nhận biết những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn được biểu hiện ở một số nét lớn như sau:

Một là, để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội đòi hỏi các nhà làm luật phải tìm hiểu, đánh giá thực tiễn để nhận biết được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Dựa trên cơ sở đó, nội dung các quy định của pháp luật được xây dựng hướng đến việc giải quyết đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với yêu cầu của sự vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Có như vậy, pháp luật mới đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực, được các thành viên trong xã hôi tự giác thực hiện.

Hai là, thực tiễn thi hành là thước đo chính xác nhất mức độ phù hợp của các quy định của pháp luật. Pháp luật là sản phẩm do con người sáng tạo ra nên khó tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan của nhà làm luật, chuyên gia pháp lý. Vì vậy, để đánh giá, “định lượng” một cách chính xác mức độ phù hợp của các điều luật phải thông qua thực tiễn thực hiện. Thông qua thực tiễn thi hành có thể đánh giá quy định nào của pháp luật là phù hợp; quy định nào lạc hậu, chồng chéo, không còn phù hợp để rà soát, sửa đổi, bổ sung. Mặt khác, thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội luôn luôn vận động, phát triển phong phú, đa dạng. Đối chiếu quy định của hệ thống pháp luật với thực tiễn của cuộc sống, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không chỉ nhận diện các quy định lạc hậu, không còn phù hợp mà còn phát hiện những “khoảng trống”, những quan hệ xã hội mới hình thành cần phải được pháp luật điều chỉnh góp phần đảm bảo sự ổn định xã hội, phát triển nền kinh tế mở.

Pháp luật kinh doanh BĐS du lịch là một bộ phận của hệ thống pháp luật nên việc hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này cần dựa trên yêu cầu của thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh BĐS du lịch ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với những chế định khác của pháp luật kinh doanh BĐS và các lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Sự đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực pháp luật quyết định đến hiệu quả thực thi của hệ thống pháp luật. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS nói riêng. Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch thể hiện ở chỗ pháp luật kinh doanh BDS du lịch là một chỉnh thể, được cấu thành bởi các quy phạm có nội dung tương thích, không mâu thuẫn, không chồng chéo. Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch bao gồm cả nội dung và hình thức văn bản. Nội dung của tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch thể hiện ở những điểm cơ bản như: các quy phạm pháp luật kinh doanh BĐS du lịch được sắp xếp một cách logic, khoa học; các văn bản được sắp xếp theo trật tự hiệu lực, đảm bảo không mâu thuẫn, chồng chéo và loại trừ lẫn nhau.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để kiến tạo, đồng hành với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển đòi hỏi chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng vì pháp luật là hạt nhân quan trọng của thể chế kinh tế. “Việc xây dựng một thể chế kinh tế đúng đắn, tôn trọng, đề cao quyền tự do kinh doanh, bảo đảm sự đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp và bảo hộ quyền tài sản của cá nhân… sẽ đem lại sự thịnh vượng cho một quốc gia và ngược lại”129. Để xây dựng thể chế kinh tế thị trường thì trước hết cần xác lập, phát triển một hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất - kinh doanh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong hệ thống pháp luật đó, pháp luật kinh doanh BĐS nói chung và pháp luật kinh doanh BĐS du lịch là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được.

