0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c2a0ef66c60-Ý-nghĩa-của-việc-hoàn-thiện-quy-định-pháp-luật-Việt-Nam-về-vệ-sinh-dịch-tễ-đối-với-hàng-nông-sản-xuất-khẩu-.jpg.webp

Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu

2.3..  Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu

Kể từ năm 1991, Việt Nam đã bắt đầu hình thành một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay, những mặt hàng trên vẫn được duy trì, trong đó đáng chú ý là lúa gạo, rau củ, cà phê, chè, cao su và hạt điều. Đây không chỉ là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao đối với Việt Nam, mà còn chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới. Sản xuất và xuất khẩu nông sản đã góp phần cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển bền vững, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam vẫn còn bất cập, đã và đang có nguy cơ tác động đến sự phát triển ổn định của kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp luật nói chung, quy định pháp luật về các biện pháp vệ sinh dịch tễ nói riêng mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển trong giai đoạn hiện nay và chiến lược phát triển trong tương lai.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vệ sinh dịch tễ để thể chế hoá chiến lược phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất – xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao

Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” và “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”.

Tiếp nối với chiến lược phát triển của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ phương hướng phát triển trong tương lai của Việt Nam là “phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”119 và “đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm” .Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định “Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân”121. Chính vì vậy, cần thiết phải thể chế hoá chủ trương phát triển ngành nông nghiệp nêu trên để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam.

Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nên đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thể hiện ở:

Một là về đất đai: tính đến ngày 31/12/2019, diện tích của nhóm đất nông nghiệp ở Việt Nam là gần 28 triệu hecta, nhưng chỉ sử dụng khoảng 65% quỹ đất nông nghiệp, còn lại là đồng cỏ tự nhiên và mặt nước. Chất lượng đất ở Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, nhất là phù sa, đất xám, chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ là điều kiện tốt để phát triển ngành nông nghiệp.

Hai là về khí hậu: khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó, với độ ẩm trong năm thường cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình từ 1800- 2000mm/năm)… đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của các loại động thực vật, nhất là đối với một số loại cây trồng như: lúa, cây ăn trái, cà phê, điều, cao su…

Ba là về nhân lực: với dân số hơn 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và tính chung năm 2020, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,5 triệu người. Đồng thời, với truyền thống lâu đời trong sản xuất nông nghiệp, nên người lao động ở Việt Nam tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại… cung cấp sản lượng lớn nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Nhờ những tiềm năng, thế mạnh trên của ngành nông nghiệp, việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm chất lượng hàng nông sản nói chung, quy định về vệ sinh dịch tễ nói riêng để hàng nông sản Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó, nếu hoạt động xuất khẩu nông sản được đẩy mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu sẽ giúp cho những người nông dân, những doanh nghiệp sản xuất dưới quy mô vừa và nhỏ có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sức khỏe và an toàn. Điều này mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận các thị trường mới, đồng nghĩa với việc thu nhập cao hơn, nhiều việc làm và cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về vệ sinh dịch tễ để phục vụ mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, biển, rừng...) nên sự phát triển sản xuất nông nghiệp đang có nguy cơ hủy hoại các nguồn tài nguyên này. Hơn nữa, sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Việc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc BVTV và hoạt chất không đúng quy cách và quá mức nhằm tăng năng suất cây trồng còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; làm tăng mức độ quen thuốc, tăng tính chống thuốc ở các loài sâu bệnh, gây độc cho gia súc, gia cầm và gây độc trực tiếp cho người nông dân; để lại dư lượng chất độc trong nông sản gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong thời gian qua nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị các quốc gia nhập khẩu tiêu huỷ hoặc trả lại, nhiều trong số đó có nguyên nhân từ việc hàng nông sản Việt Nam chứa mức dư lượng tối đa thuốc BVTV, chất kháng sinh vượt quá mức cho phép (vượt ngưỡng an toàn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng).

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
485 ngày trước
Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu
2.3..  Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩuKể từ năm 1991, Việt Nam đã bắt đầu hình thành một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay, những mặt hàng trên vẫn được duy trì, trong đó đáng chú ý là lúa gạo, rau củ, cà phê, chè, cao su và hạt điều. Đây không chỉ là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao đối với Việt Nam, mà còn chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới. Sản xuất và xuất khẩu nông sản đã góp phần cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển bền vững, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam vẫn còn bất cập, đã và đang có nguy cơ tác động đến sự phát triển ổn định của kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp luật nói chung, quy định pháp luật về các biện pháp vệ sinh dịch tễ nói riêng mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển trong giai đoạn hiện nay và chiến lược phát triển trong tương lai.Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vệ sinh dịch tễ để thể chế hoá chiến lược phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất – xuất khẩu hàng nông sản chất lượng caoĐại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” và “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”.Tiếp nối với chiến lược phát triển của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ phương hướng phát triển trong tương lai của Việt Nam là “phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”119 và “đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm” .Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định “Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân”121. Chính vì vậy, cần thiết phải thể chế hoá chủ trương phát triển ngành nông nghiệp nêu trên để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế nông nghiệp Việt Nam.Thứ hai, hoàn thiện pháp luật để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam.Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nên đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thể hiện ở:Một là về đất đai: tính đến ngày 31/12/2019, diện tích của nhóm đất nông nghiệp ở Việt Nam là gần 28 triệu hecta, nhưng chỉ sử dụng khoảng 65% quỹ đất nông nghiệp, còn lại là đồng cỏ tự nhiên và mặt nước. Chất lượng đất ở Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, nhất là phù sa, đất xám, chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ là điều kiện tốt để phát triển ngành nông nghiệp.Hai là về khí hậu: khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó, với độ ẩm trong năm thường cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình từ 1800- 2000mm/năm)… đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của các loại động thực vật, nhất là đối với một số loại cây trồng như: lúa, cây ăn trái, cà phê, điều, cao su…Ba là về nhân lực: với dân số hơn 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và tính chung năm 2020, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,5 triệu người. Đồng thời, với truyền thống lâu đời trong sản xuất nông nghiệp, nên người lao động ở Việt Nam tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại… cung cấp sản lượng lớn nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.Nhờ những tiềm năng, thế mạnh trên của ngành nông nghiệp, việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm chất lượng hàng nông sản nói chung, quy định về vệ sinh dịch tễ nói riêng để hàng nông sản Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó, nếu hoạt động xuất khẩu nông sản được đẩy mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu sẽ giúp cho những người nông dân, những doanh nghiệp sản xuất dưới quy mô vừa và nhỏ có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sức khỏe và an toàn. Điều này mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận các thị trường mới, đồng nghĩa với việc thu nhập cao hơn, nhiều việc làm và cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ.Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về vệ sinh dịch tễ để phục vụ mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, biển, rừng...) nên sự phát triển sản xuất nông nghiệp đang có nguy cơ hủy hoại các nguồn tài nguyên này. Hơn nữa, sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Việc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc BVTV và hoạt chất không đúng quy cách và quá mức nhằm tăng năng suất cây trồng còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; làm tăng mức độ quen thuốc, tăng tính chống thuốc ở các loài sâu bệnh, gây độc cho gia súc, gia cầm và gây độc trực tiếp cho người nông dân; để lại dư lượng chất độc trong nông sản gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong thời gian qua nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị các quốc gia nhập khẩu tiêu huỷ hoặc trả lại, nhiều trong số đó có nguyên nhân từ việc hàng nông sản Việt Nam chứa mức dư lượng tối đa thuốc BVTV, chất kháng sinh vượt quá mức cho phép (vượt ngưỡng an toàn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng).Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây