0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c32a95941b1-Pháp-luật-Việt-Nam-về-quản-lý-thuốc-bảo-vệ-thực-vật-và-thiết-bị-mức-dư-lượng-tối-đa-thuốc-bảo-vệ-thực-vật-.jpg.webp

Pháp luật Việt Nam về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và thiết bị mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật

3.1. Yêu cầu đối với việc xác định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật

Quy định về MRL cũng như các biện pháp về vệ sinh dịch tễ khác, đều được ban hành với mục tiêu cao nhất là để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, sức khỏe cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trường, tuy nhiên, những biện pháp này không được áp dụng quá mức cần thiết và gây trở ngại cho hoạt động thương mại. Vì vậy, việc xây dựng MRL phải tuân thủ những nguyên tắc chung của Hiệp định SPS của WTO như sau:

Điều 3 của Hiệp định SPS quy định ba cách thức để các quốc gia thành viên có thể chọn khi đưa ra các biện pháp vệ sinh dịch tễ của riêng mình: (i) dựa trên các biện pháp SPS của quốc gia thành viên theo các tiêu chuẩn quốc tế theo Điều 3.1; (ii) tuân thủ các biện pháp SPS của quốc gia thành viên theo tiêu chuẩn quốc tế theo Điều 3.2; và (iii) áp đặt biện pháp SPS với mức độ bảo vệ cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận thông thường theo Điều 3.3150. Theo quan điểm của Hội đồng phúc thẩm trong vụ kiện EC - Hormones (1998), một biện pháp vệ sinh dịch tễ của quốc gia thành viên được coi là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế nếu biện pháp đó có nguồn gốc từ một hoặc một số các tiêu chuẩn quốc tế hiện có (dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng MRL cho quốc gia của mình). Liên quan đến phương thức thứ hai, nếu các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một quốc gia thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, các biện pháp đó sẽ được xem là có mức độ bảo vệ thích hợp và phù hợp với Hiệp định SPS cũng như Hiệp định GATT 1994 (nội luật hoá hoặc dẫn chiếu trực tiếp đến các tiêu chuẩn quốc tế về MRL, ví dụ như tiêu chuẩn của Codex). Trong trường hợp quốc gia thành viên quyết định áp dụng biện pháp cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế hiện có (viện dẫn Điều 5.7 Hiệp định SPS), thì những biện pháp đó phải dựa trên các bằng chứng khoa học và phải thực hiện việc đánh giá rủi ro (risk assessment).

Theo Báo cáo năm 2019 của WTO thì hiện có khoảng 51% các biện pháp về vệ sinh dịch tễ đang được các quốc gia áp dụng khác với các tiêu chuẩn quốc tế có sẵn. Bên cạnh đó, theo thống kê của FAO và Codex riêng đối với mặt hàng gạo, hiện nay tỷ lệ các quốc gia trên thế giới áp dụng các tiêu chuẩn về MRL thấp hơn Codex (nghĩa là yêu cầu cao hơn về MRL) đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các quốc gia: Australia (khoảng 70% MRL thấp hơn Codex), Hoa Kỳ (hơn 70% MRL thấp hơn Codex), EU (hơn 80% MRL thấp hơn Codex), Nhật Bản (gần 80% MRL thấp hơn Codex), Ấn Độ (khoảng 75% MRL thấp hơn Codex), Trung Quốc (khoảng 55% MRL thấp hơn Codex), cá biệt trường hợp của Phillipine có đến gần  90% MRL thấp hơn Codex155… Điều này đã đi ngược lại mục tiêu hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc tế (standardization) và có khả năng tạo ra nhiều trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và chiến lược xóa đói, giảm nghèo ở các quốc gia đang và kém phát triển.

Từ những nguyên tắc chung của WTO, mỗi quốc gia lại có quyền đưa ra những yêu cầu riêng khi xem xét việc cấp phép và thiết lập một mức MRL trong phạm vi lãnh thổ của mình. Chẳng hạn như:

(i)  Australia đưa ra nguyên tắc chung để xác định MRL của thuốc BVTV như sau: Cơ quan Thuốc trừ sâu và Thuốc thú y Australia (APVMA) đăng ký và phê duyệt tất cả các hóa chất nông nghiệp hoặc thú y ở Australia và quy định MRL cụ thể cho các chất này. MRL thuốc BVTV được thiết lập dựa trên nguyên tắc là lượng hóa chất cần thiết để kiểm soát sâu bệnh hoặc dịch bệnh và mức độ an toàn cho sức khỏe của con người khi sử dụng những thực phẩm có chứa tồn dư thuốc BVTV. Các giới hạn được thiết lập bằng cách sử dụng các phương pháp được quốc tế công nhận (phương pháp thực nghiệm), dữ liệu khoa học quốc gia và giới hạn phải thấp hơn nhiều so với mức có thể gây ra rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.

(ii) Trong Quy định (EC) 396/2005 do Ủy ban Châu Âu ban hành để quy định về việc đăng ký thuốc BVTV và thiết lập MRL tại EU đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu của việc quản lý và thiết lập MRL là để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng ở mức độ cao (high level of protection)158. Theo đó, quy định người nộp đơn phải nộp những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy định (EC 396/2005 để làm căn cứ xem xét việc cấp phép sử dụng và thiết lập MRL cho thuốc BVTV. Sau khi xem xét các tài liệu có liên quan, trên cơ sở tham vấn của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority)159, Uỷ ban Châu Âu sẽ xem xét và ban hành MRL thuốc BVTV để áp dụng chung cho tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Ở Liên hiệp Vương quốc An, căn cứ để ban hành MRL là dựa theo công thức tính MRL của OECD.

(iii) Điều 408 Luật Thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm của Hoa Kỳ (21 U.S.C. 346a) quy định MRL phải được đặt ở mức được cho là “an toàn - safe”. Mức an toàn được giải thích là “sự chắc chắn hợp lý rằng không có tác hại nào xảy ra khi tiếp xúc với dư lượng thuốc trừ sâu”. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng thuốc BVTV và thiết lập MRL ở Hoa Kỳ là Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Authority - EPA). Theo đó, trước khi cho phép sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, EPA căn cứ vào dữ liệu thực nghiệm để đưa ra giới hạn dư lượng tối đa mà một loại thuốc BVTV được phép tồn tại trong hoặc trên mỗi loại thực phẩm đã qua xử lý (Canada cũng áp dụng theo phương pháp này). Sau khi xem xét toàn diện hồ sơ đăng ký và các kiến nghị từ Hội đồng chuyên môn, EPA sẽ công bố một thông báo trên trang thông tin điện tử của Liên bang để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể cho ý kiến đối với MRL được đề xuất. Từ các dữ liệu có sẵn và trên cơ sở xem xét những ý kiến góp ý khác, EPA hoặc từ chối đơn đăng ký hoặc sẽ thiết lập một MRL cuối cùng. Sau khi đã thiết lập MRL cho một thuốc BVTV, EPA công bố công khai thông tin này và quy định về MRL mới cũng được bổ sung vào Bộ luật Quy định của Liên bang (CFR).

Hiện nay ở Việt Nam, MRL thuốc BVTV được giao cho hai Bộ chuyên ngành quản lý ở hai góc độ khác nhau: (i) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý danh mục thuốc BVTV cấm và cho phép sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam; (ii) Bộ Y tế quy định loại thuốc BVTV được phép sử dụng và MRL thuốc BVTV được tồn dư trong thực phẩm (nông sản). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thống nhất quy định nguyên tắc xây dựng và ban hành MRL cho thuốc BVTV. Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 5139:2008 phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc BVTV phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, thì căn cứ để ban hành MRL thuốc BVTV là dựa vào kết quả có được từ phương pháp thực nghiệm, ngoài ra không có hướng dẫn nào khác về nguyên tắc để xác định MRL như thế nào là phù hợp với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ cây trồng – vật nuôi và hài hoà với tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Nguyên tắc ban hành quy định về MRL chỉ được quy định ở một văn bản là Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm của 400 loại chất phụ gia. Nội dung của Thông tư số 24/2019/TT-BYT là để điều chỉnh về MRL của chất phụ gia thực phẩm mà không phải là MRL thuốc BVTV. Điểm đáng lưu ý của Thông tư số 24/2019/TT-BYT là văn bản này quy định những nguyên tắc rất hoàn chỉnh để điều chỉnh MRL chất phụ gia theo thông lệ chung của thế giới. Cụ thể:

Thứ nhất, MRL phải nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người; Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm; Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex, của Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của quốc gia khác.

Thứ hai, quy định nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP): (i) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn; (ii) Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm; (iii) Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.

Như vậy, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có quy định về nguyên tắc và yêu cầu để xác định MRL thuốc BVTV như thế nào là phù hợp để bảo vệ sức khoẻ cho con người, cây trồng, vật nuôi và môi trường. Căn cứ để xác định MRL thuốc BVTV trên cây trồng hiện nay là dựa theo hướng dẫn của TCVN 5139:2008, tức là áp dụng phương pháp thực nghiệm các mẫu thu thập được và thiếu hướng dẫn về các yếu tố cụ thể cần phải xem xét khi đưa ra quy định về MRL của một loại thuốc cụ thể như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu hay Australia đang thực hiện.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
295 ngày trước
Pháp luật Việt Nam về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và thiết bị mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật
3.1. Yêu cầu đối với việc xác định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vậtQuy định về MRL cũng như các biện pháp về vệ sinh dịch tễ khác, đều được ban hành với mục tiêu cao nhất là để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, sức khỏe cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trường, tuy nhiên, những biện pháp này không được áp dụng quá mức cần thiết và gây trở ngại cho hoạt động thương mại. Vì vậy, việc xây dựng MRL phải tuân thủ những nguyên tắc chung của Hiệp định SPS của WTO như sau:Điều 3 của Hiệp định SPS quy định ba cách thức để các quốc gia thành viên có thể chọn khi đưa ra các biện pháp vệ sinh dịch tễ của riêng mình: (i) dựa trên các biện pháp SPS của quốc gia thành viên theo các tiêu chuẩn quốc tế theo Điều 3.1; (ii) tuân thủ các biện pháp SPS của quốc gia thành viên theo tiêu chuẩn quốc tế theo Điều 3.2; và (iii) áp đặt biện pháp SPS với mức độ bảo vệ cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận thông thường theo Điều 3.3150. Theo quan điểm của Hội đồng phúc thẩm trong vụ kiện EC - Hormones (1998), một biện pháp vệ sinh dịch tễ của quốc gia thành viên được coi là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế nếu biện pháp đó có nguồn gốc từ một hoặc một số các tiêu chuẩn quốc tế hiện có (dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng MRL cho quốc gia của mình). Liên quan đến phương thức thứ hai, nếu các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một quốc gia thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, các biện pháp đó sẽ được xem là có mức độ bảo vệ thích hợp và phù hợp với Hiệp định SPS cũng như Hiệp định GATT 1994 (nội luật hoá hoặc dẫn chiếu trực tiếp đến các tiêu chuẩn quốc tế về MRL, ví dụ như tiêu chuẩn của Codex). Trong trường hợp quốc gia thành viên quyết định áp dụng biện pháp cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế hiện có (viện dẫn Điều 5.7 Hiệp định SPS), thì những biện pháp đó phải dựa trên các bằng chứng khoa học và phải thực hiện việc đánh giá rủi ro (risk assessment).Theo Báo cáo năm 2019 của WTO thì hiện có khoảng 51% các biện pháp về vệ sinh dịch tễ đang được các quốc gia áp dụng khác với các tiêu chuẩn quốc tế có sẵn. Bên cạnh đó, theo thống kê của FAO và Codex riêng đối với mặt hàng gạo, hiện nay tỷ lệ các quốc gia trên thế giới áp dụng các tiêu chuẩn về MRL thấp hơn Codex (nghĩa là yêu cầu cao hơn về MRL) đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các quốc gia: Australia (khoảng 70% MRL thấp hơn Codex), Hoa Kỳ (hơn 70% MRL thấp hơn Codex), EU (hơn 80% MRL thấp hơn Codex), Nhật Bản (gần 80% MRL thấp hơn Codex), Ấn Độ (khoảng 75% MRL thấp hơn Codex), Trung Quốc (khoảng 55% MRL thấp hơn Codex), cá biệt trường hợp của Phillipine có đến gần  90% MRL thấp hơn Codex155… Điều này đã đi ngược lại mục tiêu hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc tế (standardization) và có khả năng tạo ra nhiều trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và chiến lược xóa đói, giảm nghèo ở các quốc gia đang và kém phát triển.Từ những nguyên tắc chung của WTO, mỗi quốc gia lại có quyền đưa ra những yêu cầu riêng khi xem xét việc cấp phép và thiết lập một mức MRL trong phạm vi lãnh thổ của mình. Chẳng hạn như:(i)  Australia đưa ra nguyên tắc chung để xác định MRL của thuốc BVTV như sau: Cơ quan Thuốc trừ sâu và Thuốc thú y Australia (APVMA) đăng ký và phê duyệt tất cả các hóa chất nông nghiệp hoặc thú y ở Australia và quy định MRL cụ thể cho các chất này. MRL thuốc BVTV được thiết lập dựa trên nguyên tắc là lượng hóa chất cần thiết để kiểm soát sâu bệnh hoặc dịch bệnh và mức độ an toàn cho sức khỏe của con người khi sử dụng những thực phẩm có chứa tồn dư thuốc BVTV. Các giới hạn được thiết lập bằng cách sử dụng các phương pháp được quốc tế công nhận (phương pháp thực nghiệm), dữ liệu khoa học quốc gia và giới hạn phải thấp hơn nhiều so với mức có thể gây ra rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.(ii) Trong Quy định (EC) 396/2005 do Ủy ban Châu Âu ban hành để quy định về việc đăng ký thuốc BVTV và thiết lập MRL tại EU đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu của việc quản lý và thiết lập MRL là để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng ở mức độ cao (high level of protection)158. Theo đó, quy định người nộp đơn phải nộp những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy định (EC 396/2005 để làm căn cứ xem xét việc cấp phép sử dụng và thiết lập MRL cho thuốc BVTV. Sau khi xem xét các tài liệu có liên quan, trên cơ sở tham vấn của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority)159, Uỷ ban Châu Âu sẽ xem xét và ban hành MRL thuốc BVTV để áp dụng chung cho tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Ở Liên hiệp Vương quốc An, căn cứ để ban hành MRL là dựa theo công thức tính MRL của OECD.(iii) Điều 408 Luật Thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm của Hoa Kỳ (21 U.S.C. 346a) quy định MRL phải được đặt ở mức được cho là “an toàn - safe”. Mức an toàn được giải thích là “sự chắc chắn hợp lý rằng không có tác hại nào xảy ra khi tiếp xúc với dư lượng thuốc trừ sâu”. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng thuốc BVTV và thiết lập MRL ở Hoa Kỳ là Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Authority - EPA). Theo đó, trước khi cho phép sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, EPA căn cứ vào dữ liệu thực nghiệm để đưa ra giới hạn dư lượng tối đa mà một loại thuốc BVTV được phép tồn tại trong hoặc trên mỗi loại thực phẩm đã qua xử lý (Canada cũng áp dụng theo phương pháp này). Sau khi xem xét toàn diện hồ sơ đăng ký và các kiến nghị từ Hội đồng chuyên môn, EPA sẽ công bố một thông báo trên trang thông tin điện tử của Liên bang để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể cho ý kiến đối với MRL được đề xuất. Từ các dữ liệu có sẵn và trên cơ sở xem xét những ý kiến góp ý khác, EPA hoặc từ chối đơn đăng ký hoặc sẽ thiết lập một MRL cuối cùng. Sau khi đã thiết lập MRL cho một thuốc BVTV, EPA công bố công khai thông tin này và quy định về MRL mới cũng được bổ sung vào Bộ luật Quy định của Liên bang (CFR).Hiện nay ở Việt Nam, MRL thuốc BVTV được giao cho hai Bộ chuyên ngành quản lý ở hai góc độ khác nhau: (i) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý danh mục thuốc BVTV cấm và cho phép sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam; (ii) Bộ Y tế quy định loại thuốc BVTV được phép sử dụng và MRL thuốc BVTV được tồn dư trong thực phẩm (nông sản). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thống nhất quy định nguyên tắc xây dựng và ban hành MRL cho thuốc BVTV. Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 5139:2008 phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc BVTV phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, thì căn cứ để ban hành MRL thuốc BVTV là dựa vào kết quả có được từ phương pháp thực nghiệm, ngoài ra không có hướng dẫn nào khác về nguyên tắc để xác định MRL như thế nào là phù hợp với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ cây trồng – vật nuôi và hài hoà với tiêu chuẩn chung của quốc tế.Nguyên tắc ban hành quy định về MRL chỉ được quy định ở một văn bản là Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm của 400 loại chất phụ gia. Nội dung của Thông tư số 24/2019/TT-BYT là để điều chỉnh về MRL của chất phụ gia thực phẩm mà không phải là MRL thuốc BVTV. Điểm đáng lưu ý của Thông tư số 24/2019/TT-BYT là văn bản này quy định những nguyên tắc rất hoàn chỉnh để điều chỉnh MRL chất phụ gia theo thông lệ chung của thế giới. Cụ thể:Thứ nhất, MRL phải nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người; Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm; Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex, của Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của quốc gia khác.Thứ hai, quy định nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP): (i) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn; (ii) Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm; (iii) Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.Như vậy, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có quy định về nguyên tắc và yêu cầu để xác định MRL thuốc BVTV như thế nào là phù hợp để bảo vệ sức khoẻ cho con người, cây trồng, vật nuôi và môi trường. Căn cứ để xác định MRL thuốc BVTV trên cây trồng hiện nay là dựa theo hướng dẫn của TCVN 5139:2008, tức là áp dụng phương pháp thực nghiệm các mẫu thu thập được và thiếu hướng dẫn về các yếu tố cụ thể cần phải xem xét khi đưa ra quy định về MRL của một loại thuốc cụ thể như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu hay Australia đang thực hiện.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây