0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6332b31a687f5-India-Briefing-India-s-Export-and-Import-Trends-2018-19--1-.jpg.webp

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỔN THẤT KHI VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Căn cứ quy định tại Điều 200 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định:

"Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả."

=>> Như vậy vận chuyển hành khách và hàng lý được hiểu theo quy định trên, là một hợp đồng dịch vụ ký kết giữa người vận chuyển và hành khách để thực hiện vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển. Theo đó khi có những tổn thất, thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng thì người vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường theo Điều 207 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

- Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao.

Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển.

Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.

Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.

- Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.

=>> Theo đó người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể được quy định nêu trên trong trường hợp có thiệt hại, tổn thất với hành khách và hành lý.

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
778 ngày trước
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỔN THẤT KHI VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Căn cứ quy định tại Điều 200 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định:"Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả."=>> Như vậy vận chuyển hành khách và hàng lý được hiểu theo quy định trên, là một hợp đồng dịch vụ ký kết giữa người vận chuyển và hành khách để thực hiện vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển. Theo đó khi có những tổn thất, thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng thì người vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường theo Điều 207 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:- Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao.Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển.Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.- Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.=>> Theo đó người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể được quy định nêu trên trong trường hợp có thiệt hại, tổn thất với hành khách và hành lý.