0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64cc72bc9f8fd-Người-mua-có-quyền-trả-hàng-khi-phát-hiện-sản-phẩm-không-đúng-chất-lượng-như-đã-quảng-cáo-không.png.webp

Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?

Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?

Khi mua một chiếc nồi áp suất qua mạng, tôi đã được người bán giới thiệu là một loại nồi được làm từ thép không gỉ. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, tôi nhận thấy rằng nồi đó thực chất được làm từ hợp kim nhôm, hoàn toàn không phải thép không gỉ như đã quảng cáo ban đầu. Giá trị của chiếc nồi này vượt quá 500.000 đồng. Vậy theo quy định pháp luật, liệu cửa hàng có bị phạt vì thông tin quảng cáo không trung thực như vậy hay không?

Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?

Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cụ thể:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự được xem là vô hiệu thì:

- Giao dịch đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;

- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả;

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Các điều luật và quy định đã nêu trên cho thấy rằng việc giao dịch giữa chị và người bán nồi áp suất đang gặp vấn đề về tính hiệu lực và hợp lệ do thông tin cung cấp không chính xác về chất liệu của sản phẩm. Việc thông tin bị sai lệch khiến chị không đạt được thông tin chính xác về tính chất và xuất xứ của nồi áp suất đã mua.

Do đó, trong trường hợp như vậy, theo quy định pháp luật, chị có quyền yêu cầu hoàn trả sản phẩm mà chị đã mua và cũng có thể yêu cầu người bán hoàn trả toàn bộ số tiền đã được chi trả từ chị.

Quảng cáo sai sự thật có là hành vi bị cấm của người kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng?

Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về các hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thông qua hoạt động quảng cáo, cụ thể:

Điều 10. Các hành vi bị cấm

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; 

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; 

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Theo đó, pháp luật quy định về việc xử phạt các hành vi quảng cáo, cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa. Đây là hành vi bị cấm trong kinh doanh hàng hóa thông qua hoạt động hàng hóa.

Hành vi quảng cáo sai sự thật về hàng hóa bị phạt bao nhiêu?

Điểm đ khoản 1 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt dành cho hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thì đối với hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng, cụ thể:

“Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:

[...]

đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.”

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, các cá nhân có hành vi trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây nhầm lẫn.

Như vậy, người bán hàng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa. Số tiền phạt này sẽ gấp đôi đối với người bán hàng là tổ chức.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
357 ngày trước
Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?
Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?Khi mua một chiếc nồi áp suất qua mạng, tôi đã được người bán giới thiệu là một loại nồi được làm từ thép không gỉ. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, tôi nhận thấy rằng nồi đó thực chất được làm từ hợp kim nhôm, hoàn toàn không phải thép không gỉ như đã quảng cáo ban đầu. Giá trị của chiếc nồi này vượt quá 500.000 đồng. Vậy theo quy định pháp luật, liệu cửa hàng có bị phạt vì thông tin quảng cáo không trung thực như vậy hay không?Người mua có quyền trả hàng khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng như đã quảng cáo không?Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cụ thể:“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng épKhi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự được xem là vô hiệu thì:- Giao dịch đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả;- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.Các điều luật và quy định đã nêu trên cho thấy rằng việc giao dịch giữa chị và người bán nồi áp suất đang gặp vấn đề về tính hiệu lực và hợp lệ do thông tin cung cấp không chính xác về chất liệu của sản phẩm. Việc thông tin bị sai lệch khiến chị không đạt được thông tin chính xác về tính chất và xuất xứ của nồi áp suất đã mua.Do đó, trong trường hợp như vậy, theo quy định pháp luật, chị có quyền yêu cầu hoàn trả sản phẩm mà chị đã mua và cũng có thể yêu cầu người bán hoàn trả toàn bộ số tiền đã được chi trả từ chị.Quảng cáo sai sự thật có là hành vi bị cấm của người kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng?Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về các hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thông qua hoạt động quảng cáo, cụ thể:“Điều 10. Các hành vi bị cấm1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”Theo đó, pháp luật quy định về việc xử phạt các hành vi quảng cáo, cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa. Đây là hành vi bị cấm trong kinh doanh hàng hóa thông qua hoạt động hàng hóa.Hành vi quảng cáo sai sự thật về hàng hóa bị phạt bao nhiêu?Điểm đ khoản 1 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt dành cho hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thì đối với hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng, cụ thể:“Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:[...]đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.”Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, các cá nhân có hành vi trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây nhầm lẫn.Như vậy, người bán hàng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa. Số tiền phạt này sẽ gấp đôi đối với người bán hàng là tổ chức.