0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8cc4067159-Thành-viên-Công-ty-TNHH-hai-thành-viên-trở-lên-muốn-chuyển-nhượng-quyền-góp-vốn-của-mình-cho-người-khác-thì-có-thực-hiện-được-không--1-.png.webp

Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác thì có thực hiện được không?

Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có được chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác không? Nếu được thì phải thực hiện như thế nào?

Công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ thì thành viên công ty được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty đúng không?

Theo Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, quyền của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên được như sau:

Điều 49. Quyền của thành viên công ty

1. Thành viên công ty có các quyền sau đây:

a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;

đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;

e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;
h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”

Theo quy định trên, được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ là một trong những quyền của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác thì có thực hiện được không? 

Quy định của pháp luật

Theo khoản 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng vốn điều lệ như sau:

“Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ

[...]

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.”

Căn cứ Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:

Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”

Kết luận

Trong trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 nêu trên.

Khi tăng vốn điều lệ thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải thông báo đến cơ quan nào?

Căn cứ từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng, giảm vốn điều lệ như sau:

Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ

[...]

4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;

c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.

6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.”

Như vậy, khi tăng vốn điều lệ thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
360 ngày trước
Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác thì có thực hiện được không?
Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có được chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác không? Nếu được thì phải thực hiện như thế nào?Công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ thì thành viên công ty được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty đúng không?Theo Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, quyền của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên được như sau:“Điều 49. Quyền của thành viên công ty1. Thành viên công ty có các quyền sau đây:a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”Theo quy định trên, được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ là một trong những quyền của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên.Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác thì có thực hiện được không? Quy định của pháp luậtTheo khoản 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng vốn điều lệ như sau:“Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ[...]2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.”Căn cứ Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:“Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”Kết luậnTrong trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 nêu trên.Khi tăng vốn điều lệ thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải thông báo đến cơ quan nào?Căn cứ từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tăng, giảm vốn điều lệ như sau:“Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ[...]4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.”Như vậy, khi tăng vốn điều lệ thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.