Theo: Đoàn Văn Bình

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
408 ngày trước
Định hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch
4.1.   Định hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản du lịchTrên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật kinh doanh BĐS du lịch, phân tích thực trạng pháp luật kinh doanh BĐS du lịch và đánh giá thực tiễn thi hành, NCS cho rằng việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần được thực hiện theo một số định hướng chủ yếu sau đây:Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường BĐS ở nước ta.Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”126. Lĩnh vực kinh doanh BĐS nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thị trường BĐS được đề cập trong nhiều Văn kiện của Đảng, trong đó gần nhất là Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã có định hướng cụ thể: “Cơ cấu lại thị trường BĐS, đất đai, tài nguyên để đất đai, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao … Phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường BĐS, thị trường quyền sử dụng đất”127 và “Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội …Vận hành đồng bộ thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường BĐS, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài chính … theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế”.Dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thị trường BĐS trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật kinh doanh BĐS nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường BĐS ở nước ta.Thứ hai, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần dựa trên yêu cầu của thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh BĐS du lịch.Pháp luật là sản phẩm của quá trình tư duy của con người ở trình độ cao. Hay nói cách khác, pháp luật do con người làm ra dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa quá trình tư duy sáng tạo của con người với sự đánh giá thực tiễn để nhận biết những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn được biểu hiện ở một số nét lớn như sau:Một là, để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội đòi hỏi các nhà làm luật phải tìm hiểu, đánh giá thực tiễn để nhận biết được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Dựa trên cơ sở đó, nội dung các quy định của pháp luật được xây dựng hướng đến việc giải quyết đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với yêu cầu của sự vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Có như vậy, pháp luật mới đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực, được các thành viên trong xã hôi tự giác thực hiện.Hai là, thực tiễn thi hành là thước đo chính xác nhất mức độ phù hợp của các quy định của pháp luật. Pháp luật là sản phẩm do con người sáng tạo ra nên khó tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan của nhà làm luật, chuyên gia pháp lý. Vì vậy, để đánh giá, “định lượng” một cách chính xác mức độ phù hợp của các điều luật phải thông qua thực tiễn thực hiện. Thông qua thực tiễn thi hành có thể đánh giá quy định nào của pháp luật là phù hợp; quy định nào lạc hậu, chồng chéo, không còn phù hợp để rà soát, sửa đổi, bổ sung. Mặt khác, thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội luôn luôn vận động, phát triển phong phú, đa dạng. Đối chiếu quy định của hệ thống pháp luật với thực tiễn của cuộc sống, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không chỉ nhận diện các quy định lạc hậu, không còn phù hợp mà còn phát hiện những “khoảng trống”, những quan hệ xã hội mới hình thành cần phải được pháp luật điều chỉnh góp phần đảm bảo sự ổn định xã hội, phát triển nền kinh tế mở.Pháp luật kinh doanh BĐS du lịch là một bộ phận của hệ thống pháp luật nên việc hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này cần dựa trên yêu cầu của thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh BĐS du lịch ở nước ta hiện nay.Thứ ba, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với những chế định khác của pháp luật kinh doanh BĐS và các lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Sự đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực pháp luật quyết định đến hiệu quả thực thi của hệ thống pháp luật. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS nói riêng. Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch thể hiện ở chỗ pháp luật kinh doanh BDS du lịch là một chỉnh thể, được cấu thành bởi các quy phạm có nội dung tương thích, không mâu thuẫn, không chồng chéo. Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch bao gồm cả nội dung và hình thức văn bản. Nội dung của tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật kinh doanh BĐS du lịch thể hiện ở những điểm cơ bản như: các quy phạm pháp luật kinh doanh BĐS du lịch được sắp xếp một cách logic, khoa học; các văn bản được sắp xếp theo trật tự hiệu lực, đảm bảo không mâu thuẫn, chồng chéo và loại trừ lẫn nhau.Thứ tư, hoàn thiện pháp luật kinh doanh BĐS du lịch cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Để kiến tạo, đồng hành với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển đòi hỏi chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng vì pháp luật là hạt nhân quan trọng của thể chế kinh tế. “Việc xây dựng một thể chế kinh tế đúng đắn, tôn trọng, đề cao quyền tự do kinh doanh, bảo đảm sự đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp và bảo hộ quyền tài sản của cá nhân… sẽ đem lại sự thịnh vượng cho một quốc gia và ngược lại”129. Để xây dựng thể chế kinh tế thị trường thì trước hết cần xác lập, phát triển một hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất - kinh doanh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong hệ thống pháp luật đó, pháp luật kinh doanh BĐS nói chung và pháp luật kinh doanh BĐS du lịch là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được.Theo: Đoàn Văn BìnhLink luận án:  Tại đây