0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c29cef2c0ac-Một-số-khái-niệm-liên-quan-đến-biện-pháp-vệ-sinh-dịch-tễ-đối-với-hàng-nông-sản-xuất-khẩu.jpg.webp

Một số khái niệm liên quan đến biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu

2.1. Một số khái niệm liên quan đến biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu

2.1.1.  Khái niệm biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức thương mại thế giới (biện pháp vệ sinh dịch tễ - Hiệp định SPS) được ban hành nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con người và động thực vật, tuy nhiên không phải tất cả các biện pháp được áp dụng với mục đích trên đều là các biện pháp về vệ sinh dịch tễ. Điều 1.2 Hiệp định SPS đã dẫn chiếu đến Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS để định nghĩa về biện pháp vệ sinh dịch tễ. Theo đó, bất kỳ biện pháp nào được áp dụng theo giải thích tại Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS sẽ được xem là biện pháp vệ sinh dịch tễ. Cụ thể, những biện pháp được áp dụng:

(a)   Để bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe của động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của sâu, bệnh, sinh vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh; 

(b) Để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người hoặc động vật trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi;

(c) Để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi những rủi ro phát sinh từ các dịch bệnh do động vật, thực vật hoặc sản phẩm của chúng mang lại, hoặc từ sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của dịch hại; hoặc

(d) Để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại khác trong lãnh thổ của quốc gia thành viên do sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của sinh vật gây hại.

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục có liên quan bao gồm, ngoài các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; quy trình và phương pháp sản xuất; thủ tục thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và phê duyệt; các biện pháp kiểm dịch bao gồm các yêu cầu liên quan liên quan đến việc vận chuyển động vật hoặc thực vật, hoặc với các vật liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong quá trình vận chuyển; quy định về các phương pháp thống kê liên quan, quy trình lấy mẫu và phương pháp đánh giá rủi ro; và các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.

Việc xác định mục tiêu áp dụng của một biện pháp nào đó sẽ được cơ quan xét xử của WTO (Dispute Settlement Body – DSB) xác định một cách khách quan chứ không đơn thuần dựa theo mục đích chủ quan được đưa ra bởi quốc gia áp dụng biện pháp đó. Hội đồng giải quyết vụ kiện EC – Approval and Marketing of Biotech Products (2006) chỉ ra ba yếu tố phải xem xét để đi đến kết luận một biện pháp cụ thể nào đó có phải là biện pháp SPS hay không: (i) mục đích áp dụng (purpose) của biện pháp đó là gì, có thuộc các trường hợp được giải thích từ đoạn  (a) đến đoạn (d) của Phụ lục A.1 Hiệp định SPS hay không; (ii) hình thức (form) của biện pháp đó là gì, chẳng hạn như là luật, nghị định, quy định nói chung...;

(iii) tính tự nhiên (nature) của biện pháp đang xem xét, ví dụ như yêu cầu hay quy trình (requirements and prcedures). Nếu biện pháp đang được xem xét hướng đến một trong các mục tiêu được đề cập từ điểm (a) đến (d) Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS, thì đó là biện pháp vệ sinh dịch tễ, bất kể hình thức cụ thể mà biện pháp đó được áp dụng và khi xem xét một biện pháp SPS cụ thể nào đó thì “không cần thiết phải xác định một biện pháp SPS cụ thể đó đã thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hay chưa”63, tức là chỉ cần biện pháp đó được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu, mà không cần phải đợi đến khi có thiệt hại thực tế xảy ra.

Theo Điều XX(b) của GATT 1994 và Điều 2.1 của Hiệp định SPS, các quốc gia thành viên WTO có quyền áp dụng bất kỳ biện pháp SPS cần thiết nào để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động thực vật trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, do các biện pháp SPS có khả năng gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, vì vậy Hiệp định SPS đã đưa ra hai nguyên tắc chung để ràng buộc các quốc gia thành viên WTO trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp SPS như sau:

(i) Các biện pháp SPS chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết và dựa trên các căn cứ khoa học đáng tin cậy nhằm kiểm soát sức khoẻ của con người, động thực vật và môi trường, trừ các trường hợp khẩn cấp để phòng trừ dịch bệnh. Theo giải thích của Hội đồng giải quyết vụ kiện Japan – Apples (2003) thì các chứng cứ được xem là có tính khoa học khi những chứng cứ này được thu thập thông qua các phương pháp khoa học (scientific methods) và được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng khoa học (scientific community). Bên cạnh đó, theo Hội đồng phúc  thẩm vụ kiện Japan – Agricultural products II (1999) thì phải có mối liên hệ hợp lý (rational relationship) giữa các bằng chứng khoa học và biện pháp SPS đang được áp dụng, tức là biện pháp SPS đó phải dựa trên những bằng chứng khoa học sẵn có và những bằng chứng khoa học này chứng minh rằng việc áp dụng biện pháp SPS đang xem xét là cần thiết và ở mức độ hợp lý .

