0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c29e889277f-Khái-niệm-kiểm-tra-an-toàn-thực-phẩm-.jpg.webp

Khái niệm kiểm tra an toàn thực phẩm

2.1.1. Khái niệm kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo định nghĩa của Codex thì Thực phẩm là “tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm”. Thuật ngữ “An toàn thực phẩm – Food Safety” được FAO và WHO sử dụng để “đề cập đến tất cả các mối nguy, dù là mãn tính hay cấp tính, có thể làm cho thực phẩm gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng”90. Bên cạnh đó, theo giải thích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì “An toàn thực phẩm” là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến các điều kiện và hoạt động bảo quản chất lượng của thực phẩm nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Theo quy định của Việt Nam tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì Thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm; và An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Như vậy có thể hiểu kiểm tra an toàn thực phẩm là việc cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra (hậu kiểm) xem thực phẩm nói chung, hàng nông sản xuất khẩu nói riêng về việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và khả năng xảy ra các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, còn để kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có thuộc trường hợp cấm như: sử dụng chất phụ gia đã quá thời hạn sử dụng; ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu có nguồn gốc thực vật (nông sản) là để nhằm bảo đảm nông sản đã được sản xuất, sơ chế, chế biến tuân thủ đúng quy định pháp luật để bảo đảm sự an toàn của nông sản cho người tiêu dùng và phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu, quy định của quốc gia nhập khẩu.

2.1.2. Khái niệm kiểm dịch thực vật

Thuật ngữ “Kiểm dịch” có nguồn gốc từ tiếng Latin: “Quaranta giorni” với nghĩa gốc là khoảng thời gian 40 ngày. Nguyên nhân là vào năm 1403, để ngăn chặn bệnh dịch hạch lan rộng ở Châu Âu, Cộng hòa Venice đã đưa ra quy định những người đến từ Levant và Ai Cập sẽ bị cách ly 40 ngày trong một bệnh viện để theo dõi phát hiện bệnh. Thuật ngữ Kiểm dịch thực vật được FAO giải thích là “Tất cả các hoạt động được thiết kế để ngăn chặn sự du nhập hoặc lây lan của dịch hại kiểm dịch hoặc để đảm bảo sự kiểm soát chính thức của chúng”.

Theo quy định của Việt Nam tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Kiểm dịch thực vật được thực hiện đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và kiểm dịch thực vật nội địa theo quy định tại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trừ trường hợp được miễn trừ kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào tình hình cụ thể Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành các danh mục sau:

i)  Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

ii) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

iii)  Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật;

iv)  Danh mục đối tượng phải kiểm soát.

Các biện pháp kiểm dịch thực vật hiện được các quốc gia trên thế giới áp dụng có thể được chia thành năm loại sau:

Một là, các biện pháp ngăn chặn sự du nhập của các loài gây hại và cỏ dại từ nước ngoài (kiểm dịch quốc tế - International quarantine).

Hai là, các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh và cỏ dại từ một khu vực này sang khu vực khác của một quốc gia (kiểm dịch trong nước - Domestic quarantine).

Ba là, các biện pháp bắt buộc nông dân phải áp dụng để kiểm soát hữu hiệu và ngăn ngừa thiệt hại do dịch bệnh gây ra (Farmer's quarantine).

Bốn là, các biện pháp để ngăn chặn sự pha trộn và ghi nhãn sai của thuốc BVTV và xác định mức dư lượng tối đa cho phép của từng loại thuốc BVTV trong thực phẩm (Food quarantine).

Năm là, các biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động của những người tham gia hoạt động kiểm soát sinh vật gây hại và sử dụng thuốc BVTV nguy hiểm (Quarantine for pest control operations).

Như vậy, thuật ngữ Kiểm dịch thực vật được hiểu theo nghĩa chung nhất là các biện pháp do cơ quan nhà nước ban hành được áp dụng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc lan rộng của sâu bệnh, cỏ dại và mầm bệnh có hại cho nông nghiệp hoặc môi trường từ việc đưa cây trồng, vật liệu trồng trọt, sản phẩm thực vật, đất, sinh vật sống... từ quốc gia hoặc khu vực này sang quốc gia hoặc khu vực khác. Kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản xuất khẩu có thể hiểu là các biện pháp được sử dụng để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh trên nông sản trong quá trình vận chuyển và phân phối ra thị trường nước ngoài. Biện pháp kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp về vệ sinh dịch tễ được quy định tại Hiệp định SPS để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan sâu bệnh trên diện rộng nhằm bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, động thực vật và môi trường ở quốc gia nhập khẩu. Biện pháp kiểm dịch thực vật thông thường sẽ được thực hiện ở quốc gia xuất khẩu, nhưng trong một số trường hợp có thể được thực hiện ở cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
485 ngày trước
Khái niệm kiểm tra an toàn thực phẩm
2.1.1. Khái niệm kiểm tra an toàn thực phẩmTheo định nghĩa của Codex thì Thực phẩm là “tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm”. Thuật ngữ “An toàn thực phẩm – Food Safety” được FAO và WHO sử dụng để “đề cập đến tất cả các mối nguy, dù là mãn tính hay cấp tính, có thể làm cho thực phẩm gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng”90. Bên cạnh đó, theo giải thích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì “An toàn thực phẩm” là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến các điều kiện và hoạt động bảo quản chất lượng của thực phẩm nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.Theo quy định của Việt Nam tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì Thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm; và An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.Như vậy có thể hiểu kiểm tra an toàn thực phẩm là việc cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra (hậu kiểm) xem thực phẩm nói chung, hàng nông sản xuất khẩu nói riêng về việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và khả năng xảy ra các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, còn để kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có thuộc trường hợp cấm như: sử dụng chất phụ gia đã quá thời hạn sử dụng; ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu có nguồn gốc thực vật (nông sản) là để nhằm bảo đảm nông sản đã được sản xuất, sơ chế, chế biến tuân thủ đúng quy định pháp luật để bảo đảm sự an toàn của nông sản cho người tiêu dùng và phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu, quy định của quốc gia nhập khẩu.2.1.2. Khái niệm kiểm dịch thực vậtThuật ngữ “Kiểm dịch” có nguồn gốc từ tiếng Latin: “Quaranta giorni” với nghĩa gốc là khoảng thời gian 40 ngày. Nguyên nhân là vào năm 1403, để ngăn chặn bệnh dịch hạch lan rộng ở Châu Âu, Cộng hòa Venice đã đưa ra quy định những người đến từ Levant và Ai Cập sẽ bị cách ly 40 ngày trong một bệnh viện để theo dõi phát hiện bệnh. Thuật ngữ Kiểm dịch thực vật được FAO giải thích là “Tất cả các hoạt động được thiết kế để ngăn chặn sự du nhập hoặc lây lan của dịch hại kiểm dịch hoặc để đảm bảo sự kiểm soát chính thức của chúng”.Theo quy định của Việt Nam tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Kiểm dịch thực vật được thực hiện đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và kiểm dịch thực vật nội địa theo quy định tại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trừ trường hợp được miễn trừ kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào tình hình cụ thể Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành các danh mục sau:i)  Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;ii) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;iii)  Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật;iv)  Danh mục đối tượng phải kiểm soát.Các biện pháp kiểm dịch thực vật hiện được các quốc gia trên thế giới áp dụng có thể được chia thành năm loại sau:Một là, các biện pháp ngăn chặn sự du nhập của các loài gây hại và cỏ dại từ nước ngoài (kiểm dịch quốc tế - International quarantine).Hai là, các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh và cỏ dại từ một khu vực này sang khu vực khác của một quốc gia (kiểm dịch trong nước - Domestic quarantine).Ba là, các biện pháp bắt buộc nông dân phải áp dụng để kiểm soát hữu hiệu và ngăn ngừa thiệt hại do dịch bệnh gây ra (Farmer's quarantine).Bốn là, các biện pháp để ngăn chặn sự pha trộn và ghi nhãn sai của thuốc BVTV và xác định mức dư lượng tối đa cho phép của từng loại thuốc BVTV trong thực phẩm (Food quarantine).Năm là, các biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động của những người tham gia hoạt động kiểm soát sinh vật gây hại và sử dụng thuốc BVTV nguy hiểm (Quarantine for pest control operations).Như vậy, thuật ngữ Kiểm dịch thực vật được hiểu theo nghĩa chung nhất là các biện pháp do cơ quan nhà nước ban hành được áp dụng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc lan rộng của sâu bệnh, cỏ dại và mầm bệnh có hại cho nông nghiệp hoặc môi trường từ việc đưa cây trồng, vật liệu trồng trọt, sản phẩm thực vật, đất, sinh vật sống... từ quốc gia hoặc khu vực này sang quốc gia hoặc khu vực khác. Kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản xuất khẩu có thể hiểu là các biện pháp được sử dụng để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh trên nông sản trong quá trình vận chuyển và phân phối ra thị trường nước ngoài. Biện pháp kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp về vệ sinh dịch tễ được quy định tại Hiệp định SPS để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan sâu bệnh trên diện rộng nhằm bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, động thực vật và môi trường ở quốc gia nhập khẩu. Biện pháp kiểm dịch thực vật thông thường sẽ được thực hiện ở quốc gia xuất khẩu, nhưng trong một số trường hợp có thể được thực hiện ở cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây