0888889366
timeline_post_file6333b4e70d1fb-Orange-and-Blue-Plumbing-Services-Facebook-Post.png.webp

THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

Việc Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài khá phức tạp, nhà đầu tư dễ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục. Bao gồm nhiều vấn đề, như là: Vấn đề xác định chủ đầu tư, xác định ngành nghề kinh doanh, giải trình đáp ứng các điều kiện đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư, tiến trình thực hiện góp vốn…

Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, phòng ngừa mọi rủi ro pháp lý, Công ty Luật LegalZone xin tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Khách hàng có vấn đề cần tư vấn xin liên hệ hotline 088.888.9366

Tại sao Legalzone là công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu Việt Nam? Tại sao nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn Legalzone là đơn vị tư vấn, hợp tác.

Bởi vì Legalzone có những ưu thế như sau:

+ Đội ngũ luật sư tại Legalzone chuyên xử lý các hồ sơ thành lập doanh nghiệp nước ngoài khó nhất tại Việt Nam.

+ Phí thành lập công ty 100 vốn nước ngoài tại rẻ nhất. Legalzone cung cấp đến khách hàng với mức chi phí hợp lý và đang được áp dụng giảm tới 20% với các dịch vụ Full Enterprise; Business Plus; Business Standard; Business Starter; Business Timer.

+ Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất. Cam kết không phát sinh tài liệu. Tài liệu cung cấp theo đúng quy định.

+ Legalzone thành lập công ty không cần giấy chứng nhận đầu tư.

+ Tặng ngay gói Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp 1 tháng.

Công ty 100% vốn nước ngoài là gì?

Công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Từ định nghĩa này có thể hiểu, công ty 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp 100% số vốn đầu tư.

Như vậy, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và do các nhà đầu tư nước ngoài tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một số điểm khác biệt so với doanh nghiệp thông thường, vậy đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì? Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài như sau:

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) cùng đầu tư vốn thành lập. Tài sản góp vốn của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới dạng công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tự kiểm soát hoạt động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ có những đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoài

Ưu, nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoài

Do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những đặc điểm riêng nên việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của công ty 100% vốn nước ngoài

Thứ nhất, công ty 100% vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ hai, công ty vốn nước ngoài được thành lập và phát triển hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, do đó có thể đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.

Thứ ba, việc thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế của mình thông qua các mối quan hệ rộng rãi.

Nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoài

Ngoài những ưu điểm nổi bật nêu trên, có thể thấy công ty 100% vốn nước ngoài cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, công ty vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Chưa kể sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể đem đến sự bất đồng trong nội bộ các nhà đầu tư.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này thể hiện ở hai điểm:

Tỷ lệ góp vốn có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt

Phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, với hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.

Điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Điều kiện về Quốc tịch nhà thành lập/đầu tư

Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép cá nhân, tổ chức, công ty nước ngoài đăng ký hiện diện thương mại tại Việt Nam khi thương nhân nước ngoài có Quốc tịch là các nước là thành viên của WTO với hình thức:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh với một tổ chức, công ty Việt Nam.

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

Thành lập văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty tại Việt Nam.

Điều kiện về địa điểm triển khai dự án, địa điểm đặt trụ sở công ty

Người nước ngoài sẽ không thể đăng ký công ty với mục tiêu: sản xuất gia công nếu địa điểm triển khai dự án đặt tại các tòa nhà văn phòng hoặc đặt tại nhà dân sinh có diện tích nhỏ; và công ty chế xuất khi thuê trụ sở công ty, thuê địa điểm triển khai dự án nằm ngoài khu công nghiệp.

Do đó nhà đầu tư nước ngoài cần lựa chọn địa điểm triển khai dự án phù hợp với mục tiêu dự định kinh doanh. Đây là điểm quan trọng tạo ra sự khác biệt trong thủ tục thành lập công ty giữa đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài.

Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài phải kê khai thông tin về vốn đầu tư dự án đầu tư, vốn điều lệ công ty vốn nước ngoài tương ứng với năng lực tài chính của mình. Ba vấn đề mà người đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm khi muốn thành lập công ty tại Việt Nam, đó là:

Quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy tờ chứng mình năng lực tài chính đối với số vốn dự kiến góp vào dự án (Thông thường vốn góp sẽ bằng vốn điều lệ công ty nếu công ty chỉ đăng ký triển khai một dự án đầu tư duy nhất). Giấy tờ chứng minh có thể là xác nhận số dư tài khoản, giấy bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài hoặc một số giấy tờ khác.

Quy định về tổng vốn đầu tư của dự án được đăng ký tối đa là bao nhiêu so với số vốn góp của nhà đầu tư. Hoặc quy định về số vốn đầu tư, số vốn góp tối thiểu nhà đầu tư phải đăng ký trong dự án.

Quy định về thời hạn góp đủ số vốn đầu tư.

Điều kiện về kinh nghiệm của nhà đầu tư

Đây chính là một điểm mới trong thủ tục đăng ký đầu tư. Theo mẫu đề nghị đăng ký đầu tư ban hành kèm theo thông tư 03/2021/TT-BKHĐT thì nội dung văn bản này có thêm nội dung giải trình về kinh nghiệm của nhà đầu tư với các mục tiêu dự định đầu tư. Kinh nghiệm kinh doanh của nhà đầu tư có thể giúp nhà nước Việt Nam phần nào “tin tưởng” vào dự án mà họ sẽ thực hiện tại Việt Nam.

Điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện các mục tiêu dự án lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và danh mục lĩnh vực đầu tư đã trình bày chi tiết điều kiện của từng mục tiêu cụ thể trong từng trường hợp kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung của phần này khá dài, nên chúng tôi không thể chia sẻ hết trong phần bài đăng này. 

Có thể bạn quan tâm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

Dự án nào phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư:

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Do đó, trước khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trình tự thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật Đầu Tư 2020, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;

d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;

đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;

e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;

h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Đầu Tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;

c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Nếu các dự án không có sử dụng đất (nói cách khác có thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao thì không phải thực hiện bước 1 nêu trên.

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:

Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên;

Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Bản sao một trong các tài liệu sau:

Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư:

Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.

Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài:

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên;

Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);

Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài là Cơ quan đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh;

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bước 5: Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như công ty vốn Việt Nam không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Mời các bạn xem thêm về: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói – Hotline: 0888889366

Dịch vụ tư vấn của Legalzone về thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài của Legalzone

Dịch vụ tư vấn pháp luật về lĩnh vực đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động trọng tâm và là thế mạnh Legalzone. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết và có trách nhiệm cao, Legalzone tự tin rằng luôn đem lại sự trợ giúp pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các vấn đề liên quan đến công ty 100% vốn nước ngoài, bao gồm các nội dung như:

Hướng dẫn, giải đáp các quy định pháp luật liên quan đến thành lập, hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tư vấn toàn bộ các thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ bước xin chấp thuận chủ trương đầu tư đến xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.

Tư vấn góp ý cho các nhà đầu tư những nội dung liên quan như: các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; điều kiện, hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; lựa chọn địa điểm đầu tư, chế độ báo cáo giám sát định kỳ sau khi lập dự án, chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán,…

Ngoài ra đồng hành pháp lý cùng khách hàng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cung cấp các dịch vụ pháp lý trong quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp:

Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết và soạn toàn bộ hồ sơ cần thiết bao gồm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, hồ sơ xin đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Đại diện thực hiện toàn bộ thủ tục tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Một số câu hỏi liên quan đến thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Khái niệm FDI? Đặc điểm FDI?

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment.

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước.

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.

Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

Vốn FDI là phần tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể được phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn. Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế nó sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và với quốc gia đầu tư.

Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài là gì?

Công ty liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Công ty liên doanh là các doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác để cùng thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).
Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.

Đầu tư trực tiếp, gián tiếp ra nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư dưới hình thức sở hữu chi phối vào một doanh nghiệp ở một quốc gia bởi một pháp nhân có trụ sở tại một quốc gia khác.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: Support@legalzone.vn

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

PHAN THỊ GIANG UYÊN
547 ngày trước
THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Việc Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài khá phức tạp, nhà đầu tư dễ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục. Bao gồm nhiều vấn đề, như là: Vấn đề xác định chủ đầu tư, xác định ngành nghề kinh doanh, giải trình đáp ứng các điều kiện đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư, tiến trình thực hiện góp vốn…Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, phòng ngừa mọi rủi ro pháp lý, Công ty Luật LegalZone xin tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Khách hàng có vấn đề cần tư vấn xin liên hệ hotline 088.888.9366Tại sao Legalzone là công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu Việt Nam? Tại sao nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn Legalzone là đơn vị tư vấn, hợp tác.Bởi vì Legalzone có những ưu thế như sau:+ Đội ngũ luật sư tại Legalzone chuyên xử lý các hồ sơ thành lập doanh nghiệp nước ngoài khó nhất tại Việt Nam.+ Phí thành lập công ty 100 vốn nước ngoài tại rẻ nhất. Legalzone cung cấp đến khách hàng với mức chi phí hợp lý và đang được áp dụng giảm tới 20% với các dịch vụ Full Enterprise; Business Plus; Business Standard; Business Starter; Business Timer.+ Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất. Cam kết không phát sinh tài liệu. Tài liệu cung cấp theo đúng quy định.+ Legalzone thành lập công ty không cần giấy chứng nhận đầu tư.+ Tặng ngay gói Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp 1 tháng.Công ty 100% vốn nước ngoài là gì?Công ty 100% vốn nước ngoàiDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Từ định nghĩa này có thể hiểu, công ty 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp 100% số vốn đầu tư.Như vậy, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và do các nhà đầu tư nước ngoài tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoàiDoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một số điểm khác biệt so với doanh nghiệp thông thường, vậy đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì? Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài như sau:Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) cùng đầu tư vốn thành lập. Tài sản góp vốn của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới dạng công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tự kiểm soát hoạt động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ có những đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.Đặc điểm của công ty 100% vốn nước ngoàiƯu, nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoàiDo doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những đặc điểm riêng nên việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.Ưu điểm của công ty 100% vốn nước ngoàiThứ nhất, công ty 100% vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Thứ hai, công ty vốn nước ngoài được thành lập và phát triển hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, do đó có thể đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.Thứ ba, việc thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế của mình thông qua các mối quan hệ rộng rãi.Nhược điểm của công ty 100% vốn nước ngoàiNgoài những ưu điểm nổi bật nêu trên, có thể thấy công ty 100% vốn nước ngoài cũng tồn tại một số hạn chế như sau:Thứ nhất, công ty vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Chưa kể sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể đem đến sự bất đồng trong nội bộ các nhà đầu tư.Thứ hai, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này thể hiện ở hai điểm:Tỷ lệ góp vốn có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệtPhải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, với hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.Điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiĐiều kiện về Quốc tịch nhà thành lập/đầu tưLuật pháp Việt Nam chỉ cho phép cá nhân, tổ chức, công ty nước ngoài đăng ký hiện diện thương mại tại Việt Nam khi thương nhân nước ngoài có Quốc tịch là các nước là thành viên của WTO với hình thức:Hợp đồng hợp tác kinh doanh với một tổ chức, công ty Việt Nam.Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.Thành lập văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty tại Việt Nam.Điều kiện về địa điểm triển khai dự án, địa điểm đặt trụ sở công tyNgười nước ngoài sẽ không thể đăng ký công ty với mục tiêu: sản xuất gia công nếu địa điểm triển khai dự án đặt tại các tòa nhà văn phòng hoặc đặt tại nhà dân sinh có diện tích nhỏ; và công ty chế xuất khi thuê trụ sở công ty, thuê địa điểm triển khai dự án nằm ngoài khu công nghiệp.Do đó nhà đầu tư nước ngoài cần lựa chọn địa điểm triển khai dự án phù hợp với mục tiêu dự định kinh doanh. Đây là điểm quan trọng tạo ra sự khác biệt trong thủ tục thành lập công ty giữa đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài.Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tưNhà đầu tư nước ngoài phải kê khai thông tin về vốn đầu tư dự án đầu tư, vốn điều lệ công ty vốn nước ngoài tương ứng với năng lực tài chính của mình. Ba vấn đề mà người đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm khi muốn thành lập công ty tại Việt Nam, đó là:Quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy tờ chứng mình năng lực tài chính đối với số vốn dự kiến góp vào dự án (Thông thường vốn góp sẽ bằng vốn điều lệ công ty nếu công ty chỉ đăng ký triển khai một dự án đầu tư duy nhất). Giấy tờ chứng minh có thể là xác nhận số dư tài khoản, giấy bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài hoặc một số giấy tờ khác.Quy định về tổng vốn đầu tư của dự án được đăng ký tối đa là bao nhiêu so với số vốn góp của nhà đầu tư. Hoặc quy định về số vốn đầu tư, số vốn góp tối thiểu nhà đầu tư phải đăng ký trong dự án.Quy định về thời hạn góp đủ số vốn đầu tư.Điều kiện về kinh nghiệm của nhà đầu tưĐây chính là một điểm mới trong thủ tục đăng ký đầu tư. Theo mẫu đề nghị đăng ký đầu tư ban hành kèm theo thông tư 03/2021/TT-BKHĐT thì nội dung văn bản này có thêm nội dung giải trình về kinh nghiệm của nhà đầu tư với các mục tiêu dự định đầu tư. Kinh nghiệm kinh doanh của nhà đầu tư có thể giúp nhà nước Việt Nam phần nào “tin tưởng” vào dự án mà họ sẽ thực hiện tại Việt Nam.Điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện các mục tiêu dự án lĩnh vực đầu tư có điều kiệnLuật Đầu tư số 61/2020/QH14 và danh mục lĩnh vực đầu tư đã trình bày chi tiết điều kiện của từng mục tiêu cụ thể trong từng trường hợp kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung của phần này khá dài, nên chúng tôi không thể chia sẻ hết trong phần bài đăng này. Có thể bạn quan tâm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệpDự án nào phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư:Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp:a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.Do đó, trước khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Trình tự thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiBước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiNhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hộiQuốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:a) Nhà máy điện hạt nhân;b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủTrừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật Đầu Tư 2020, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Đầu Tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoàiNếu các dự án không có sử dụng đất (nói cách khác có thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao thì không phải thực hiện bước 1 nêu trên.Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên;Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên.Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài bao gồm:Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tưĐối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếuĐối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;Bản sao một trong các tài liệu sau:Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư:Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài:Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơĐối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoàiDịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiSau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài:Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;Điều lệ công ty;Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu là cá nhân;Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài:Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;Điều lệ công ty;Danh sách thành viên;Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.Hồ sơ thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài:Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;Điều lệ công ty;Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài là Cơ quan đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.Bước 4: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiDoanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:Ngành, nghề kinh doanh;Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.Bước 5: Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoàiSau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như công ty vốn Việt Nam không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.Mời các bạn xem thêm về: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói – Hotline: 0888889366Dịch vụ tư vấn của Legalzone về thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiDịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài của LegalzoneDịch vụ tư vấn pháp luật về lĩnh vực đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động trọng tâm và là thế mạnh Legalzone. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết và có trách nhiệm cao, Legalzone tự tin rằng luôn đem lại sự trợ giúp pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các vấn đề liên quan đến công ty 100% vốn nước ngoài, bao gồm các nội dung như:Hướng dẫn, giải đáp các quy định pháp luật liên quan đến thành lập, hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tư vấn toàn bộ các thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ bước xin chấp thuận chủ trương đầu tư đến xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.Tư vấn góp ý cho các nhà đầu tư những nội dung liên quan như: các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; điều kiện, hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; lựa chọn địa điểm đầu tư, chế độ báo cáo giám sát định kỳ sau khi lập dự án, chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán,…Ngoài ra đồng hành pháp lý cùng khách hàng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cung cấp các dịch vụ pháp lý trong quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp:Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết và soạn toàn bộ hồ sơ cần thiết bao gồm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, hồ sơ xin đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.Đại diện thực hiện toàn bộ thủ tục tại Sở kế hoạch và đầu tư.Một số câu hỏi liên quan đến thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiKhái niệm FDI? Đặc điểm FDI?Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment.FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước.FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.Vốn FDI là phần tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể được phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn. Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế nó sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và với quốc gia đầu tư.Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài là gì?Công ty liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Công ty liên doanh là các doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác để cùng thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoàiĐể được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện theo các bước như sau:Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.Đầu tư trực tiếp, gián tiếp ra nước ngoài là gì?Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư dưới hình thức sở hữu chi phối vào một doanh nghiệp ở một quốc gia bởi một pháp nhân có trụ sở tại một quốc gia khác.Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội