0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ca097c42062-Xây-dựng-chế-độ-bảo-hiểm-thất-nghiệp-ở-Việt-Nam.jpg.webp

Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

3.1. Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần đáp ứng được mục đích là hỗ trợ bù đắp một phần cho người lao động, tạo điều kiện để họ nhanh chóng có việc làm đồng thời không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển kinh tế - xã hội không phải là việc làm đơn giản. Trên cơ sở những căn cứ khoa học, sự đánh giá tác động của thất nghiệp đến kinh tế, xã hội có thể xây dựng mô hình chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.

Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải trên cơ sở những nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp một mặt phải góp phần đảm bảo bù đắp thu nhập cho người thất nghiệp, mặt khác, phải tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người bị thất nghiệp quay lại thị trường lao động. Do đó, chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm hai phần: Chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chế độ giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động. Ngoài ra, bảo hiểm thất nghiệp phải được xây dựng đồng bộ với các chính sách khác về lao động, việc làm, trong hệ thống pháp luật lao động nói chung.

Khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, theo chúng tôi nó là nền tảng của việc xây dựng từng nội dung cụ thể của chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

3.1.1 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là những phương hướng, tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các qui phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã và đang tồn tại ở nhiều quốc gia. Mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp ở các nước nhìn chung đều giống nhau, đó là: nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất việc làm, đồng thời tiến hành các biện pháp nhanh chóng giúp người thất nghiệp có được việc làm.

So với các chế độ bảo hiểm xã hội khác thì bảo hiểm thất nghiệp có một số đặc thù riêng, trong đó nổi bật nhất là:

- Dự báo đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp khó khăn hơn đối với một số chế độ bảo hiểm xã hội khác (chế độ hưu trí) vì dự báo thất nghiệp có nhiều yếu tố tác động như sự dịch chuyển lao động trong cơ chế thị trường (một người lao động có thể hôm nay có việc làm, nhưng ngày mai bị thất nghiệp), do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ...Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tính luân chuyển lớn do các doanh nghiệp thiếu tính bền vững, ổn định hoặc do người lao động, nhất là lao động nhập cư thường hay thay đổi nơi làm việc và nơi cư trú.

- Sự chênh lệch quá lớn giữ cung và cầu trong thị trường lao động hiện nay dẫn đến việc tìm kiếm việc làm mới cho đối tượng mất việc làm là điều không dễ.

- Lao động hiện đang làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, nên việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là khó khăn hơn. Bởi, đa số người lao động làm việc không tập trung. Ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ý thức chấp hành pháp luật của chủ sử dụng lao động còn hạn chế. Bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp với số lượng người hạn chế nên không thể bao quát hết đến các doanh nghiệp này.

-   Bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến việc làm, trong lúc ở nước ta cơ quan này lại hoạt động chưa có hiệu quả.

Xuất phát từ những đặc điểm này nên khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải nhằm vào mục đích chính là bù đắp những rủi ro về thu nhập của người lao động để họ có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp với mức chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị mất việc làm. Như đã nói, bảo hiểm thất nghiệp là một phạm trù kinh tế - xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc. Nó giúp giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp mất việc làm. Nhìn chung, việc xây dựng và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Bảo hiểm thất nghiệp là “hạt nhân“ của chính sách thị trường lao động, nằm trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Do vậy, bảo hiểm thất nghiệp có tính chất tương trợ, lấy số đông bù số ít. Nếu không đồng thời quán triệt nguyên tắc này thì các khoản trợ cấp sẽ chỉ đơn thuần là một khoản “tiền tiết kiệm trả muộn” và ý nghĩa xã hội của bảo hiểm thất nghiệp sẽ mất đi.

Từ những hạn chế của chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc trong các văn bản pháp luật trước đây, cũng như những qui định trong Bộ luật Lao động, việc tham gia vào chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp và xem đây là một nội dung trong hợp đồng lao động. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ khi cần thiết.

3.1.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa đóng góp và hưởng thụ.

Trong cơ chế thị trường, đối với các hoạt động kinh doanh, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nên khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần có tỷ lệ tương xứng giữa đóng góp với hưởng thụ của người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất sự bù đắp của Nhà nước đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Một trong các vai trò quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp là hỗ trợ cuộc sống cho người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp gây nên. Do đó, việc qui định tỷ lệ hưởng và thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và được cân đối với mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động. Khi xác định mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp một mặt căn cứ vào khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mặt khác còn phải khuyến khích người lao động chủ động tìm kiếm việc làm nhằm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Đây là điểm khác biệt trong việc xác định mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp so với các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội thông thường. Nếu qui định tỷ lệ % hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá thấp, thời gian được hưởng quá ít sẽ làm mất ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. Nếu qui định mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá cao, thời gian hưởng trợ cấp kéo dài sẽ dẫn đến khó cân đối tài chính giữa thu và chi bảo hiểm thất nghiệp, dễ gây tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của bảo hiểm thất nghiệp, chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp mà không tích cực tìm việc làm. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng này, thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cần được qui định hợp lý, phải căn cứ tình hình thực tế của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.

3.1.3   Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập.

Do quĩ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do một cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương theo chế độ tài chính của Nhà nước. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như: Chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Chi cho các hoạt động tìm việc làm cho người thất nghiệp; Chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại, học nghề cho người thất nghiệp; Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp…Quỹ được hạch toán thành từng mục riêng. Hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quyết toán hàng năm và thông báo định kỳ về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý cấp trên.

Mức đóng góp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không là gánh nặng đối với doanh nghiệp và người lao động. Tỷ lệ đóng góp phải tính toán cho phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, nhưng cũng ít ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để doanh nghiệp còn có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Mức đóng góp này thường qui định bằng tỷ lệ % tiền lương của người lao động. Do vậy, các qui định về tiền lương tối thiểu, định mức, đơn giá tiền lương, thang bảng lương khi xây dựng phải đảm bảo tính đến yếu tố này.

Do vậy, quĩ bảo hiểm thất nghiệp là một quĩ tài chính độc lập, tự thu, tự chi. Sau khi thành lập, quĩ phải độc lập với ngân sách Nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất nghiệp. Không được sử dụng quĩ này để giải quyết các vấn đề xã hội khác.

3.1.4  Nhà nước thống nhất quản lý chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Nguyên tắc này được qui định tại Điều 56 của Hiến pháp 1992 “Nhà nước qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động” và Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Lao động “ Nhà nước qui định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác…”. Nhà nước thống nhất quản lý chế độ bảo hiểm thất nghiệp thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ này. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà nước xây dựng chương trình Quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp, các qui định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (như thu hẹp hay mở rộng đối tượng bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng và mức hưởng…).

Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bảo hiểm thất nghiệp, áp dụng các biện pháp để bảo tồn giá trị quĩ và làm cho quĩ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.

