0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c9e5e743e68-Ý-NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN-KINH-TẾ-THỊ-TRƯỜNG.jpg.webp

Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.4. Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Ở hầu hết các quốc gia có chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau đều có một tỷ lệ thất nghiệp nhất định (xem phụ lục 3).

Điều này cho thấy thất nghiệp là vấn đề không chỉ có ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, mà cả ở những nước phát triển nhất và vì vậy nó mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Do vậy, ở hầu hết các nước phát triển đã xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp. Đồng thời, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để đưa người thất nghiệp trở lại làm việc như: đào tạo, đào tạo lại, môi giới việc làm, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho người thất nghiệp tự lập nghiệp, có chính sách bảo vệ chỗ làm việc, chống thất nghiệp, qui định chặt chẽ về điều kiện sa thải người lao động. Ngoài chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhiều nước còn có chế độ trợ giúp thất nghiệp trả cho những người thất nghiệp chưa đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hoặc đã hết thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Từ cuối thế kỷ XIX, bảo hiểm thất nghiệp đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của quĩ công đoàn. Dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ để ổn định đội ngũ công nhân lành nghề đã thành lập quĩ trợ cấp thôi việc, nghỉ việc tạm thời, thất nghiệp một phần trong doanh nghiệp. Số người được hưởng hay “bảo vệ” chỉ đóng khung trong doanh nghiệp. Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành lập quĩ bảo hiểm thất nghiệp với phương thức tự nguyện. Với phương thức này, quĩ bảo hiểm thất nghiệp chỉ thu hút được những người lao động trong phạm vi thành phố đó. Họ là những người có việc làm không ổn định, người có thu nhập thấp mới tham gia, dẫn đến quĩ thu không đủ để chi. Ở những thành phố mà chính quyền không đứng ra thành lập quĩ bảo hiểm thất nghiệp, thì chính quyền tài trợ cho các quĩ bảo hiểm tư nhân, nhất là quĩ công đoàn để tăng thêm mức trợ cấp cho người thất nghiệp và đảm bảo an toàn cho quĩ. Để khắc phục tình trạng trên và muốn duy trì, phát triển quĩ bảo hiểm thất nghiệp để “bảo vệ” người lao động thì một đòi hỏi khách quan là phải mở rộng bảo hiểm thất nghiệp đến tầm quốc gia. Vì vậy, những năm đầu của thế kỷ XX, bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành theo phương thức bắt buộc có sự tham gia của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động, như: nước Anh thực hiện vào năm 1911, Hà Lan: 1916, Tây Ban Nha:1919, Bỉ:1920, Áo:1924, Cộng hoà liên bang Đức, Nam Tư :1927, Hoa Kỳ:1935, Italia:1937, Canada:1940, Bồ Đào Nha:1941; Pháp đến năm 1958 mới thực hiện bảo hiểm bắt buộc; Đan Mạch:1907; Phần Lan:1917; Nhật Bản:1947; Ba Lan: 1991; Trung Quốc, Mông Cổ: 1986…đến nay tính sơ bộ trên thế giới đã có 69 nước thực hiện bảo hiểm thất nghiệp [129].

Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại với thị trường lao động mà còn góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

  • Về kinh tế, bất kỳ người lao động nào cũng muốn dễ dàng tìm cho mình một công việc ổn định, có thu nhập cao, đúng với trình độ, chuyên môn, tay nghề hoặc chí ít thì cũng có việc làm, có thu nhập để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức bình thường. Nếu không may vì một lý do nào đó mà họ bị mất việc làm thì điều này sẽ gây khó khăn về tài chính. Người lao động mất thu nhập, mất phương tiện sinh sống. Lúc này cuộc sống của họ không chỉ dừng lại ở những khốn khó về kinh tế mà thậm chí còn cả những khốn khó, bất hạnh, trầm uất về tinh thần. Hơn bao giờ hết, họ cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, sự chia sẻ khó khăn để vượt qua hoạn nạn. Bảo hiểm thất nghiệp chính là “bà đỡ” về kinh tế, giúp họ giữ được trạng thái cân bằng về tâm lý, hạn chế những “cú sốc” về tinh thần. Như đã nói, bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Với chức năng bảo vệ, bảo hiểm thất nghiệp chính là khoản tiền được sử dụng để giúp người lao động có được một cuộc sống tương đối ổn định sau khi bị mất việc. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Qua hai chức năng này có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động và Nhà nước. Vì vậy, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Về chính trị, xã hội, bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng tồn tại một đội quân thất nghiệp tuy mức độ và tỷ lệ là khác nhau. Thường trong giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp còn trong giai đoạn khủng hoảng tỷ lệ này sẽ cao. Chính vì thế, thất nghiệp là chủ đề được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị và bất kỳ một chính trị gia nào khi tranh cử cũng đưa vấn đề hạn chế thất nghiệp trong chương trình nghị sự. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều có pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này và coi đó là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của quốc gia. Nếu có chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngược lại, nếu không có sẽ làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là do thiếu việc làm và thất nghiệp gây nên. Người xưa có câu: “nhàn cư vi bất thiện”, khi không có việc làm con người ta sẽ lao vào những vòng xoáy của xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, đĩ điếm, trộm cắp…Sở dĩ, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là vì thất nghiệp thường làm cho con người bị bần cùng hoá.

Khi người lao động bị mất việc làm, thất nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ, tâm lý. Để góp phần hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi người lao động bị mất việc làm, chế độ bảo hiểm thất nghiệp một mặt giúp đỡ họ ổn định cuộc sống thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp, mặt khác tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Rõ ràng, với chế độ này là chỗ dựa về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm, góp phần giữ gìn sự ổn định xã hội.

  • Về pháp lý, nếu nhìn nhận bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì sự ra đời của chế độ này làm cho quyền được bảo hiểm của con người được nâng lên một bước. Việc xây dựng và tiến tới hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội là việc làm hết sức cần thiết, đây cũng là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua năm 1948, có đoạn: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó được đặt trên cơ sở thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người…”. Điều 25 có ghi: “Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức khoẻ bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp”. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của côngdân được qui định ở hầu hết trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Nhìn vào hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội, và thông qua các chế độ trợ cấp, có thể đánh giá phần nào tính chất ưu việt của một chế độ xã hội.

Việc làm và giải quyết việc làm nhằm hạn chế thất nghiệp cũng là một phạm trù thuộc quyền con người, một vấn đề có tính pháp lý quốc tế sâu sắc: “Tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi về đói nghèo đã được tuyên bố như là khát vọng cao cả nhất của loài người” [65, tr. 62]. “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp” (Điều 23) [65, tr. 67]. Ông Rơ nê Đuy-mông, một chuyên gia người Pháp trong cuốn “Một thế giới không thể chấp nhận được” đã nói: “Đối với tôi, dù mầu sắc chính trị thế nào, quyền đầu tiên của con người là quyền được sống, quyền được ăn, sinh ra từ quyền được làm việc; nếu con người bị khai trừ ra khỏi xã hội hiện đại, bị tước quyền được làm việc là một hình thức ám sát trá hình”. Sự ra đời của chế độ bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trở thành hiện thực.

Thị trường sức lao động là một bộ phậncấu thành, hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường sức lao động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và ngược lại. Vì vậy, tìm hiểu bản chất và sự vận động của thị trường sức laođộng là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với quan niệm thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao độngvà người mua sức laođộng, thông qua các thoả thuận về giá cả và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động (văn bản hoặc bằng miệng) thì muốn lao động trở thành hàng hoá theo C. Mác phải thoả mãn hai điều kiện: 1/ Người lao động tự do về thân thể và tự nguyện ký hợp đồng bán sức lao động; 2/ Người lao động không có tư liệu sản xuất hay vốn. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thị trường sức lao động đã và đang hình thành và có những đặc điểm sau: Cung lớn hơn cầu cả về qui mô lẫn cơ cấu; Mang tính tự phát và chia cắt, mối quan hệ cung cầu còn lỏng lẻo; Đang trong quá trình hình thành và chuyển đổi mạnh. Những đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến việc làm và thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây cũng như trong tương lai.

Theo: Lê Thị Hoài Thu 

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
509 ngày trước
Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.4. Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGThất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Ở hầu hết các quốc gia có chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau đều có một tỷ lệ thất nghiệp nhất định (xem phụ lục 3).Điều này cho thấy thất nghiệp là vấn đề không chỉ có ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, mà cả ở những nước phát triển nhất và vì vậy nó mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Do vậy, ở hầu hết các nước phát triển đã xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp. Đồng thời, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để đưa người thất nghiệp trở lại làm việc như: đào tạo, đào tạo lại, môi giới việc làm, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho người thất nghiệp tự lập nghiệp, có chính sách bảo vệ chỗ làm việc, chống thất nghiệp, qui định chặt chẽ về điều kiện sa thải người lao động. Ngoài chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhiều nước còn có chế độ trợ giúp thất nghiệp trả cho những người thất nghiệp chưa đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hoặc đã hết thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.Từ cuối thế kỷ XIX, bảo hiểm thất nghiệp đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của quĩ công đoàn. Dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ để ổn định đội ngũ công nhân lành nghề đã thành lập quĩ trợ cấp thôi việc, nghỉ việc tạm thời, thất nghiệp một phần trong doanh nghiệp. Số người được hưởng hay “bảo vệ” chỉ đóng khung trong doanh nghiệp. Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành lập quĩ bảo hiểm thất nghiệp với phương thức tự nguyện. Với phương thức này, quĩ bảo hiểm thất nghiệp chỉ thu hút được những người lao động trong phạm vi thành phố đó. Họ là những người có việc làm không ổn định, người có thu nhập thấp mới tham gia, dẫn đến quĩ thu không đủ để chi. Ở những thành phố mà chính quyền không đứng ra thành lập quĩ bảo hiểm thất nghiệp, thì chính quyền tài trợ cho các quĩ bảo hiểm tư nhân, nhất là quĩ công đoàn để tăng thêm mức trợ cấp cho người thất nghiệp và đảm bảo an toàn cho quĩ. Để khắc phục tình trạng trên và muốn duy trì, phát triển quĩ bảo hiểm thất nghiệp để “bảo vệ” người lao động thì một đòi hỏi khách quan là phải mở rộng bảo hiểm thất nghiệp đến tầm quốc gia. Vì vậy, những năm đầu của thế kỷ XX, bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành theo phương thức bắt buộc có sự tham gia của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động, như: nước Anh thực hiện vào năm 1911, Hà Lan: 1916, Tây Ban Nha:1919, Bỉ:1920, Áo:1924, Cộng hoà liên bang Đức, Nam Tư :1927, Hoa Kỳ:1935, Italia:1937, Canada:1940, Bồ Đào Nha:1941; Pháp đến năm 1958 mới thực hiện bảo hiểm bắt buộc; Đan Mạch:1907; Phần Lan:1917; Nhật Bản:1947; Ba Lan: 1991; Trung Quốc, Mông Cổ: 1986…đến nay tính sơ bộ trên thế giới đã có 69 nước thực hiện bảo hiểm thất nghiệp [129].Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại với thị trường lao động mà còn góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.Về kinh tế, bất kỳ người lao động nào cũng muốn dễ dàng tìm cho mình một công việc ổn định, có thu nhập cao, đúng với trình độ, chuyên môn, tay nghề hoặc chí ít thì cũng có việc làm, có thu nhập để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức bình thường. Nếu không may vì một lý do nào đó mà họ bị mất việc làm thì điều này sẽ gây khó khăn về tài chính. Người lao động mất thu nhập, mất phương tiện sinh sống. Lúc này cuộc sống của họ không chỉ dừng lại ở những khốn khó về kinh tế mà thậm chí còn cả những khốn khó, bất hạnh, trầm uất về tinh thần. Hơn bao giờ hết, họ cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, sự chia sẻ khó khăn để vượt qua hoạn nạn. Bảo hiểm thất nghiệp chính là “bà đỡ” về kinh tế, giúp họ giữ được trạng thái cân bằng về tâm lý, hạn chế những “cú sốc” về tinh thần. Như đã nói, bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Với chức năng bảo vệ, bảo hiểm thất nghiệp chính là khoản tiền được sử dụng để giúp người lao động có được một cuộc sống tương đối ổn định sau khi bị mất việc. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Qua hai chức năng này có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động và Nhà nước. Vì vậy, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Về chính trị, xã hội, bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng tồn tại một đội quân thất nghiệp tuy mức độ và tỷ lệ là khác nhau. Thường trong giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp còn trong giai đoạn khủng hoảng tỷ lệ này sẽ cao. Chính vì thế, thất nghiệp là chủ đề được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị và bất kỳ một chính trị gia nào khi tranh cử cũng đưa vấn đề hạn chế thất nghiệp trong chương trình nghị sự. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều có pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này và coi đó là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của quốc gia. Nếu có chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngược lại, nếu không có sẽ làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là do thiếu việc làm và thất nghiệp gây nên. Người xưa có câu: “nhàn cư vi bất thiện”, khi không có việc làm con người ta sẽ lao vào những vòng xoáy của xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, đĩ điếm, trộm cắp…Sở dĩ, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là vì thất nghiệp thường làm cho con người bị bần cùng hoá.Khi người lao động bị mất việc làm, thất nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ, tâm lý. Để góp phần hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi người lao động bị mất việc làm, chế độ bảo hiểm thất nghiệp một mặt giúp đỡ họ ổn định cuộc sống thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp, mặt khác tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Rõ ràng, với chế độ này là chỗ dựa về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm, góp phần giữ gìn sự ổn định xã hội.Về pháp lý, nếu nhìn nhận bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ trong hệ thống bảo hiểm xã hội thì sự ra đời của chế độ này làm cho quyền được bảo hiểm của con người được nâng lên một bước. Việc xây dựng và tiến tới hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội là việc làm hết sức cần thiết, đây cũng là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua năm 1948, có đoạn: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó được đặt trên cơ sở thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người…”. Điều 25 có ghi: “Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức khoẻ bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp”. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của côngdân được qui định ở hầu hết trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Nhìn vào hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội, và thông qua các chế độ trợ cấp, có thể đánh giá phần nào tính chất ưu việt của một chế độ xã hội.Việc làm và giải quyết việc làm nhằm hạn chế thất nghiệp cũng là một phạm trù thuộc quyền con người, một vấn đề có tính pháp lý quốc tế sâu sắc: “Tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi về đói nghèo đã được tuyên bố như là khát vọng cao cả nhất của loài người” [65, tr. 62]. “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp” (Điều 23) [65, tr. 67]. Ông Rơ nê Đuy-mông, một chuyên gia người Pháp trong cuốn “Một thế giới không thể chấp nhận được” đã nói: “Đối với tôi, dù mầu sắc chính trị thế nào, quyền đầu tiên của con người là quyền được sống, quyền được ăn, sinh ra từ quyền được làm việc; nếu con người bị khai trừ ra khỏi xã hội hiện đại, bị tước quyền được làm việc là một hình thức ám sát trá hình”. Sự ra đời của chế độ bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trở thành hiện thực.Thị trường sức lao động là một bộ phậncấu thành, hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường sức lao động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và ngược lại. Vì vậy, tìm hiểu bản chất và sự vận động của thị trường sức laođộng là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với quan niệm thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao độngvà người mua sức laođộng, thông qua các thoả thuận về giá cả và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động (văn bản hoặc bằng miệng) thì muốn lao động trở thành hàng hoá theo C. Mác phải thoả mãn hai điều kiện: 1/ Người lao động tự do về thân thể và tự nguyện ký hợp đồng bán sức lao động; 2/ Người lao động không có tư liệu sản xuất hay vốn. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thị trường sức lao động đã và đang hình thành và có những đặc điểm sau: Cung lớn hơn cầu cả về qui mô lẫn cơ cấu; Mang tính tự phát và chia cắt, mối quan hệ cung cầu còn lỏng lẻo; Đang trong quá trình hình thành và chuyển đổi mạnh. Những đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến việc làm và thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây cũng như trong tương lai.Theo: Lê Thị Hoài Thu Link luận án: Tại đây