0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6332e5780924a-vnn.jpg.webp

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC, THỦ TƯỚNG, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VÀO THÁNG 10/2023

Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào kỳ họp thứ 6, khai mạc tháng 10/2023.

Sáng 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

Các chức danh do Quốc hội bầu gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Các chức danh Quốc hội phê chuẩn, gồm Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, với ba mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.

Quốc hội từng lấy phiếu tín nhiệm ba lần, vào tháng 6/2013, tháng 11/2014 và tháng 10/2018. Trong cả ba lần này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong vai trò Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đều đứng đầu về số phiếu tín nhiệm cao.

Theo quy định hiện hành, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được tiến hành vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm (tín nhiệm, không tín nhiệm), làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

Cũng trong năm 2023, Quốc hội sẽ giám sát tối cao hai chuyên đề: "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" và "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hai chuyên đề: "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021". Với chuyên đề về sách giáo khoa, 8 tỉnh thành được đề xuất giám sát gồm Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên, Lai Châu, Đăk Nông, Bình Định, Bình Phước, Sóc Trăng

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
582 ngày trước
LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC, THỦ TƯỚNG, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VÀO THÁNG 10/2023
Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào kỳ họp thứ 6, khai mạc tháng 10/2023.Sáng 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.Các chức danh do Quốc hội bầu gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Các chức danh Quốc hội phê chuẩn, gồm Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, với ba mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.Quốc hội từng lấy phiếu tín nhiệm ba lần, vào tháng 6/2013, tháng 11/2014 và tháng 10/2018. Trong cả ba lần này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong vai trò Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đều đứng đầu về số phiếu tín nhiệm cao.Theo quy định hiện hành, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được tiến hành vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm (tín nhiệm, không tín nhiệm), làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.Cũng trong năm 2023, Quốc hội sẽ giám sát tối cao hai chuyên đề: "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" và "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hai chuyên đề: "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021". Với chuyên đề về sách giáo khoa, 8 tỉnh thành được đề xuất giám sát gồm Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên, Lai Châu, Đăk Nông, Bình Định, Bình Phước, Sóc Trăng