0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ca0b81197e5-Một-số-biện-pháp-giúp-người-thất-nghiệp-trở-lại-với-thị-trường-lao-động-Việt-Nam.jpg.webp

Một số biện pháp giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động Việt Nam

3.1.4. Một số biện pháp giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động Việt Nam

Bảo hiểm thất nghiệp được triển khai nhằm trợ cấp cho người lao động khi rơi vào tình trạng thất nghiệp, đồng thời giúp họ tham gia vào thị trường lao động. Đây là hai mục tiêu cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp. Có nhiều biện pháp để giúp người thất nghiệp trở lại thị trường lao động. Qua việc tham khảo thực tiễn ở một số nước có thể nêu lên một số biện pháp cơ bản sau:

a) Đào tạo và đào tạo lại nghề cho người thất nghiệp

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp như đã phân tích ở phần đầu, là chất lượng lao động thấp, trình độ tay nghề và cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, nhất là yêu cầu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do cơ cấu dân số nước ta vào loại trẻ nên đến nay số người đang và sẽ tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế ở nước ta là rất lớn (khoảng 42 triệu người). Về chất lượng lao động qua các số liệu thống kê cho thấy: tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta có xu hướng tăng chậm. Năm 2001, lao động được đào tạo chiếm 17,05% tổng lực lượng lao động, năm 2002, tỷ lệ này tăng lên 19,62%, đến năm 2003 đã lên đến 20,99% (có 8.844.000 người). Các số liệu thống kê qua các năm còn cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của người lao động (cả nông thôn và thành thị) trong một vài năm gần đây có xu hướng giảm (xem phụ lục 13).

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trẻ tuổi ở nước ta là khá cao, đây là nhóm lao động tích cực nhất trong thị trường sức lao động. Họ là nguồn nhân lực bổ sung cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, cùng với việc có trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì cần phải có giải pháp tích cực để đưa những lao động trẻ trở lại thị trường lao động.

Như vậy, một trong những giải pháp giúp người thất nghiệp tiếp tục tham gia thị trường lao động là đào tạo nghề hoặc nâng cao tay nghề cho họ. Trong số những người thất nghiệp đa phần là không có tay nghề, hoặc tay nghề thấp, lạc hậu không phù hợp với công nghệ sản xuất mới. Do đó, một trong hướng giải quyết vấn đề này là cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm thất nghiệp để có những thông tin về cung - cầu lao động, phù hợp với cơ cấu trình độ ngành, nghề. Thông qua việc thiết lập quan hệ này, người lao động khi bị thất nghiệp có thể được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề phù hợp để có được việc làm mới. Cơ quan bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, hỗ trợ học phí để người thất nghiệp tự đi học nghề hoặc tổ chức dạy nghề tập trung cho người thất nghiệp. Hiện nay, Tổng cục dạy nghề đang xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, trong đó mục tiêu số một là tạo cơ hội cho người thất nghiệp có được nghề nghiệp mới phù hợp để họ tiếp tục quay trở lại thị trường lao động. Ví như việc hình thành một quĩ đào tạo dự phòng, đây cũng là một phương án đáng suy nghĩ.

b) Môi giới việc làm, tư vấn lao động, tư vấn nghề nghiệp

Đây là một trong các biện pháp giúp người thất nghiệp nhanh chóng hoà nhập với thị trường lao động. Khi đưa ra biện pháp này là nói đến vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm. Hoạt động môi giới và tư vấn được thực hiện thông qua cơ quan giới thiệu việc làm với kinh phí do quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ. Chúng ta có thuận lợi là đã có một hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm được hình thành trong cả nước “Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật” (Khoản 1 Điều 18 BLLĐ). Trung tâm giới thiệu việc làm là cầu nối giữa cung - cầu lao động, giúp người lao động tìm việc làm và người sử dụng lao động tuyển được nhân công thích hợp, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp làm cho xã hội ổn định và phát triển. Mục đích của biện pháp môi giới việc làm, tư vấn lao động, tư vấn nghề nghiệp là giúp người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau để đi tới thiết lập quan hệ lao động, cung cấp các thông tin về thị trường lao động, các biện pháp và dịch vụ đặc biệt mà họ được hưởng…

Tư vấn lao động là một dạng dịch vụ trí tuệ, một hoạt động chất xám tổng hợp cung ứng cho người lao động và người sử dụng lao động những thông tin về hiện trạng và xu hướng phát triển của thị trường lao động, các vấn đề liên quan đến việc lưạ chọn công việc, đào tạo nâng cao kỹ năng, hoặc đào tạo nghề khác hay khuyến khích tiếp nhận một việc làm. Biện pháp này giúp cho người thất nghiệp dễ dàng khi đưa ra quyết định tìm việc làm mới hay thay đổi nghề.

