0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ca00ce8b1b3-Chế-độ-hỗ-trợ-người-lao-động-mất-việc-làm.jpg.webp

Chế độ hỗ trợ người lao động mất việc làm

2.2. Chế độ hỗ trợ người lao động mất việc làm

2.2.1.  Chế độ trợ cấp mất việc làm

Theo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động, trợ cấp mất việc làm là khoản tiền trợ cấp mà doanh nghiệp trả cho người lao động khi bị mất việc làm trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.

Trước khi Bộ luật Lao động được ban hành, tại Thông tư 88/TTg-CN ngày 1/10/1964 Thủ tướng Chính phủ đã qui định việc giải quyết trợ cấp khi không bố trí được người lao động sang làm việc ở các cơ quan xí nghiệp khác, phải cho thôi việc. Từ khi Bộ luật Lao động được ban hành (1994) nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, Nhà nước đã chính thức qui định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tình hình mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thông qua việc trả trợ cấp mất việc làm (Điều 17- Bộ luật Lao động).

a) Về đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm

Theo qui định của Bộ luật lao động, đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm bao gồm: Người lao động làm công ăn lương bị thôi việc vì lý do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ (Điều 17); Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Điều 31). Các trường hợp mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, phá sản không áp dụng chế độ này.

b) Về điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm

Theo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động để được hưởng trợ cấp mất việc làm, người lao động phải có đủ hai điều kiện sau:

-   Đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

-   Bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ.

Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm qui định những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ theo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động:

1- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.

2-   Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.

3-   Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.

Gặp những trường hợp trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo qui định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ luật Lao động. Trên thực tế qui định này đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: người lao động sau khi được đào tạo, bố trí được việc làm khác là rất nhỏ so với nhiều người phải rời khỏi doanh nghiệp. Nghề mà họ được đào tạo là nghề gì ? Ai chọn nghề đào tạo này, việc đào tạo này liệu có giúp ích gì cho họ khi tìm việc làm mới không…còn là câu hỏi trăn trở của đa phần người lao động.

c)   Về mức trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm cho người lao động được qui định tại khoản 1, Điều 17 Bộ luật Lao động: “cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”. Ngoài ra, Điều 12 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 còn qui định:

1- Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở mức lương qui định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, ngày 31/12/2002 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Cụ thể: “Tiền lương làm căn cứ để tính các chế độ…trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền trước sự việc xẩy ra, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp thôi việc, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có)” (Điều 15, Nghị định 114/2002/NĐ-CP).

2- Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo qui định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng với trợ cấp mất việc làm.

Riêng đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện phương án sắp xếp lại và chuyển đổi theo các hình thức giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và cổ phần hoá thì áp dụng theo các chế độ qui định về lao động của Nhà nước đối với các trường hợp này.

Trước đây, theo qui định tại Điều 24, Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 thì khoản trợ cấp thôi việc trả cho người lao động do đơn vị cũ chuyển theo thông báo của đơn vị mà người lao động đang làm việc để đơn vị này trả cho người lao động. Nay, với qui định trên, chế độ trợ cấp mất việc làm tuy đã đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhưng trong thực tế có điểm còn chưa thoả đáng. Đó là trường hợp người lao động tại thời điểm mất việc làm đang làm việc ở doanh nghiệp tư nhân, nhưng trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, lại bắt các doanh nghiệp này phải chi trả cả khoản trợ cấp cho người lao động đã làm việc trong khu vực nhà nước trước đó thì sẽ là điều bất hợp lý.

d) Về nguồn kinh phí trả trợ cấp mất việc làm

Việc lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được qui định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động: “Các doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo qui định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm”. Đồng thời để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Điều 13, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 còn qui định:

1. Các doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.

2.  Mức tính quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quĩ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định việc lập, quản lý và sử dụng quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.

Đây là qui định mới so với các qui định trước đây. Nguồn hình thành Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trước đây qui định: được tính từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, thì số doanh nghiệp có lợi nhuận không nhiều nên không lập được quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và thường những đơn vị này lại có nhu cầu lớn trong việc sử dụng quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nay, việc qui định mức trích cho quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1-3% trên quĩ tiền lương là cần thiết. Nó đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi rơi vào tình trạng mất việc làm, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trước vận mệnh của người lao động. Hay nói một cách khác, quĩ trợ cấp mất việc làm là sự hợp tác cùng chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với người lao động. Trong bối cảnh như vậy, về phía Nhà nước: “Có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ Quĩ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm: hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ” (Khoản 4, Điều17 Bộ luật Lao động). Đây chính là cơ sở, tiền đề cho việc hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp thông qua hình thức trợ cấp mất việc làm.

đ) Về thời hạn thực hiện trợ cấp mất việc làm

Thủ tục, thời hạn thanh toán trợ cấp mất việc làm ở nước ta qui định từ trước đến nay với mục đích nhằm giúp đỡ người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. “Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm” (Khoản 4, Điều 12, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP). Tuy nhiên, trên thực tế đây là vấn đề rất đáng phải bàn, bởi vì thường người lao động phải chờ đợi khá dài, thậm chí trông chờ “đỏ mắt” mới nhận được khoản trợ cấp này. Trước đây, tại Khoản a, Điều 26 Nghị định 72/CP hướng dẫn thi hành Khoản 3, Điều 17 Bộ luật Lao động 1994 qui định “Nguồn hình thành quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được trích từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp”, các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ không thể thực hiện qui định này. Theo điều tra sơ bộ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (tháng 11/2000) có 28/31 doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết không có nguồn để lập quĩ trợ cấp mất việc làm. Hy vọng, với qui định mới trong Nghị định 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ lần này về mức trích từ quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn.

Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Chế độ trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp chi trả. Doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quĩ này do doanh nghiệp tự quản lý, Nhà nước không điều tiết và cũng không trưng dụng.

- Mức trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp, người mất việc do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ được trả trợ cấp một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Mức trợ cấp được cân nhắc theo nguyên tắc: bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, đồng thời xét đến khả năng cũng như điều kiện chi trả của phần lớn người sử dụng lao động khi bước vào cơ chế thị trường.

- Việc hưởng trợ cấp mất việc làm không ảnh hưởng đến quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội khi hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc là được giữ lại sổ bảo hiểm xã hội để tiếp tục đóng và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội ở nơi mới theo Điều lệ bảo hiểm xã hội, hoặc là không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được thanh toán trợ cấp một lần theo qui định về bảo hiểm xã hội.

- Thực chất, trợ cấp mất việc làm chưa phải là trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bởi vì chế độ này chủ yếu do người sử dụng lao động chi trả. Trong lúc đó ở đa số các nước trên thế giới, chế độ bảo hiểm thất nghiệp do ba bên đóng góp (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước).

- Trong những trường hợp nhất định, Nhà nước có thể hỗ trợ về tài chính và những biện pháp, chính sách, đối với những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.

Như vậy, ở nước ta trong khi chưa có điều kiện thực hiện chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, thì việc qui định và thực hiện chế độ trợ cấp mất việc làm là cần thiết. Đây chính là hình thức sơ khai ban đầu cho việc hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau này.

2.2.2. Chế độ trợ cấp thôi việc

Trong cơ chế thị trường, do nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự cạnh tranh nên việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với người lao động của các doanh nghiệp cũng diễn ra thường xuyên. Nhà nước đã có nhiều qui định phù hợp với những diễn biến của thị trường lao động như: xoá bỏ chế độ biên chế suốt đời ở khu vực kinh tế quốc doanh thay vào đó là chế độ hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc cho người lao động căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ…Trợ cấp thôi việc là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật lao động, đặc biệt là đối với nước ta khi chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo: Lê Thị Hoài Thu 

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
359 ngày trước
Chế độ hỗ trợ người lao động mất việc làm
2.2. Chế độ hỗ trợ người lao động mất việc làm2.2.1.  Chế độ trợ cấp mất việc làmTheo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động, trợ cấp mất việc làm là khoản tiền trợ cấp mà doanh nghiệp trả cho người lao động khi bị mất việc làm trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.Trước khi Bộ luật Lao động được ban hành, tại Thông tư 88/TTg-CN ngày 1/10/1964 Thủ tướng Chính phủ đã qui định việc giải quyết trợ cấp khi không bố trí được người lao động sang làm việc ở các cơ quan xí nghiệp khác, phải cho thôi việc. Từ khi Bộ luật Lao động được ban hành (1994) nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, Nhà nước đã chính thức qui định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tình hình mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thông qua việc trả trợ cấp mất việc làm (Điều 17- Bộ luật Lao động).a) Về đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làmTheo qui định của Bộ luật lao động, đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm bao gồm: Người lao động làm công ăn lương bị thôi việc vì lý do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ (Điều 17); Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Điều 31). Các trường hợp mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, phá sản không áp dụng chế độ này.b) Về điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làmTheo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động để được hưởng trợ cấp mất việc làm, người lao động phải có đủ hai điều kiện sau:-   Đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.-   Bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ.Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm qui định những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc công nghệ theo qui định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động:1- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.2-   Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.3-   Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.Gặp những trường hợp trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo qui định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ luật Lao động. Trên thực tế qui định này đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: người lao động sau khi được đào tạo, bố trí được việc làm khác là rất nhỏ so với nhiều người phải rời khỏi doanh nghiệp. Nghề mà họ được đào tạo là nghề gì ? Ai chọn nghề đào tạo này, việc đào tạo này liệu có giúp ích gì cho họ khi tìm việc làm mới không…còn là câu hỏi trăn trở của đa phần người lao động.c)   Về mức trợ cấp mất việc làmTrợ cấp mất việc làm cho người lao động được qui định tại khoản 1, Điều 17 Bộ luật Lao động: “cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”. Ngoài ra, Điều 12 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 còn qui định:1- Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở mức lương qui định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, ngày 31/12/2002 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Cụ thể: “Tiền lương làm căn cứ để tính các chế độ…trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền trước sự việc xẩy ra, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp thôi việc, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có)” (Điều 15, Nghị định 114/2002/NĐ-CP).2- Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo qui định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng với trợ cấp mất việc làm.Riêng đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện phương án sắp xếp lại và chuyển đổi theo các hình thức giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và cổ phần hoá thì áp dụng theo các chế độ qui định về lao động của Nhà nước đối với các trường hợp này.Trước đây, theo qui định tại Điều 24, Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 thì khoản trợ cấp thôi việc trả cho người lao động do đơn vị cũ chuyển theo thông báo của đơn vị mà người lao động đang làm việc để đơn vị này trả cho người lao động. Nay, với qui định trên, chế độ trợ cấp mất việc làm tuy đã đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhưng trong thực tế có điểm còn chưa thoả đáng. Đó là trường hợp người lao động tại thời điểm mất việc làm đang làm việc ở doanh nghiệp tư nhân, nhưng trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, lại bắt các doanh nghiệp này phải chi trả cả khoản trợ cấp cho người lao động đã làm việc trong khu vực nhà nước trước đó thì sẽ là điều bất hợp lý.d) Về nguồn kinh phí trả trợ cấp mất việc làmViệc lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được qui định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động: “Các doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo qui định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm”. Đồng thời để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Điều 13, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 còn qui định:1. Các doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.2.  Mức tính quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quĩ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định việc lập, quản lý và sử dụng quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.Đây là qui định mới so với các qui định trước đây. Nguồn hình thành Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trước đây qui định: được tính từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, thì số doanh nghiệp có lợi nhuận không nhiều nên không lập được quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và thường những đơn vị này lại có nhu cầu lớn trong việc sử dụng quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nay, việc qui định mức trích cho quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1-3% trên quĩ tiền lương là cần thiết. Nó đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi rơi vào tình trạng mất việc làm, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trước vận mệnh của người lao động. Hay nói một cách khác, quĩ trợ cấp mất việc làm là sự hợp tác cùng chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với người lao động. Trong bối cảnh như vậy, về phía Nhà nước: “Có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ Quĩ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm: hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ” (Khoản 4, Điều17 Bộ luật Lao động). Đây chính là cơ sở, tiền đề cho việc hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp thông qua hình thức trợ cấp mất việc làm.đ) Về thời hạn thực hiện trợ cấp mất việc làmThủ tục, thời hạn thanh toán trợ cấp mất việc làm ở nước ta qui định từ trước đến nay với mục đích nhằm giúp đỡ người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. “Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm” (Khoản 4, Điều 12, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP). Tuy nhiên, trên thực tế đây là vấn đề rất đáng phải bàn, bởi vì thường người lao động phải chờ đợi khá dài, thậm chí trông chờ “đỏ mắt” mới nhận được khoản trợ cấp này. Trước đây, tại Khoản a, Điều 26 Nghị định 72/CP hướng dẫn thi hành Khoản 3, Điều 17 Bộ luật Lao động 1994 qui định “Nguồn hình thành quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được trích từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp”, các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ không thể thực hiện qui định này. Theo điều tra sơ bộ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (tháng 11/2000) có 28/31 doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết không có nguồn để lập quĩ trợ cấp mất việc làm. Hy vọng, với qui định mới trong Nghị định 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ lần này về mức trích từ quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn.Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra một số nhận xét sau:- Chế độ trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp chi trả. Doanh nghiệp phải lập quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quĩ này do doanh nghiệp tự quản lý, Nhà nước không điều tiết và cũng không trưng dụng.- Mức trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp, người mất việc do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ được trả trợ cấp một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Mức trợ cấp được cân nhắc theo nguyên tắc: bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, đồng thời xét đến khả năng cũng như điều kiện chi trả của phần lớn người sử dụng lao động khi bước vào cơ chế thị trường.- Việc hưởng trợ cấp mất việc làm không ảnh hưởng đến quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội khi hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc là được giữ lại sổ bảo hiểm xã hội để tiếp tục đóng và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội ở nơi mới theo Điều lệ bảo hiểm xã hội, hoặc là không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được thanh toán trợ cấp một lần theo qui định về bảo hiểm xã hội.- Thực chất, trợ cấp mất việc làm chưa phải là trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bởi vì chế độ này chủ yếu do người sử dụng lao động chi trả. Trong lúc đó ở đa số các nước trên thế giới, chế độ bảo hiểm thất nghiệp do ba bên đóng góp (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước).- Trong những trường hợp nhất định, Nhà nước có thể hỗ trợ về tài chính và những biện pháp, chính sách, đối với những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.Như vậy, ở nước ta trong khi chưa có điều kiện thực hiện chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, thì việc qui định và thực hiện chế độ trợ cấp mất việc làm là cần thiết. Đây chính là hình thức sơ khai ban đầu cho việc hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau này.2.2.2. Chế độ trợ cấp thôi việcTrong cơ chế thị trường, do nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự cạnh tranh nên việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với người lao động của các doanh nghiệp cũng diễn ra thường xuyên. Nhà nước đã có nhiều qui định phù hợp với những diễn biến của thị trường lao động như: xoá bỏ chế độ biên chế suốt đời ở khu vực kinh tế quốc doanh thay vào đó là chế độ hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc cho người lao động căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ…Trợ cấp thôi việc là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật lao động, đặc biệt là đối với nước ta khi chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp.Theo: Lê Thị Hoài Thu Link luận án: Tại đây