0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c2405b8e128-Xác-định-giá-trị-doanh-nghiệp-trong-hoạt-động-tái-cơ-cấu-các-tổ-chức-tín-dụng-.jpg.webp

Xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

1.2. Khái quát về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng khi tiến hành tái cơ cấu TCTD. Đồng thời, hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại, tương tác với nhau. Bởi lẽ, xác định giá trị doanh nghiệp là tiền đề cho hoạt động tái cơ cấu thành công. Thực tế, có khá nhiều thương vụ tái cơ cấu không thành công xuất phát từ sự không đồng thuận của các bên về giá trị doanh nghiệp của nhau. Còn nếu hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp bị chậm trễ, không tính toán được kết quả giá trị doanh nghiệp sẽ khiến cho quá trình tái cơ cấu bị ké gây sự bức xúc cho các cổ đông và làm ảnh hưởng tới hoạt động của chính TCTD. Ngược lại, mục đích của hoạt động tái cơ cấu sẽ ảnh hưởng tới quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, hoạt động tái cơ cấu thành công cũng ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp, khi mà TCTD hình thành sau tái cơ cấu hoạt động hiệu quả, lớn mạnh, khi ấy giá trị doanh nghiệp của TCTD đó sẽ được đánh giá cao. Còn nếu TCTD hình thành sau tái cơ cấu hoạt động không hiệu quả, nợ xấu tăng cao, không đạt được niềm tin từ khách hàng, khi ấy giá trị doanh nghiệp sẽ bị đánh giá thấp.

Khi đặt vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD, cần thiết phải xuất phát từ sự đặc thù của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp là TCTD so với xác định giá trị doanh nghiệp thông thường; sự đặc thù của hoạt động tái cơ cấu TCTD so với tái cơ cấu doanh nghiệp thông thường. Cụ thể:

- Việc xác định giá trị doanh nghiệp là tổ chức tín dụng có những điểm khác biệt so với xác định giá trị doanh nghiệp thông thường

Tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Với tư cách là một trung gian tài chính, đối tượng kinh doanh, hoạt động kinh doanh của TCTD có sự khác biệt tương đối lớn với các doanh nghiệp thông thường, dẫn tới tính rủi ro tiềm tàng trong tất cả các nội dung của hoạt động kinh doanh của chủ thể này. Thậm chí, mức độ rủi ro được xác định rất cao, có khả năng phản ứng dây chuyền sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Những yếu tố này ảnh hưởng đến giá trị TCTD, tạo nên những điểm khác biệt so với giá trị doanh nghiệp thông thường. Hay nói cách khác, khi xác định giá trị TCTD, cần quan tâm một số điểm đặc biệt như sau:

Thứ nhất, TCTD có cơ cấu tài sản vô hình đa dạng, những tài sản này có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị TCTD. Khác với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cơ cấu tài sản hữu hình là chủ yếu và hoàn toàn có thể xác định giá trị một cách tương đối rõ ràng, đối với TCTD, nếu chỉ dựa trên tài sản hữu hình mà không đánh giá đầy đủ tài sản vô hình sẽ dẫn tới việc xác định giá trị TCTD không chính xác. Thực tế, những tài sản vô hình như thương hiệu, mạng lưới khách hàng và sự trung thành của khách hàng, bộ máy quản trị điều hành... là những yếu tố tạo nên giá trị lớn cho TCTD, quyết định vị thế của TCTD trên thị trường. Những giá trị này cũng phần nào phản ánh, dự liệu được nguồn thu nhập mà TCTD có thể mang lại cho nhà đầu tư vào thời điểm tương lai. Bởi vậy, việc xác định được và xác định đúng, đầy đủ giá trị tài sản vô hình của TCTD có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh chính xác giá trị TCTD.

