0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64cb992c8661d-Sau-khi-ly-hôn,-vợ-và-chồng-thực-hiện-nghĩa-vụ-cấp-dưỡng-như-thế-nào.png.webp

Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?

Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?

Tôi dự định ly hôn với chồng vì cả hai không có tiếng nói chung. Tuy nhiên hiện tại tôi không thể đi làm vì một bên chân phải của tôi bị liệt do vụ tai nạn giao thông trước đây. Tôi không có hỗ trợ từ người thân, vậy tôi có thể yêu yêu cầu chồng cung cấp hỗ trợ tài chính cho tôi sau khi ly hôn không?

Thế nào là cấp dưỡng?

Theo quy định pháp luật khái niệm cấp dưỡng căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

[...]

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?

Theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:

Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

Như vậy, kể từ thời điểm bạn ly hôn với chồng đến khi bạn kết hôn với người khác, khi bạn có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu người chồng đã ly hôn cấp dưỡng cho mình. Cần lưu ý, bên được cấp dưỡng phải đang gặp khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và phải có lý do chính đáng. Khó khăn và túng thiếu ở đây có thể hiểu là không đủ khả năng lao động để tự duy trì cuộc sống. Lý do chính đáng cần phải là những vấn đề như bệnh tật, tai nạn, già yếu, và không bao gồm các lý do không chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng. Trong trường hợp của bạn, bạn bị liệt một bên chân phải dẫn đến không thể đi làm và có khó khăn về tài chính được xem là có lý do chính đáng và có thể yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho mình sau khi ly hôn

Thêm vào đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trong khả năng của người cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họ có thể không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Căn cứ vào Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

[...]

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Theo đó, trong trường hợp chồng bạn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mặc dù có khả năng cấp dưỡng thì bạn có thể nhờ Tòa án để buộc chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng đối với vợ chồng sau khi ly hôn quy định như thế nào?

Mức cấp dưỡng căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận có căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
358 ngày trước
Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?
Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?Tôi dự định ly hôn với chồng vì cả hai không có tiếng nói chung. Tuy nhiên hiện tại tôi không thể đi làm vì một bên chân phải của tôi bị liệt do vụ tai nạn giao thông trước đây. Tôi không có hỗ trợ từ người thân, vậy tôi có thể yêu yêu cầu chồng cung cấp hỗ trợ tài chính cho tôi sau khi ly hôn không?Thế nào là cấp dưỡng?Theo quy định pháp luật khái niệm cấp dưỡng căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:“Điều 3. Giải thích từ ngữ[...]24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”Sau khi ly hôn, vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào?Theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:“Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hônKhi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡngNghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”Như vậy, kể từ thời điểm bạn ly hôn với chồng đến khi bạn kết hôn với người khác, khi bạn có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu người chồng đã ly hôn cấp dưỡng cho mình. Cần lưu ý, bên được cấp dưỡng phải đang gặp khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và phải có lý do chính đáng. Khó khăn và túng thiếu ở đây có thể hiểu là không đủ khả năng lao động để tự duy trì cuộc sống. Lý do chính đáng cần phải là những vấn đề như bệnh tật, tai nạn, già yếu, và không bao gồm các lý do không chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng. Trong trường hợp của bạn, bạn bị liệt một bên chân phải dẫn đến không thể đi làm và có khó khăn về tài chính được xem là có lý do chính đáng và có thể yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho mình sau khi ly hônThêm vào đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trong khả năng của người cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họ có thể không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Căn cứ vào Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng[...]2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”Theo đó, trong trường hợp chồng bạn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mặc dù có khả năng cấp dưỡng thì bạn có thể nhờ Tòa án để buộc chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Mức cấp dưỡng đối với vợ chồng sau khi ly hôn quy định như thế nào?Mức cấp dưỡng căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:“Điều 116. Mức cấp dưỡng1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”Theo đó, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận có căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.