Theo: Lê Thị Hoài Thu 

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
359 ngày trước
Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
3.1. Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NamXây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần đáp ứng được mục đích là hỗ trợ bù đắp một phần cho người lao động, tạo điều kiện để họ nhanh chóng có việc làm đồng thời không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển kinh tế - xã hội không phải là việc làm đơn giản. Trên cơ sở những căn cứ khoa học, sự đánh giá tác động của thất nghiệp đến kinh tế, xã hội có thể xây dựng mô hình chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải trên cơ sở những nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp một mặt phải góp phần đảm bảo bù đắp thu nhập cho người thất nghiệp, mặt khác, phải tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người bị thất nghiệp quay lại thị trường lao động. Do đó, chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm hai phần: Chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chế độ giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động. Ngoài ra, bảo hiểm thất nghiệp phải được xây dựng đồng bộ với các chính sách khác về lao động, việc làm, trong hệ thống pháp luật lao động nói chung.Khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, theo chúng tôi nó là nền tảng của việc xây dựng từng nội dung cụ thể của chế độ bảo hiểm thất nghiệp.3.1.1 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NamCác nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là những phương hướng, tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các qui phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.Chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã và đang tồn tại ở nhiều quốc gia. Mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp ở các nước nhìn chung đều giống nhau, đó là: nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất việc làm, đồng thời tiến hành các biện pháp nhanh chóng giúp người thất nghiệp có được việc làm.So với các chế độ bảo hiểm xã hội khác thì bảo hiểm thất nghiệp có một số đặc thù riêng, trong đó nổi bật nhất là:- Dự báo đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp khó khăn hơn đối với một số chế độ bảo hiểm xã hội khác (chế độ hưu trí) vì dự báo thất nghiệp có nhiều yếu tố tác động như sự dịch chuyển lao động trong cơ chế thị trường (một người lao động có thể hôm nay có việc làm, nhưng ngày mai bị thất nghiệp), do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ...Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tính luân chuyển lớn do các doanh nghiệp thiếu tính bền vững, ổn định hoặc do người lao động, nhất là lao động nhập cư thường hay thay đổi nơi làm việc và nơi cư trú.- Sự chênh lệch quá lớn giữ cung và cầu trong thị trường lao động hiện nay dẫn đến việc tìm kiếm việc làm mới cho đối tượng mất việc làm là điều không dễ.- Lao động hiện đang làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, nên việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là khó khăn hơn. Bởi, đa số người lao động làm việc không tập trung. Ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ý thức chấp hành pháp luật của chủ sử dụng lao động còn hạn chế. Bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp với số lượng người hạn chế nên không thể bao quát hết đến các doanh nghiệp này.-   Bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến việc làm, trong lúc ở nước ta cơ quan này lại hoạt động chưa có hiệu quả.Xuất phát từ những đặc điểm này nên khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải nhằm vào mục đích chính là bù đắp những rủi ro về thu nhập của người lao động để họ có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp với mức chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị mất việc làm. Như đã nói, bảo hiểm thất nghiệp là một phạm trù kinh tế - xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc. Nó giúp giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp mất việc làm. Nhìn chung, việc xây dựng và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:Bảo hiểm thất nghiệp là “hạt nhân“ của chính sách thị trường lao động, nằm trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Do vậy, bảo hiểm thất nghiệp có tính chất tương trợ, lấy số đông bù số ít. Nếu không đồng thời quán triệt nguyên tắc này thì các khoản trợ cấp sẽ chỉ đơn thuần là một khoản “tiền tiết kiệm trả muộn” và ý nghĩa xã hội của bảo hiểm thất nghiệp sẽ mất đi.Từ những hạn chế của chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc trong các văn bản pháp luật trước đây, cũng như những qui định trong Bộ luật Lao động, việc tham gia vào chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp và xem đây là một nội dung trong hợp đồng lao động. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ khi cần thiết.3.1.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa đóng góp và hưởng thụ.Trong cơ chế thị trường, đối với các hoạt động kinh doanh, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nên khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần có tỷ lệ tương xứng giữa đóng góp với hưởng thụ của người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất sự bù đắp của Nhà nước đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Một trong các vai trò quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp là hỗ trợ cuộc sống cho người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp gây nên. Do đó, việc qui định tỷ lệ hưởng và thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và được cân đối với mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động. Khi xác định mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp một mặt căn cứ vào khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mặt khác còn phải khuyến khích người lao động chủ động tìm kiếm việc làm nhằm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Đây là điểm khác biệt trong việc xác định mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp so với các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội thông thường. Nếu qui định tỷ lệ % hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá thấp, thời gian được hưởng quá ít sẽ làm mất ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. Nếu qui định mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá cao, thời gian hưởng trợ cấp kéo dài sẽ dẫn đến khó cân đối tài chính giữa thu và chi bảo hiểm thất nghiệp, dễ gây tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của bảo hiểm thất nghiệp, chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp mà không tích cực tìm việc làm. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng này, thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cần được qui định hợp lý, phải căn cứ tình hình thực tế của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.3.1.3   Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập.Do quĩ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do một cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương theo chế độ tài chính của Nhà nước. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như: Chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Chi cho các hoạt động tìm việc làm cho người thất nghiệp; Chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại, học nghề cho người thất nghiệp; Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp…Quỹ được hạch toán thành từng mục riêng. Hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quyết toán hàng năm và thông báo định kỳ về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý cấp trên.Mức đóng góp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không là gánh nặng đối với doanh nghiệp và người lao động. Tỷ lệ đóng góp phải tính toán cho phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, nhưng cũng ít ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để doanh nghiệp còn có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Mức đóng góp này thường qui định bằng tỷ lệ % tiền lương của người lao động. Do vậy, các qui định về tiền lương tối thiểu, định mức, đơn giá tiền lương, thang bảng lương khi xây dựng phải đảm bảo tính đến yếu tố này.Do vậy, quĩ bảo hiểm thất nghiệp là một quĩ tài chính độc lập, tự thu, tự chi. Sau khi thành lập, quĩ phải độc lập với ngân sách Nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất nghiệp. Không được sử dụng quĩ này để giải quyết các vấn đề xã hội khác.3.1.4  Nhà nước thống nhất quản lý chế độ bảo hiểm thất nghiệp.Nguyên tắc này được qui định tại Điều 56 của Hiến pháp 1992 “Nhà nước qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động” và Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Lao động “ Nhà nước qui định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác…”. Nhà nước thống nhất quản lý chế độ bảo hiểm thất nghiệp thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ này. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà nước xây dựng chương trình Quốc gia về bảo hiểm thất nghiệp, các qui định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (như thu hẹp hay mở rộng đối tượng bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng và mức hưởng…).Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bảo hiểm thất nghiệp, áp dụng các biện pháp để bảo tồn giá trị quĩ và làm cho quĩ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.Theo: Lê Thị Hoài Thu Link luận án: Tại đây