Thứ hai, giá trị nợ vay cần phải lưu ý khi xác định giá trị TCTD. Đối với doanh nghiệp thông thường, cơ cấu vốn được hình thành bởi hai nguồn: một là, vốn chủ sở hữu, hình thành từ sự góp vốn của các nhà đầu tư và các khoản thặng dư vốn; hai là, vốn huy động, hình thành từ việc doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, trong đó, điển hình là đi vay từ các TCTD. Với tổng số vốn này, doanh nghiệp có thể sử dụng để mua sắm tài sản, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh... Do đó, với cách tiếp cận từ chi phí, theo phương pháp xác định giá trị tài sản thuần, giá trị doanh nghiệp có thể được tính gián tiếp bằng cách cộng giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với TCTD, nợ vay lại có ý nghĩa khác hơn. Theo Aswath Damodaran (2000), nợ vay của các TCTD được xem như “nguyên liệu” để chuyển thành các sản phẩm tài chính và được bán lại với giá cao hơn để thu lợi nhuận128. Thêm vào đó, cơ cấu vốn vay của các TCTD chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí lớn hơn nhiều lần so với cơ cấu vốn chủ sở hữu của TCTD. Quy mô lớn của vốn vay cũng khiến việc xác định giá trị TCTD cần quan tâm tới cả những đặc thù trong lợi thế của TCTD có khả năng huy động vốn lớn.

Thứ ba, khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng tài sản có của TCTD. Điều này xuất phát từ chức năng trung gian tài chính của TCTD, chuyển tiền vay được từ khách hàng thành các sản phẩm tài trợ vốn cho các khách hàng khác. Khoản cho vay lại mang tính chất rất đặc thù, đó là sự rủi ro, chẳng hạn như rủi ro trong việc người đi vay không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn. Thậm chí sự rủi ro này có sự biến động rất lớn, bởi sự gắn kết với tình trạng hoạt động của khách hàng vay. Do đó, khi xác định giá trị doanh nghiệp là TCTD, việc đánh giá chất lượng danh mục cho vay của TCTD với khách hàng đóng vai trò quan trọng. Việc đánh giá cần thực hiện trên hai góc độ: một là thành phần danh mục cho vay và hai là mức dự phòng rủi ro trong cho vay. Về thành phần danh mục cho vay, cần thiết phải có sự phân khúc danh mục cho vay về chất lượng và phân tích tỷ lệ nợ xấu, có thể dựa trên số liệu về tỷ lệ nợ xấu trên tổng danh mục cho vay. Về mức dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/tổng các khoản cho vay) sẽ cho biết TCTD đã trích lập dự phòng bao nhiêu cho các khoản vay, đồng thời xác định khả năng “phòng thủ” của TCTD trước những khoản nợ xấu.

Theo: Nguyễn Ngọc Yến

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
541 ngày trước
Xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng
1.2. Khái quát về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụngXác định giá trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng khi tiến hành tái cơ cấu TCTD. Đồng thời, hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại, tương tác với nhau. Bởi lẽ, xác định giá trị doanh nghiệp là tiền đề cho hoạt động tái cơ cấu thành công. Thực tế, có khá nhiều thương vụ tái cơ cấu không thành công xuất phát từ sự không đồng thuận của các bên về giá trị doanh nghiệp của nhau. Còn nếu hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp bị chậm trễ, không tính toán được kết quả giá trị doanh nghiệp sẽ khiến cho quá trình tái cơ cấu bị ké gây sự bức xúc cho các cổ đông và làm ảnh hưởng tới hoạt động của chính TCTD. Ngược lại, mục đích của hoạt động tái cơ cấu sẽ ảnh hưởng tới quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, hoạt động tái cơ cấu thành công cũng ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp, khi mà TCTD hình thành sau tái cơ cấu hoạt động hiệu quả, lớn mạnh, khi ấy giá trị doanh nghiệp của TCTD đó sẽ được đánh giá cao. Còn nếu TCTD hình thành sau tái cơ cấu hoạt động không hiệu quả, nợ xấu tăng cao, không đạt được niềm tin từ khách hàng, khi ấy giá trị doanh nghiệp sẽ bị đánh giá thấp.Khi đặt vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD, cần thiết phải xuất phát từ sự đặc thù của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp là TCTD so với xác định giá trị doanh nghiệp thông thường; sự đặc thù của hoạt động tái cơ cấu TCTD so với tái cơ cấu doanh nghiệp thông thường. Cụ thể:- Việc xác định giá trị doanh nghiệp là tổ chức tín dụng có những điểm khác biệt so với xác định giá trị doanh nghiệp thông thườngTổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Với tư cách là một trung gian tài chính, đối tượng kinh doanh, hoạt động kinh doanh của TCTD có sự khác biệt tương đối lớn với các doanh nghiệp thông thường, dẫn tới tính rủi ro tiềm tàng trong tất cả các nội dung của hoạt động kinh doanh của chủ thể này. Thậm chí, mức độ rủi ro được xác định rất cao, có khả năng phản ứng dây chuyền sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Những yếu tố này ảnh hưởng đến giá trị TCTD, tạo nên những điểm khác biệt so với giá trị doanh nghiệp thông thường. Hay nói cách khác, khi xác định giá trị TCTD, cần quan tâm một số điểm đặc biệt như sau:Thứ nhất, TCTD có cơ cấu tài sản vô hình đa dạng, những tài sản này có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị TCTD. Khác với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cơ cấu tài sản hữu hình là chủ yếu và hoàn toàn có thể xác định giá trị một cách tương đối rõ ràng, đối với TCTD, nếu chỉ dựa trên tài sản hữu hình mà không đánh giá đầy đủ tài sản vô hình sẽ dẫn tới việc xác định giá trị TCTD không chính xác. Thực tế, những tài sản vô hình như thương hiệu, mạng lưới khách hàng và sự trung thành của khách hàng, bộ máy quản trị điều hành... là những yếu tố tạo nên giá trị lớn cho TCTD, quyết định vị thế của TCTD trên thị trường. Những giá trị này cũng phần nào phản ánh, dự liệu được nguồn thu nhập mà TCTD có thể mang lại cho nhà đầu tư vào thời điểm tương lai. Bởi vậy, việc xác định được và xác định đúng, đầy đủ giá trị tài sản vô hình của TCTD có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh chính xác giá trị TCTD.Thứ hai, giá trị nợ vay cần phải lưu ý khi xác định giá trị TCTD. Đối với doanh nghiệp thông thường, cơ cấu vốn được hình thành bởi hai nguồn: một là, vốn chủ sở hữu, hình thành từ sự góp vốn của các nhà đầu tư và các khoản thặng dư vốn; hai là, vốn huy động, hình thành từ việc doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, trong đó, điển hình là đi vay từ các TCTD. Với tổng số vốn này, doanh nghiệp có thể sử dụng để mua sắm tài sản, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh... Do đó, với cách tiếp cận từ chi phí, theo phương pháp xác định giá trị tài sản thuần, giá trị doanh nghiệp có thể được tính gián tiếp bằng cách cộng giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với TCTD, nợ vay lại có ý nghĩa khác hơn. Theo Aswath Damodaran (2000), nợ vay của các TCTD được xem như “nguyên liệu” để chuyển thành các sản phẩm tài chính và được bán lại với giá cao hơn để thu lợi nhuận128. Thêm vào đó, cơ cấu vốn vay của các TCTD chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí lớn hơn nhiều lần so với cơ cấu vốn chủ sở hữu của TCTD. Quy mô lớn của vốn vay cũng khiến việc xác định giá trị TCTD cần quan tâm tới cả những đặc thù trong lợi thế của TCTD có khả năng huy động vốn lớn.Thứ ba, khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng tài sản có của TCTD. Điều này xuất phát từ chức năng trung gian tài chính của TCTD, chuyển tiền vay được từ khách hàng thành các sản phẩm tài trợ vốn cho các khách hàng khác. Khoản cho vay lại mang tính chất rất đặc thù, đó là sự rủi ro, chẳng hạn như rủi ro trong việc người đi vay không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn. Thậm chí sự rủi ro này có sự biến động rất lớn, bởi sự gắn kết với tình trạng hoạt động của khách hàng vay. Do đó, khi xác định giá trị doanh nghiệp là TCTD, việc đánh giá chất lượng danh mục cho vay của TCTD với khách hàng đóng vai trò quan trọng. Việc đánh giá cần thực hiện trên hai góc độ: một là thành phần danh mục cho vay và hai là mức dự phòng rủi ro trong cho vay. Về thành phần danh mục cho vay, cần thiết phải có sự phân khúc danh mục cho vay về chất lượng và phân tích tỷ lệ nợ xấu, có thể dựa trên số liệu về tỷ lệ nợ xấu trên tổng danh mục cho vay. Về mức dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/tổng các khoản cho vay) sẽ cho biết TCTD đã trích lập dự phòng bao nhiêu cho các khoản vay, đồng thời xác định khả năng “phòng thủ” của TCTD trước những khoản nợ xấu.Theo: Nguyễn Ngọc YếnLink luận án: Tại đây