Môi giới việc làm là khâu trung gian giữa người tìm việc và người thuê nhân công, người cần học nghề, người đào tạo dạy nghề. Thông qua mắt xích trung gian này “cung - cầu lao động” được chắp nối, nhu cầu của khách hàng về nghề nghiệp được thoả mãn. Trong đó, phải chú ý đến sự tương quan đặc biệt giữa chỗ việc làm còn trống với kỹ năng tương ứng của người thất nghiệp.

Tư vấn nghề nghiệp, giúp cho người thất nghiệp hiểu rõ về những yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn nghề. Muốn thực hiện được nghiệp vụ trên, cơ quan tư vấn nghề nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của người thất nghiệp, nắm bắt được những thông tin về thị trường lao động, xu hướng phát triển của các ngành nghề, các lĩnh vực, các khu vực, các thành phần kinh tế…để đưa ra những ý kiến nhằm tạo điều kiện cho người thất nghiệp có thể lựa chọn nghề một cách tối ưu.

c)   Hỗ trợ người thất nghiệp tự tạo việc làm

Mục đích của biện pháp này là nhằm tạo ra việc làm cho những người thất nghiệp rất khó được giới thiệu việc làm, đặc biệt là những người bị thất nghiệp trong thời gian dài, những người lao động trên 50 tuổi, những người thất nghiệp trẻ tuổi mà không có nghề và những người tàn tật.

Người thất nghiệp đã đăng ký thất nghiệp ở cơ quan lao động địa phương, nhưng không muốn trở lại tham gia vào thị trường lao động mà có ý định tự tạo một công việc độc lập, thì có thể được hỗ trợ kinh phí để tự hành nghề bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo khả năng của nguồn quĩ (như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp một phần tư liệu, trang bị kỹ thuật ban đầu, kiến thức khởi sự doanh nghiệp…).

d) Biện pháp tổ chức việc làm tạm thời cho người thất nghiệp

Là việc thông qua các cơ sở sản xuất để bố trí việc làm tạm thời cho người thất nghiệp để chờ một việc làm mới, thích hợp với tay nghề và khả năng của họ. Việc làm tạm thời phải đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người lao động trước khi thất nghiệp. Nếu người thất nghiệp tự nguyện ở lại làm việc lâu dài cho đơn vị thì coi như người thất nghiệp đã có việc làm phù hợp.

Triển khai các hoạt động ngăn chặn thất nghiệp như: đề xuất chỗ làm việc thêm trong các doanh nghiệp, giảm giờ làm, đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo lại, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và kỹ thuật lao động…Như vậy, có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp bao gồm hệ thống các biện pháp của thị trường lao động và phải thực hiện đồng bộ các biện pháp này thì mới có hiệu quả thiết thực.

Biện pháp cuối cùng là: có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thu hút nhiều người lao động thất nghiệp vào làm việc. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ được tính theo số lượng người thất nghiệp do doanh nghiệp nhận vào làm việc. Áp dụng biện pháp này, doanh nghiệp có thể được ưu tiên vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Ngày nay, các nước phát triển không coi bảo hiểm thất nghiệp chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà còn là một chính sách của thị trường lao động tích cực; không chỉ đơn thuần là việc chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn thực hiện các chức năng chủ yếu là thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ngăn chặn thất nghiệp, bảo vệ việc làm, tìm kiếm việc làm cho người thất nghiệp. Các hoạt động này gắn liền với thị trường lao động với các hoạt động tạo việc làm. Vì vậy, nhiều nước đã ban hành Luật Bảo hiểm việc làm hay Luật Việc làm thay thế cho Luật Bảo hiểm thất nghiệp, như Cộng hoà liên bang Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Như vậy, việc đặt bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và cơ quan nào thực hiện là hợp lý phải tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Thông thường, ở các nước công nghiệp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đông, thị trường lao động phát triển thì họ có Luật Bảo hiểm thất nghiệp riêng và có bộ máy riêng để thực hiện, phần lớn nằm ở cơ quan lao động. Đối với những nước đang phát triển, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ít, chế độ bảo hiểm thất nghiệp chưa hoàn thiện thì trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp đặt trong luật bảo hiểm xã hội, ví dụ như ở Thái Lan. Còn ở Việt Nam, do thị trường lao động chưa phát triển, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp không nhiều, chưa có điều kiện để thực hiện đồng bộ các biện pháp của thị trường lao động tích cực, nên trong thời gian đầu, bảo hiểm thất nghiệp đặt trong Luật bảo hiểm xã hội thiết nghĩ là phù hợp.

 Theo: Lê Thị Hoài Thu 

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
359 ngày trước
Một số biện pháp giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động Việt Nam
3.1.4. Một số biện pháp giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động Việt NamBảo hiểm thất nghiệp được triển khai nhằm trợ cấp cho người lao động khi rơi vào tình trạng thất nghiệp, đồng thời giúp họ tham gia vào thị trường lao động. Đây là hai mục tiêu cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp. Có nhiều biện pháp để giúp người thất nghiệp trở lại thị trường lao động. Qua việc tham khảo thực tiễn ở một số nước có thể nêu lên một số biện pháp cơ bản sau:a) Đào tạo và đào tạo lại nghề cho người thất nghiệpMột trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp như đã phân tích ở phần đầu, là chất lượng lao động thấp, trình độ tay nghề và cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, nhất là yêu cầu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do cơ cấu dân số nước ta vào loại trẻ nên đến nay số người đang và sẽ tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế ở nước ta là rất lớn (khoảng 42 triệu người). Về chất lượng lao động qua các số liệu thống kê cho thấy: tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta có xu hướng tăng chậm. Năm 2001, lao động được đào tạo chiếm 17,05% tổng lực lượng lao động, năm 2002, tỷ lệ này tăng lên 19,62%, đến năm 2003 đã lên đến 20,99% (có 8.844.000 người). Các số liệu thống kê qua các năm còn cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của người lao động (cả nông thôn và thành thị) trong một vài năm gần đây có xu hướng giảm (xem phụ lục 13).Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trẻ tuổi ở nước ta là khá cao, đây là nhóm lao động tích cực nhất trong thị trường sức lao động. Họ là nguồn nhân lực bổ sung cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, cùng với việc có trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì cần phải có giải pháp tích cực để đưa những lao động trẻ trở lại thị trường lao động.Như vậy, một trong những giải pháp giúp người thất nghiệp tiếp tục tham gia thị trường lao động là đào tạo nghề hoặc nâng cao tay nghề cho họ. Trong số những người thất nghiệp đa phần là không có tay nghề, hoặc tay nghề thấp, lạc hậu không phù hợp với công nghệ sản xuất mới. Do đó, một trong hướng giải quyết vấn đề này là cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm thất nghiệp để có những thông tin về cung - cầu lao động, phù hợp với cơ cấu trình độ ngành, nghề. Thông qua việc thiết lập quan hệ này, người lao động khi bị thất nghiệp có thể được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề phù hợp để có được việc làm mới. Cơ quan bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, hỗ trợ học phí để người thất nghiệp tự đi học nghề hoặc tổ chức dạy nghề tập trung cho người thất nghiệp. Hiện nay, Tổng cục dạy nghề đang xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, trong đó mục tiêu số một là tạo cơ hội cho người thất nghiệp có được nghề nghiệp mới phù hợp để họ tiếp tục quay trở lại thị trường lao động. Ví như việc hình thành một quĩ đào tạo dự phòng, đây cũng là một phương án đáng suy nghĩ.b) Môi giới việc làm, tư vấn lao động, tư vấn nghề nghiệpĐây là một trong các biện pháp giúp người thất nghiệp nhanh chóng hoà nhập với thị trường lao động. Khi đưa ra biện pháp này là nói đến vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm. Hoạt động môi giới và tư vấn được thực hiện thông qua cơ quan giới thiệu việc làm với kinh phí do quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ. Chúng ta có thuận lợi là đã có một hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm được hình thành trong cả nước “Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật” (Khoản 1 Điều 18 BLLĐ). Trung tâm giới thiệu việc làm là cầu nối giữa cung - cầu lao động, giúp người lao động tìm việc làm và người sử dụng lao động tuyển được nhân công thích hợp, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp làm cho xã hội ổn định và phát triển. Mục đích của biện pháp môi giới việc làm, tư vấn lao động, tư vấn nghề nghiệp là giúp người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau để đi tới thiết lập quan hệ lao động, cung cấp các thông tin về thị trường lao động, các biện pháp và dịch vụ đặc biệt mà họ được hưởng…Tư vấn lao động là một dạng dịch vụ trí tuệ, một hoạt động chất xám tổng hợp cung ứng cho người lao động và người sử dụng lao động những thông tin về hiện trạng và xu hướng phát triển của thị trường lao động, các vấn đề liên quan đến việc lưạ chọn công việc, đào tạo nâng cao kỹ năng, hoặc đào tạo nghề khác hay khuyến khích tiếp nhận một việc làm. Biện pháp này giúp cho người thất nghiệp dễ dàng khi đưa ra quyết định tìm việc làm mới hay thay đổi nghề.Môi giới việc làm là khâu trung gian giữa người tìm việc và người thuê nhân công, người cần học nghề, người đào tạo dạy nghề. Thông qua mắt xích trung gian này “cung - cầu lao động” được chắp nối, nhu cầu của khách hàng về nghề nghiệp được thoả mãn. Trong đó, phải chú ý đến sự tương quan đặc biệt giữa chỗ việc làm còn trống với kỹ năng tương ứng của người thất nghiệp.Tư vấn nghề nghiệp, giúp cho người thất nghiệp hiểu rõ về những yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn nghề. Muốn thực hiện được nghiệp vụ trên, cơ quan tư vấn nghề nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của người thất nghiệp, nắm bắt được những thông tin về thị trường lao động, xu hướng phát triển của các ngành nghề, các lĩnh vực, các khu vực, các thành phần kinh tế…để đưa ra những ý kiến nhằm tạo điều kiện cho người thất nghiệp có thể lựa chọn nghề một cách tối ưu.c)   Hỗ trợ người thất nghiệp tự tạo việc làmMục đích của biện pháp này là nhằm tạo ra việc làm cho những người thất nghiệp rất khó được giới thiệu việc làm, đặc biệt là những người bị thất nghiệp trong thời gian dài, những người lao động trên 50 tuổi, những người thất nghiệp trẻ tuổi mà không có nghề và những người tàn tật.Người thất nghiệp đã đăng ký thất nghiệp ở cơ quan lao động địa phương, nhưng không muốn trở lại tham gia vào thị trường lao động mà có ý định tự tạo một công việc độc lập, thì có thể được hỗ trợ kinh phí để tự hành nghề bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo khả năng của nguồn quĩ (như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp một phần tư liệu, trang bị kỹ thuật ban đầu, kiến thức khởi sự doanh nghiệp…).d) Biện pháp tổ chức việc làm tạm thời cho người thất nghiệpLà việc thông qua các cơ sở sản xuất để bố trí việc làm tạm thời cho người thất nghiệp để chờ một việc làm mới, thích hợp với tay nghề và khả năng của họ. Việc làm tạm thời phải đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người lao động trước khi thất nghiệp. Nếu người thất nghiệp tự nguyện ở lại làm việc lâu dài cho đơn vị thì coi như người thất nghiệp đã có việc làm phù hợp.Triển khai các hoạt động ngăn chặn thất nghiệp như: đề xuất chỗ làm việc thêm trong các doanh nghiệp, giảm giờ làm, đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo lại, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và kỹ thuật lao động…Như vậy, có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp bao gồm hệ thống các biện pháp của thị trường lao động và phải thực hiện đồng bộ các biện pháp này thì mới có hiệu quả thiết thực.Biện pháp cuối cùng là: có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thu hút nhiều người lao động thất nghiệp vào làm việc. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ được tính theo số lượng người thất nghiệp do doanh nghiệp nhận vào làm việc. Áp dụng biện pháp này, doanh nghiệp có thể được ưu tiên vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.Ngày nay, các nước phát triển không coi bảo hiểm thất nghiệp chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà còn là một chính sách của thị trường lao động tích cực; không chỉ đơn thuần là việc chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn thực hiện các chức năng chủ yếu là thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ngăn chặn thất nghiệp, bảo vệ việc làm, tìm kiếm việc làm cho người thất nghiệp. Các hoạt động này gắn liền với thị trường lao động với các hoạt động tạo việc làm. Vì vậy, nhiều nước đã ban hành Luật Bảo hiểm việc làm hay Luật Việc làm thay thế cho Luật Bảo hiểm thất nghiệp, như Cộng hoà liên bang Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Như vậy, việc đặt bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và cơ quan nào thực hiện là hợp lý phải tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Thông thường, ở các nước công nghiệp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đông, thị trường lao động phát triển thì họ có Luật Bảo hiểm thất nghiệp riêng và có bộ máy riêng để thực hiện, phần lớn nằm ở cơ quan lao động. Đối với những nước đang phát triển, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ít, chế độ bảo hiểm thất nghiệp chưa hoàn thiện thì trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp đặt trong luật bảo hiểm xã hội, ví dụ như ở Thái Lan. Còn ở Việt Nam, do thị trường lao động chưa phát triển, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp không nhiều, chưa có điều kiện để thực hiện đồng bộ các biện pháp của thị trường lao động tích cực, nên trong thời gian đầu, bảo hiểm thất nghiệp đặt trong Luật bảo hiểm xã hội thiết nghĩ là phù hợp. Theo: Lê Thị Hoài Thu Link luận án: Tại đây