(ii) Các biện pháp SPS được áp dụng phải dựa trên các đánh giá rủi ro (risk assessment). Theo quy định tại Điều 5.1 của Hiệp định SPS thì các quốc gia thành viên bắt buộc phải thực hiện việc đánh giá rủi ro khi áp dụng các biện pháp SPS để bảo vệ sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật khỏi rủi ro, ở một mức độ thích hợp. Mục đích của đánh giá rủi ro là xem xét các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sức khỏe con người hoặc động vật phát sinh từ sự hiện diện của chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi. Một biện pháp SPS sẽ được xem là dựa trên đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 5.1 Hiệp định SPS, nếu biện pháp SPS đó và kết quả đánh giá rủi ro có mối liên hệ hợp lý với nhau. Một nội dung quan trọng ở đây là theo Hội đồng phúc thẩm trong vụ kiện EC - Hormones (1998) giải thích rằng một biện pháp SPS có thể được xem là dựa trên đánh giá rủi ro, mặc dù biện pháp đó dựa trên quan điểm khác biệt hoặc thiểu số thay vì quan điểm khoa học chính thống và Điều 5.1 Hiệp định SPS không yêu cầu đánh giá rủi ro phải được lấy từ quan điểm của đa số cộng đồng khoa học có liên quan, tuy nhiên, các ý kiến khác biệt phải được thu thập từ các nguồn chất lượng và đáng tin cậy (qualified and respected sources).

Liên quan đến các yêu cầu về đặc tính sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói... bên cạnh các biện pháp về vệ sinh dịch tễ (SPS) thì các quốc gia còn sử dụng thêm các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Trên thực tế, có nhiều điểm giống nhau giữa hai nhóm biện pháp này. Tiêu chí để phân biệt hai nhóm biện pháp này là mục tiêu áp dụng của chúng. Theo đó, các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ sức khoẻ và đời sống của con người và động thực vật thông qua việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh. Ngược lại, các biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau như: an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh...

Việc phân biệt khi nào một yêu cầu là hàng rào kỹ thuật hay biện pháp vệ sinh dịch tễ là rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì mỗi loại biện pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau.

Ví dụ 1: Các quy định về thuốc bảo vệ thực vật

Quy định về mức dư lượng tối đa thuốc BVTV trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật: Biện pháp SPS; Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng: Biện pháp TBT.

Ví dụ 2: Các quy định về bao bì sản phẩm

Quy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm (tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh): Biện pháp SPS. Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành phần, loại hàng trên bao bì: Biện pháp TBT.

Tóm lại, từ định nghĩa của WTO thì có thể xác định định rằng một biện pháp được áp dụng bởi một quốc gia có phải là biện pháp vệ sinh dịch tễ hay không phụ thuộc vào mục đích hoặc mục tiêu của việc áp dụng biện pháp đó. Như vậy có thể hiểu Biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu là các biện pháp được áp dụng với mục đích bảo vệ con người và động vật khỏi các rủi ro sức khỏe do thực phẩm gây ra và bảo vệ con người, động vật và thực vật khỏi các rủi ro từ sâu bệnh hoặc dịch bệnh; những biện pháp vệ sinh dịch tễ có thể được thể hiện dưới hình thức là: quy định pháp luật; quy trình và phương pháp sản xuất; thủ tục thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và phê duyệt; các biện pháp kiểm dịch bao gồm các yêu cầu liên quan liên quan đến việc vận chuyển động vật hoặc thực vật, hoặc với các vật liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong quá trình vận chuyển; quy định về các phương pháp thống kê liên quan, quy trình lấy mẫu và phương pháp đánh giá rủi ro; và các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm...

Các biện pháp giải quyết các rủi ro sức khỏe khác liên quan đến thương mại quốc tế và các biện pháp không trực tiếp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe mà hướng đến điều chỉnh các thông tin cung cấp cho người tiêu dùng (chẳng hạn như yêu cầu ghi nhãn hàng hoá), sẽ không tuân theo các quy định của Hiệp định SPS nhưng được điều chỉnh theo các quy định khác của WTO.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
538 ngày trước
Một số khái niệm liên quan đến biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu
2.1. Một số khái niệm liên quan đến biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu2.1.1.  Khái niệm biện pháp vệ sinh dịch tễHiệp định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức thương mại thế giới (biện pháp vệ sinh dịch tễ - Hiệp định SPS) được ban hành nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con người và động thực vật, tuy nhiên không phải tất cả các biện pháp được áp dụng với mục đích trên đều là các biện pháp về vệ sinh dịch tễ. Điều 1.2 Hiệp định SPS đã dẫn chiếu đến Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS để định nghĩa về biện pháp vệ sinh dịch tễ. Theo đó, bất kỳ biện pháp nào được áp dụng theo giải thích tại Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS sẽ được xem là biện pháp vệ sinh dịch tễ. Cụ thể, những biện pháp được áp dụng:(a)   Để bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe của động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của sâu, bệnh, sinh vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh; (b) Để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người hoặc động vật trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi;(c) Để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khỏi những rủi ro phát sinh từ các dịch bệnh do động vật, thực vật hoặc sản phẩm của chúng mang lại, hoặc từ sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của dịch hại; hoặc(d) Để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại khác trong lãnh thổ của quốc gia thành viên do sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của sinh vật gây hại.Các biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục có liên quan bao gồm, ngoài các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; quy trình và phương pháp sản xuất; thủ tục thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và phê duyệt; các biện pháp kiểm dịch bao gồm các yêu cầu liên quan liên quan đến việc vận chuyển động vật hoặc thực vật, hoặc với các vật liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong quá trình vận chuyển; quy định về các phương pháp thống kê liên quan, quy trình lấy mẫu và phương pháp đánh giá rủi ro; và các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.Việc xác định mục tiêu áp dụng của một biện pháp nào đó sẽ được cơ quan xét xử của WTO (Dispute Settlement Body – DSB) xác định một cách khách quan chứ không đơn thuần dựa theo mục đích chủ quan được đưa ra bởi quốc gia áp dụng biện pháp đó. Hội đồng giải quyết vụ kiện EC – Approval and Marketing of Biotech Products (2006) chỉ ra ba yếu tố phải xem xét để đi đến kết luận một biện pháp cụ thể nào đó có phải là biện pháp SPS hay không: (i) mục đích áp dụng (purpose) của biện pháp đó là gì, có thuộc các trường hợp được giải thích từ đoạn  (a) đến đoạn (d) của Phụ lục A.1 Hiệp định SPS hay không; (ii) hình thức (form) của biện pháp đó là gì, chẳng hạn như là luật, nghị định, quy định nói chung...;(iii) tính tự nhiên (nature) của biện pháp đang xem xét, ví dụ như yêu cầu hay quy trình (requirements and prcedures). Nếu biện pháp đang được xem xét hướng đến một trong các mục tiêu được đề cập từ điểm (a) đến (d) Phụ lục A.1 của Hiệp định SPS, thì đó là biện pháp vệ sinh dịch tễ, bất kể hình thức cụ thể mà biện pháp đó được áp dụng và khi xem xét một biện pháp SPS cụ thể nào đó thì “không cần thiết phải xác định một biện pháp SPS cụ thể đó đã thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hay chưa”63, tức là chỉ cần biện pháp đó được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu, mà không cần phải đợi đến khi có thiệt hại thực tế xảy ra.Theo Điều XX(b) của GATT 1994 và Điều 2.1 của Hiệp định SPS, các quốc gia thành viên WTO có quyền áp dụng bất kỳ biện pháp SPS cần thiết nào để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động thực vật trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, do các biện pháp SPS có khả năng gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, vì vậy Hiệp định SPS đã đưa ra hai nguyên tắc chung để ràng buộc các quốc gia thành viên WTO trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp SPS như sau:(i) Các biện pháp SPS chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết và dựa trên các căn cứ khoa học đáng tin cậy nhằm kiểm soát sức khoẻ của con người, động thực vật và môi trường, trừ các trường hợp khẩn cấp để phòng trừ dịch bệnh. Theo giải thích của Hội đồng giải quyết vụ kiện Japan – Apples (2003) thì các chứng cứ được xem là có tính khoa học khi những chứng cứ này được thu thập thông qua các phương pháp khoa học (scientific methods) và được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng khoa học (scientific community). Bên cạnh đó, theo Hội đồng phúc  thẩm vụ kiện Japan – Agricultural products II (1999) thì phải có mối liên hệ hợp lý (rational relationship) giữa các bằng chứng khoa học và biện pháp SPS đang được áp dụng, tức là biện pháp SPS đó phải dựa trên những bằng chứng khoa học sẵn có và những bằng chứng khoa học này chứng minh rằng việc áp dụng biện pháp SPS đang xem xét là cần thiết và ở mức độ hợp lý .(ii) Các biện pháp SPS được áp dụng phải dựa trên các đánh giá rủi ro (risk assessment). Theo quy định tại Điều 5.1 của Hiệp định SPS thì các quốc gia thành viên bắt buộc phải thực hiện việc đánh giá rủi ro khi áp dụng các biện pháp SPS để bảo vệ sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật khỏi rủi ro, ở một mức độ thích hợp. Mục đích của đánh giá rủi ro là xem xét các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sức khỏe con người hoặc động vật phát sinh từ sự hiện diện của chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi. Một biện pháp SPS sẽ được xem là dựa trên đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 5.1 Hiệp định SPS, nếu biện pháp SPS đó và kết quả đánh giá rủi ro có mối liên hệ hợp lý với nhau. Một nội dung quan trọng ở đây là theo Hội đồng phúc thẩm trong vụ kiện EC - Hormones (1998) giải thích rằng một biện pháp SPS có thể được xem là dựa trên đánh giá rủi ro, mặc dù biện pháp đó dựa trên quan điểm khác biệt hoặc thiểu số thay vì quan điểm khoa học chính thống và Điều 5.1 Hiệp định SPS không yêu cầu đánh giá rủi ro phải được lấy từ quan điểm của đa số cộng đồng khoa học có liên quan, tuy nhiên, các ý kiến khác biệt phải được thu thập từ các nguồn chất lượng và đáng tin cậy (qualified and respected sources).Liên quan đến các yêu cầu về đặc tính sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói... bên cạnh các biện pháp về vệ sinh dịch tễ (SPS) thì các quốc gia còn sử dụng thêm các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Trên thực tế, có nhiều điểm giống nhau giữa hai nhóm biện pháp này. Tiêu chí để phân biệt hai nhóm biện pháp này là mục tiêu áp dụng của chúng. Theo đó, các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ sức khoẻ và đời sống của con người và động thực vật thông qua việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh. Ngược lại, các biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau như: an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh...Việc phân biệt khi nào một yêu cầu là hàng rào kỹ thuật hay biện pháp vệ sinh dịch tễ là rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì mỗi loại biện pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau.Ví dụ 1: Các quy định về thuốc bảo vệ thực vậtQuy định về mức dư lượng tối đa thuốc BVTV trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật: Biện pháp SPS; Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng: Biện pháp TBT.Ví dụ 2: Các quy định về bao bì sản phẩmQuy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm (tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh): Biện pháp SPS. Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành phần, loại hàng trên bao bì: Biện pháp TBT.Tóm lại, từ định nghĩa của WTO thì có thể xác định định rằng một biện pháp được áp dụng bởi một quốc gia có phải là biện pháp vệ sinh dịch tễ hay không phụ thuộc vào mục đích hoặc mục tiêu của việc áp dụng biện pháp đó. Như vậy có thể hiểu Biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu là các biện pháp được áp dụng với mục đích bảo vệ con người và động vật khỏi các rủi ro sức khỏe do thực phẩm gây ra và bảo vệ con người, động vật và thực vật khỏi các rủi ro từ sâu bệnh hoặc dịch bệnh; những biện pháp vệ sinh dịch tễ có thể được thể hiện dưới hình thức là: quy định pháp luật; quy trình và phương pháp sản xuất; thủ tục thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và phê duyệt; các biện pháp kiểm dịch bao gồm các yêu cầu liên quan liên quan đến việc vận chuyển động vật hoặc thực vật, hoặc với các vật liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong quá trình vận chuyển; quy định về các phương pháp thống kê liên quan, quy trình lấy mẫu và phương pháp đánh giá rủi ro; và các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm...Các biện pháp giải quyết các rủi ro sức khỏe khác liên quan đến thương mại quốc tế và các biện pháp không trực tiếp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe mà hướng đến điều chỉnh các thông tin cung cấp cho người tiêu dùng (chẳng hạn như yêu cầu ghi nhãn hàng hoá), sẽ không tuân theo các quy định của Hiệp định SPS nhưng được điều chỉnh theo các quy định khác của WTO.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây