0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ca19899544d-Khái-niệm,-vị-trí,-chức-năng,-nhiệm-vụ-của-Cơ-quan-Cảnh-sát-điều-tra.jpg.webp

Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

1.1.  Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

1.1.1.  Khái niệm, vị trí pháp lý tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra

1.1.1.1.   Khái niệm Cơ quan Cảnh sát điều tra

Quá trình giải quyết vụ án hình sự ở nước ta được chia thành các giai đoạn: Giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án. Trong đó, giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự được giao cho Cơ quan điều tra.

Để xác định những nội dung liên quan đến Cơ quan CSĐT thì cần làm rõ một số vấn đề sau:

Một là, Khoản 1 Điều 33 Bộ luật TTHS quy định: Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

Theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS thì CQĐT gồm có: Cơ quan điều tra trong CAND, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, CQĐT ở VKSND tối cao. Đối với Cơ quan điều tra trong CAND gồm có: Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan CSĐT.

Như vậy, về địa vị pháp lý thì Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng được quy định trong Luật TTHS.

Hai là, Điều 1 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS quy định, trong CAND có các CQĐT sau:

-   Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT CA tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh); Cơ quan CSĐT CA huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan CSĐT CA cấp huyện);

-   Cơ quan An ninh điều tra BCA; Cơ quan An ninh điều tra CA tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra CA cấp tỉnh).

Như vậy, về vị trí thì Cơ quan CSĐT là một trong những CQĐT trong CAND và trong tổ chức của Cơ quan CSĐT gồm có: Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện.

Ba là, theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 2004 quy định: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Như vậy, cũng như các CQĐT khác, Cơ quan CSĐT được pháp luật TTHS xác định vị trí pháp lý là Cơ quan tiến hành tố tụng, là cơ quan đầu tiên tiếp cận thông tin về tội phạm. Do đó Cơ quan CSĐT có nhiệm vụ thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và những vấn đề cần phải chứng minh khác trong một vụ án hình sự.

Bốn là, pháp luật TTHS (Luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành như pháp lệnh tổ chức ĐTHS, Thông tư 28/2014/TT-BCA…) quy định rõ về thẩm quyền điều tra theo từng cấp tổ chức của Cơ quan CSĐT. Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an các cấp huyện tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND); Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra (nội dung về thẩm quyền sẽ được phân tích rõ hơn trong Chương 2).

Trên cơ sở phân tích như trên có thể hiểu: Cơ quan Cảnh sát điều tra là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng được tổ chức trong hệ thống Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, được tổ chức từ cấp Bộ đến cấp huyện, có trách nhiệm điều tra tất cả những tội phạm theo thẩm quyền, được áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố trước pháp luật.

1.1.1.2.   Vị trí pháp lý của Cơ quan CSĐT

Vị trí pháp lý tố tụng của Cơ quan CSĐT là địa vị pháp lý của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các Cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo Điều 33 Bộ luật TTHS thì CQĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 1 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS cụ thể hóa Điều 33 Bộ luật TTHS đã chỉ ra:

Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

Trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:

+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Như vậy, theo quy định như trên thì Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan nằm trong hệ thống các CQĐT. Xét theo khía cạnh bộ máy nhà nước thì Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan thuộc lực lượng vũ trang, là lực lượng có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác “đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ…”.

Vị trí đặc biệt quan trọng của lực lượng CAND nói riêng (trong đó có Cơ quan CSĐT) và lực lượng vũ trang nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và CA. Làm công tác chính quyền ở CA hay ở quân đội, đều là đầy tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ” [23,tr.12]. Trong lần khác Người nói: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là CA, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc,…còn CA thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc. Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại… vì vậy, công việc CA phải thường xuyên, không có từng đợt, từng lúc” [23,tr.16]. Những khẳng định như trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy vị trí của CAND nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng là hết sức quan trọng và nhiệm vụ cũng rất nặng nề vì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là thường xuyên liên tục, phức tạp, khó lường.

Xét ở khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thì Cơ quan CSĐT cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Cho dù, Cơ quan CSĐT không có quyền quyết định một người có phải là tội phạm hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra Quyết định đề nghị truy tố hoặc Quyết định truy tố bị can trước TA, cũng như Quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì cần thiết phải tiến hành hoạt động của điều tra của Cơ quan CSĐT. Chính vì vậy, có thể khẳng định, điều tra tội phạm là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS và có thể nói, những kết quả đạt được cũng như những sai lầm tố tụng nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội…, thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra.

Có thể khẳng định rằng, hoạt động điều tra theo thẩm quyền của Cơ quan CSĐT là hoạt động không thể thiếu trong TTHS. Tòa án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó CQĐT nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng phải thu thập được những chứng cứ cần thiết xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng cũng như những chứng cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Hay nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải chứng minh được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật TTHS bằng những chứng cứ, mà những chứng cứ đó phải được thu thập bởi các cơ quan có thẩm quyền, trong đó Cơ quan CSĐT giữ vị trí rất quan trọng.

1.1.2.   Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự

1.1.2.1.   Chức năng của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Chức năng của Cơ quan CSĐT có thể hiểu là nhiệm vụ chung nhất, bao quát nhất, đặc trưng nhất mà Cơ quan CSĐT phải thực hiện. Như vậy, xác định chính xác chức năng của Cơ quan CSĐT có ý nghĩa rất quan trọng ở các phương diện lý luận và thực tiễn. Bởi vì, dựa trên cơ sở chức năng của Cơ quan CSĐT có thể xác định những nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan CSĐT, quyền hạn và những vấn đề khác về tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT, nhất là công tác đào tạo Điều tra viên.

Vấn đề đặt ra là việc xác định chức năng của Cơ quan CSĐT dựa trên cơ sở nào. Bởi vì, dựa trên cơ sở đúng mới đảm bảo xác định chính xác chức năng của Cơ quan CSĐT. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, xác định chức năng của Cơ quan CSĐTcần dựa trên những cơ sở sau đây:

-  Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra trong quá trình tố tụng hình sự;

Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra trong quá trình TTHS là xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án; lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can và xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.

-  Vị trí của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng;

Như đã phân tích trong tiểu mục 1.1.1 thì Cơ quan CSĐT có vị trí quan trọng trong hoạt động TTHS, là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng.

-  Tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan CSĐT ở nước ta hiện nay.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan CSĐT được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Do đó, việc nghiên cứu nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để xác định chức năng của cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Dựa trên 3 cơ sở nêu trên có thể khẳng định, chức năng của Cơ quan CSĐT là chức năng điều tra, hay nói theo cách khác, Cơ quan CSĐT thực hiện chức năng điều tra khám phá tội phạm. Bởi vì, hoạt động của Cơ quan CSĐT trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể chính là quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh làm rõ sự thật vụ án.

Xác định chức năng của Cơ quan CSĐT như trên là hợp lý, hoàn toàn phù hợp với các chức năng của quá trình TTHS và vị trí của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt, chú ý áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, phù hợp với pháp luật để điều tra khám phá tội phạm là nhiệm vụ chung, đặc trưng, phản ánh bản chất của Cơ quan CSĐT. Đây cũng chính là cơ sở để phân biệt Cơ quan CSĐT với các cơ quan khác, nhất là các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Dựa trên cơ sở chức năng và nhiệm vu chung của Cơ quan CSĐT có thể nhận thấy, khác với Cơ quan CSĐT theo pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 1989 (hoạt động điều tra trinh sát tách riêng với hoạt động điều tra tố tụng), Cơ quan CSĐT theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS hiện nay có cả chức năng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (hoạt động điều tra trinh sát gắn liền với hoạt động điều tra tố tụng). Điều này có nghĩa là, trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Cơ quan CSĐT phải thực hiện các biện pháp theo luật định để phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm một cách hiệu quả.

Tóm lại, Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện giai đoạn điều tra là giai đoạn đầu của quá trình TTHS. Xác định chính xác vị trí của Cơ quan CSĐT như vậy là cơ sở để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

1.1.2.2.   Nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Nhiệm vụ của Cơ quan CSĐT là những công việc đặt ra theo quy định của pháp luật mà Cơ quan CSĐT được phép làm hoặc phải thực hiện. Cụ thể là: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa [67, Điều 3].

Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan điều tra. Chính vì vậy, những nhiệm vụ của CQĐT nói chung cũng chính là nhiệm vụ của Cơ quan CSĐT. Theo đó, có thể xác định Cơ quan CSĐT có ba nhiệm vụ chính sau:

Một là, tiến hành điều tra các tội phạm theo thẩm quyền được giao, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội.

Khi Cơ quan CSĐT trực tiếp phát hiện tội phạm, cũng như sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội về tội phạm xảy ra thì Cơ quan CSĐT phải có nhiệm vụ khởi tố vụ án và tiến hành điều tra nếu có đủ cơ sở và căn cứ. Hơn nữa, nếu có đủ cơ sở và căn cứ pháp luật thì Cơ quan CSĐT phải nhanh chóng tiến hành khởi tố, điều tra vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật TTHS. Nói cách khác, nhanh chóng điều tra tất cả những tội phạm xảy ra là nhiệm vụ pháp lý đòi hỏi Cơ quan CSĐT phải thực hiện trong mọi trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh.

Theo: Vũ Duy Công

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
359 ngày trước
Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra
1.1.  Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra1.1.1.  Khái niệm, vị trí pháp lý tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra1.1.1.1.   Khái niệm Cơ quan Cảnh sát điều traQuá trình giải quyết vụ án hình sự ở nước ta được chia thành các giai đoạn: Giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án. Trong đó, giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự được giao cho Cơ quan điều tra.Để xác định những nội dung liên quan đến Cơ quan CSĐT thì cần làm rõ một số vấn đề sau:Một là, Khoản 1 Điều 33 Bộ luật TTHS quy định: Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.Theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS thì CQĐT gồm có: Cơ quan điều tra trong CAND, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, CQĐT ở VKSND tối cao. Đối với Cơ quan điều tra trong CAND gồm có: Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan CSĐT.Như vậy, về địa vị pháp lý thì Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng được quy định trong Luật TTHS.Hai là, Điều 1 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS quy định, trong CAND có các CQĐT sau:-   Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT CA tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh); Cơ quan CSĐT CA huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan CSĐT CA cấp huyện);-   Cơ quan An ninh điều tra BCA; Cơ quan An ninh điều tra CA tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra CA cấp tỉnh).Như vậy, về vị trí thì Cơ quan CSĐT là một trong những CQĐT trong CAND và trong tổ chức của Cơ quan CSĐT gồm có: Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện.Ba là, theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 2004 quy định: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Như vậy, cũng như các CQĐT khác, Cơ quan CSĐT được pháp luật TTHS xác định vị trí pháp lý là Cơ quan tiến hành tố tụng, là cơ quan đầu tiên tiếp cận thông tin về tội phạm. Do đó Cơ quan CSĐT có nhiệm vụ thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và những vấn đề cần phải chứng minh khác trong một vụ án hình sự.Bốn là, pháp luật TTHS (Luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành như pháp lệnh tổ chức ĐTHS, Thông tư 28/2014/TT-BCA…) quy định rõ về thẩm quyền điều tra theo từng cấp tổ chức của Cơ quan CSĐT. Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an các cấp huyện tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND); Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra (nội dung về thẩm quyền sẽ được phân tích rõ hơn trong Chương 2).Trên cơ sở phân tích như trên có thể hiểu: Cơ quan Cảnh sát điều tra là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng được tổ chức trong hệ thống Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, được tổ chức từ cấp Bộ đến cấp huyện, có trách nhiệm điều tra tất cả những tội phạm theo thẩm quyền, được áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố trước pháp luật.1.1.1.2.   Vị trí pháp lý của Cơ quan CSĐTVị trí pháp lý tố tụng của Cơ quan CSĐT là địa vị pháp lý của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các Cơ quan tiến hành tố tụng.Theo Điều 33 Bộ luật TTHS thì CQĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 1 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS cụ thể hóa Điều 33 Bộ luật TTHS đã chỉ ra:Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.Trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.Như vậy, theo quy định như trên thì Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan nằm trong hệ thống các CQĐT. Xét theo khía cạnh bộ máy nhà nước thì Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan thuộc lực lượng vũ trang, là lực lượng có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác “đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ…”.Vị trí đặc biệt quan trọng của lực lượng CAND nói riêng (trong đó có Cơ quan CSĐT) và lực lượng vũ trang nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và CA. Làm công tác chính quyền ở CA hay ở quân đội, đều là đầy tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ” [23,tr.12]. Trong lần khác Người nói: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là CA, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc,…còn CA thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc. Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại… vì vậy, công việc CA phải thường xuyên, không có từng đợt, từng lúc” [23,tr.16]. Những khẳng định như trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy vị trí của CAND nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng là hết sức quan trọng và nhiệm vụ cũng rất nặng nề vì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là thường xuyên liên tục, phức tạp, khó lường.Xét ở khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thì Cơ quan CSĐT cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Cho dù, Cơ quan CSĐT không có quyền quyết định một người có phải là tội phạm hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra Quyết định đề nghị truy tố hoặc Quyết định truy tố bị can trước TA, cũng như Quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì cần thiết phải tiến hành hoạt động của điều tra của Cơ quan CSĐT. Chính vì vậy, có thể khẳng định, điều tra tội phạm là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS và có thể nói, những kết quả đạt được cũng như những sai lầm tố tụng nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội…, thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra.Có thể khẳng định rằng, hoạt động điều tra theo thẩm quyền của Cơ quan CSĐT là hoạt động không thể thiếu trong TTHS. Tòa án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó CQĐT nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng phải thu thập được những chứng cứ cần thiết xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng cũng như những chứng cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Hay nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải chứng minh được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật TTHS bằng những chứng cứ, mà những chứng cứ đó phải được thu thập bởi các cơ quan có thẩm quyền, trong đó Cơ quan CSĐT giữ vị trí rất quan trọng.1.1.2.   Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự1.1.2.1.   Chức năng của Cơ quan Cảnh sát điều traChức năng của Cơ quan CSĐT có thể hiểu là nhiệm vụ chung nhất, bao quát nhất, đặc trưng nhất mà Cơ quan CSĐT phải thực hiện. Như vậy, xác định chính xác chức năng của Cơ quan CSĐT có ý nghĩa rất quan trọng ở các phương diện lý luận và thực tiễn. Bởi vì, dựa trên cơ sở chức năng của Cơ quan CSĐT có thể xác định những nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan CSĐT, quyền hạn và những vấn đề khác về tổ chức và hoạt động của Cơ quan CSĐT, nhất là công tác đào tạo Điều tra viên.Vấn đề đặt ra là việc xác định chức năng của Cơ quan CSĐT dựa trên cơ sở nào. Bởi vì, dựa trên cơ sở đúng mới đảm bảo xác định chính xác chức năng của Cơ quan CSĐT. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, xác định chức năng của Cơ quan CSĐTcần dựa trên những cơ sở sau đây:-  Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra trong quá trình tố tụng hình sự;Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra trong quá trình TTHS là xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án; lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can và xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.-  Vị trí của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng;Như đã phân tích trong tiểu mục 1.1.1 thì Cơ quan CSĐT có vị trí quan trọng trong hoạt động TTHS, là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng.-  Tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan CSĐT ở nước ta hiện nay.Tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan CSĐT được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Do đó, việc nghiên cứu nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để xác định chức năng của cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra.Dựa trên 3 cơ sở nêu trên có thể khẳng định, chức năng của Cơ quan CSĐT là chức năng điều tra, hay nói theo cách khác, Cơ quan CSĐT thực hiện chức năng điều tra khám phá tội phạm. Bởi vì, hoạt động của Cơ quan CSĐT trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể chính là quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh làm rõ sự thật vụ án.Xác định chức năng của Cơ quan CSĐT như trên là hợp lý, hoàn toàn phù hợp với các chức năng của quá trình TTHS và vị trí của Cơ quan CSĐT trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt, chú ý áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, phù hợp với pháp luật để điều tra khám phá tội phạm là nhiệm vụ chung, đặc trưng, phản ánh bản chất của Cơ quan CSĐT. Đây cũng chính là cơ sở để phân biệt Cơ quan CSĐT với các cơ quan khác, nhất là các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Dựa trên cơ sở chức năng và nhiệm vu chung của Cơ quan CSĐT có thể nhận thấy, khác với Cơ quan CSĐT theo pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 1989 (hoạt động điều tra trinh sát tách riêng với hoạt động điều tra tố tụng), Cơ quan CSĐT theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS hiện nay có cả chức năng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (hoạt động điều tra trinh sát gắn liền với hoạt động điều tra tố tụng). Điều này có nghĩa là, trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Cơ quan CSĐT phải thực hiện các biện pháp theo luật định để phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm một cách hiệu quả.Tóm lại, Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện giai đoạn điều tra là giai đoạn đầu của quá trình TTHS. Xác định chính xác vị trí của Cơ quan CSĐT như vậy là cơ sở để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra.1.1.2.2.   Nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều traNhiệm vụ của Cơ quan CSĐT là những công việc đặt ra theo quy định của pháp luật mà Cơ quan CSĐT được phép làm hoặc phải thực hiện. Cụ thể là: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa [67, Điều 3].Cơ quan CSĐT là một trong những Cơ quan điều tra. Chính vì vậy, những nhiệm vụ của CQĐT nói chung cũng chính là nhiệm vụ của Cơ quan CSĐT. Theo đó, có thể xác định Cơ quan CSĐT có ba nhiệm vụ chính sau:Một là, tiến hành điều tra các tội phạm theo thẩm quyền được giao, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội.Khi Cơ quan CSĐT trực tiếp phát hiện tội phạm, cũng như sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội về tội phạm xảy ra thì Cơ quan CSĐT phải có nhiệm vụ khởi tố vụ án và tiến hành điều tra nếu có đủ cơ sở và căn cứ. Hơn nữa, nếu có đủ cơ sở và căn cứ pháp luật thì Cơ quan CSĐT phải nhanh chóng tiến hành khởi tố, điều tra vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật TTHS. Nói cách khác, nhanh chóng điều tra tất cả những tội phạm xảy ra là nhiệm vụ pháp lý đòi hỏi Cơ quan CSĐT phải thực hiện trong mọi trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh.Theo: Vũ Duy CôngLink luận án:  Tại đây