0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64cdc7e3dc7b4-Chủ-vật-nuôi-có-trách-nhiệm-gì-khi-vật-nuôi-gây-thương-tích-cho-người-khác.png

Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?

Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?

Tôi thường xuyên phải đi bộ một đoạn ngắn khi đi học bằng xe buýt và trong lúc đó, tôi thường thấy mọi người dắt thú cưng đi dạo trong khu vực này. Tuy nhiên, tôi cũng chú ý rằng có những người không thu dọn chất thải mà thú cưng để lại, gây mất vệ sinh. Tôi băn khoăn không biết việc này có bị xử phạt hay không? Đồng thời, nếu có trường hợp thú cưng gây thương tích cho người khác, thì việc xử lý sẽ diễn ra như thế nào?

Dắt vật nuôi đi dạo cần đảm bảo quy định gì?

Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:

“Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”

Ngoài ra, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ như sau:

“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông súc vật trên đường bộ;

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”

Theo đó, khi dắt vật nuôi đi dạo, cần tuân thủ các quy định sau: vật nuôi cần được dắt sát lề đường và phải giữ gìn vệ sinh trên đường đi; nếu cần dẫn dắt vật nuôi qua đường, bạn phải quan sát cẩn thận và chỉ được thực hiện khi đảm bảo an toàn; không được đưa vật nuôi vào phần đường dành cho các phương tiện cơ giới; và cuối cùng, bạn không được để vật nuôi tự do chạy rông trên đường bộ.

Dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.”

Theo đó, việc không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra là hành vi bị xử phạt hành chính, trong đó, số tiền phạt được quy định từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trật tự công cộng như sau:

"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;

đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;

g) Đốt và thả “đèn trời”;

h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền."

Ngoài ra, khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

"1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Theo đó, khi để vật nuôi gây thương tích cho người khác, chủ vật nuôi có thể phải chịu xử phạt hành chính và cả trách nhiệm dân sự. Cụ thể, số tiền bị phạt có thể lên đến 2.000.000 đồng, thêm nữa là phải bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
357 ngày trước
Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?
Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?Tôi thường xuyên phải đi bộ một đoạn ngắn khi đi học bằng xe buýt và trong lúc đó, tôi thường thấy mọi người dắt thú cưng đi dạo trong khu vực này. Tuy nhiên, tôi cũng chú ý rằng có những người không thu dọn chất thải mà thú cưng để lại, gây mất vệ sinh. Tôi băn khoăn không biết việc này có bị xử phạt hay không? Đồng thời, nếu có trường hợp thú cưng gây thương tích cho người khác, thì việc xử lý sẽ diễn ra như thế nào?Dắt vật nuôi đi dạo cần đảm bảo quy định gì?Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:“Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”Ngoài ra, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ như sau:“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;c) Thả rông súc vật trên đường bộ;d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”Theo đó, khi dắt vật nuôi đi dạo, cần tuân thủ các quy định sau: vật nuôi cần được dắt sát lề đường và phải giữ gìn vệ sinh trên đường đi; nếu cần dẫn dắt vật nuôi qua đường, bạn phải quan sát cẩn thận và chỉ được thực hiện khi đảm bảo an toàn; không được đưa vật nuôi vào phần đường dành cho các phương tiện cơ giới; và cuối cùng, bạn không được để vật nuôi tự do chạy rông trên đường bộ.Dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không?Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.”Theo đó, việc không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra là hành vi bị xử phạt hành chính, trong đó, số tiền phạt được quy định từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.Chủ vật nuôi có trách nhiệm gì khi vật nuôi gây thương tích cho người khác?Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trật tự công cộng như sau:"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;g) Đốt và thả “đèn trời”;h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền."Ngoài ra, khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:"1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."Theo đó, khi để vật nuôi gây thương tích cho người khác, chủ vật nuôi có thể phải chịu xử phạt hành chính và cả trách nhiệm dân sự. Cụ thể, số tiền bị phạt có thể lên đến 2.000.000 đồng, thêm nữa là phải bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích.