0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ca1be11ebbb-_Nguyên-tắc-hoạt-động-của-Cơ-quan-Cảnh-sát-điều-tra.jpg.webp

Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra

1.2.   Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan CSĐT là những định hướng cơ bản mà trong hoạt động của mình Cơ quan CSĐT phải tuân thủ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động của Cơ quan CSĐT cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Một là, mọi hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT phải tuân theo quy định của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ chính là điều tra, làm rõ tội phạm. Hoạt động của Cơ quan CSĐT có liên quan nhiều đến những quyền và lợi ích cơ bản của công dân như: quyền được sống, quyền được bảo đảm về sở hữu tài sản hợp pháp, quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…Do đó, hoạt động của Cơ quan CSĐT cần thiết phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS nhằm tránh việc lạm quyền hoặc thiếu thận trọng trong quá trình điều tra, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Nguyên tắc này đòi hỏi Cơ quan CSĐT khi thực hiện nhiệm vụ điều tra phải tuân thủ những nguyên tắc chung và những quy định cụ thể của của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS. Những nguyên tắc trong Bộ luật TTHS mà hoạt động điều tra phải tuân thủ gồm: nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa cho bị can; nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án; nguyên tắc đảm bảo sự tham gia phối hợp với các cơ quan của Nhà nước, với các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình điều tra; nguyên tắc khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội; nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của ĐTV trong điều tra vụ án hình sự v.v…

Ngoài ra, để hoạt động điều tra được đúng đắn thì Cơ quan CSĐT còn phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy định cụ thể trong Bộ luật TTHS về khởi tố, về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp điều tra khác…Việc tuân thủ những nguyên tắc và các quy định này sẽ đảm bảo cho quá trình điều tra tuân theo pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống Xã hội chủ nghĩa.

Hai là, hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Đây là nguyên tắc rất quan trọng xuất phát từ bản chất và vị trí của hoạt động điều tra trong TTHS. Do điều tra là hoạt động tố tụng ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng với nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục lại vụ án, thu thập chứng cứ chứng minh có hay không có tội phạm xảy ra, một người có phải là người phạm tội, mà nếu hoạt động điều tra không khách quan, toàn diện, đầy đủ thì có thể dẫn đến phiến diện một chiều. Hậu quả của điều này có thể dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án như việc làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.

Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở việc thu thập chứng cứ chứng minh những tình tiết của vụ án phải xuất phát từ thực tế mà không bị ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng hoặc Cơ quan tiến hành tố tụng, không được suy diễn, tưởng tượng, bịa đặt. Để quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi, khi thu thập chứng cứ Cơ quan CSĐT phải thu thập cả những chứng cứ kết tội, cũng như những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can trong vụ án. Chỉ như vậy, mới có thể tránh được những sai lầm trong hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Ba là, Cơ quan CSĐT cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan CSĐT cấp trên.

Do hệ thống Cơ quan CSĐT được tổ chức nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó có Cơ quan CSĐT cấp trên và Cơ quan CSĐT cấp dưới. Xuất phát từ tính chất phức tạp của vụ án hình sự, có vụ án hình sự liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, hoặc có những vụ án hình sự mà Cơ quan CSĐT cấp dưới không có đủ điều kiện, khả năng tiến hành hoạt động điều tra vì các lý do khác nhau đòi hỏi Cơ quan CSĐT cấp trên phải tự mình tiến hành điều tra, hoặc phối hợp với Cơ quan CSĐT cấp dưới cùng tiến hành điều tra. Mặt khác, các CQĐT của lực lượng CSND, lực lượng An ninh nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân, trừ CQĐT của VKS, đều nằm trong hệ thống các lực lượng vũ trang của Nhà nước. Đặc tính mệnh lệnh, chấp hành trong mối quan hệ cấp trên và cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ. Vì vậy, Cơ quan CSĐT cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của Cơ quan CSĐT cấp trên là điều tất yếu khách quan.

Sự chỉ đạo của Cơ quan CSĐT cấp trên đối với Cơ quan CSĐT cấp dưới được thể hiện ở chỗ: Cơ quan CSĐT cấp trên hướng dẫn hoạt động điều tra, đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu thay đổi ĐTV, yêu cầu Cơ quan CSĐT cấp dưới báo cáo về quá trình điều tra và kết quả điều tra vụ án v.v… Sự tuân thủ mệnh lệnh của Cơ quan CSĐT cấp trên đảm bảo cho Cơ quan CSĐT cấp dưới hoàn thành được nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.

Mặt khác, Cơ quan CSĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải phối hợp với nhau trong điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra vụ án, giữa các Cơ quan CSĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thường phát sinh mối quan hệ phân công, phối hợp, hiệp đồng, đảm bảo việc điều tra nhanh chóng, có hiệu quả. Mối quan hệ xuất phát từ yêu cầu thực tế đấu tranh chống tội phạm nói chung và giải quyết vụ án hình sự nói riêng; quan hệ giữa các Cơ quan CSĐT với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quan hệ phân công và phối hợp nhằm phát hiện kịp thời tội phạm và người phạm tội. Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan CSĐT phải được các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện; các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho VKS và thông báo cho Cơ quan CSĐT cùng cấp biết; đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa rõ thẩm quyền điều tra thì Cơ quan CSĐT nào phát hiện trước phải tiến hành ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật TTHS; khi đã xác định thẩm quyền thì phải chuyển ngay cho Cơ quan CSĐT có thẩm quyền; các đơn vị Cảnh sát, An ninh có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, của ĐTV và Thủ trưởng của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi cần thiết, Cơ quan CSĐT có thể uỷ thác cho CQĐT khác thực hiện một số hoạt động điều tra. CQĐT được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc được uỷ thác. Trong trường hợp CQĐT được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ việc uỷ thác thì phải báo ngay bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Cơ quan CSĐT đã uỷ thác biết. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các CQĐT trong lực lượng CSND với CQĐT của lực lượng ANND hoặc giữa CQĐT với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong CAND thì do Thủ trưởng cơ quan CA giải quyết và quyết định.

Theo: Vũ Duy Công

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
359 ngày trước
Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra
1.2.   Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều traNguyên tắc hoạt động của Cơ quan CSĐT là những định hướng cơ bản mà trong hoạt động của mình Cơ quan CSĐT phải tuân thủ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động của Cơ quan CSĐT cần tuân thủ các nguyên tắc sau:Một là, mọi hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT phải tuân theo quy định của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ chính là điều tra, làm rõ tội phạm. Hoạt động của Cơ quan CSĐT có liên quan nhiều đến những quyền và lợi ích cơ bản của công dân như: quyền được sống, quyền được bảo đảm về sở hữu tài sản hợp pháp, quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…Do đó, hoạt động của Cơ quan CSĐT cần thiết phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS nhằm tránh việc lạm quyền hoặc thiếu thận trọng trong quá trình điều tra, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.Nguyên tắc này đòi hỏi Cơ quan CSĐT khi thực hiện nhiệm vụ điều tra phải tuân thủ những nguyên tắc chung và những quy định cụ thể của của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS. Những nguyên tắc trong Bộ luật TTHS mà hoạt động điều tra phải tuân thủ gồm: nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa cho bị can; nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án; nguyên tắc đảm bảo sự tham gia phối hợp với các cơ quan của Nhà nước, với các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình điều tra; nguyên tắc khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội; nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của ĐTV trong điều tra vụ án hình sự v.v…Ngoài ra, để hoạt động điều tra được đúng đắn thì Cơ quan CSĐT còn phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy định cụ thể trong Bộ luật TTHS về khởi tố, về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp điều tra khác…Việc tuân thủ những nguyên tắc và các quy định này sẽ đảm bảo cho quá trình điều tra tuân theo pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống Xã hội chủ nghĩa.Hai là, hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.Đây là nguyên tắc rất quan trọng xuất phát từ bản chất và vị trí của hoạt động điều tra trong TTHS. Do điều tra là hoạt động tố tụng ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng với nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục lại vụ án, thu thập chứng cứ chứng minh có hay không có tội phạm xảy ra, một người có phải là người phạm tội, mà nếu hoạt động điều tra không khách quan, toàn diện, đầy đủ thì có thể dẫn đến phiến diện một chiều. Hậu quả của điều này có thể dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án như việc làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở việc thu thập chứng cứ chứng minh những tình tiết của vụ án phải xuất phát từ thực tế mà không bị ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng hoặc Cơ quan tiến hành tố tụng, không được suy diễn, tưởng tượng, bịa đặt. Để quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi, khi thu thập chứng cứ Cơ quan CSĐT phải thu thập cả những chứng cứ kết tội, cũng như những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can trong vụ án. Chỉ như vậy, mới có thể tránh được những sai lầm trong hoạt động điều tra vụ án hình sự.Ba là, Cơ quan CSĐT cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan CSĐT cấp trên.Do hệ thống Cơ quan CSĐT được tổ chức nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó có Cơ quan CSĐT cấp trên và Cơ quan CSĐT cấp dưới. Xuất phát từ tính chất phức tạp của vụ án hình sự, có vụ án hình sự liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, hoặc có những vụ án hình sự mà Cơ quan CSĐT cấp dưới không có đủ điều kiện, khả năng tiến hành hoạt động điều tra vì các lý do khác nhau đòi hỏi Cơ quan CSĐT cấp trên phải tự mình tiến hành điều tra, hoặc phối hợp với Cơ quan CSĐT cấp dưới cùng tiến hành điều tra. Mặt khác, các CQĐT của lực lượng CSND, lực lượng An ninh nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân, trừ CQĐT của VKS, đều nằm trong hệ thống các lực lượng vũ trang của Nhà nước. Đặc tính mệnh lệnh, chấp hành trong mối quan hệ cấp trên và cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ. Vì vậy, Cơ quan CSĐT cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của Cơ quan CSĐT cấp trên là điều tất yếu khách quan.Sự chỉ đạo của Cơ quan CSĐT cấp trên đối với Cơ quan CSĐT cấp dưới được thể hiện ở chỗ: Cơ quan CSĐT cấp trên hướng dẫn hoạt động điều tra, đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu thay đổi ĐTV, yêu cầu Cơ quan CSĐT cấp dưới báo cáo về quá trình điều tra và kết quả điều tra vụ án v.v… Sự tuân thủ mệnh lệnh của Cơ quan CSĐT cấp trên đảm bảo cho Cơ quan CSĐT cấp dưới hoàn thành được nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.Mặt khác, Cơ quan CSĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải phối hợp với nhau trong điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra vụ án, giữa các Cơ quan CSĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thường phát sinh mối quan hệ phân công, phối hợp, hiệp đồng, đảm bảo việc điều tra nhanh chóng, có hiệu quả. Mối quan hệ xuất phát từ yêu cầu thực tế đấu tranh chống tội phạm nói chung và giải quyết vụ án hình sự nói riêng; quan hệ giữa các Cơ quan CSĐT với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quan hệ phân công và phối hợp nhằm phát hiện kịp thời tội phạm và người phạm tội. Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan CSĐT phải được các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện; các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho VKS và thông báo cho Cơ quan CSĐT cùng cấp biết; đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa rõ thẩm quyền điều tra thì Cơ quan CSĐT nào phát hiện trước phải tiến hành ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật TTHS; khi đã xác định thẩm quyền thì phải chuyển ngay cho Cơ quan CSĐT có thẩm quyền; các đơn vị Cảnh sát, An ninh có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, của ĐTV và Thủ trưởng của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi cần thiết, Cơ quan CSĐT có thể uỷ thác cho CQĐT khác thực hiện một số hoạt động điều tra. CQĐT được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc được uỷ thác. Trong trường hợp CQĐT được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ việc uỷ thác thì phải báo ngay bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Cơ quan CSĐT đã uỷ thác biết. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các CQĐT trong lực lượng CSND với CQĐT của lực lượng ANND hoặc giữa CQĐT với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong CAND thì do Thủ trưởng cơ quan CA giải quyết và quyết định.Theo: Vũ Duy CôngLink luận án:  Tại đây