0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ce3b0d10c82-Ai-là-người-đại-diện-theo-pháp-luật-đối-với-con-chưa-thành-niên.png

Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?

Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?

Con gái của tôi mới 15 tuổi, do đó, tôi đang tự hỏi liệu tôi có thể trở thành người đại diện pháp lý cho con gái tôi không? Thời hạn cho quyền đại diện được đặt ra như thế nào?

Thế nào là đại diện?

Theo Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:

“Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

Theo đó, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác  xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định như thế nào?

Tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:

"Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)."

Theo đó, có các căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:

- Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại điện;

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Theo điều lệ của pháp nhân;

- Theo quy định của pháp luật.

Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?

Căn cứ Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:

"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."

Như vậy, đối với con chưa thành niên thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật.

Thời hạn đại diện là bao lâu?

Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện như sau:

(1) Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

(2) Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

(3) Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Theo thỏa thuận;

- Thời hạn ủy quyền đã hết;

- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

(4) Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

- Người được đại diện là cá nhân chết;

- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Theo đó, cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho đến khi con thành niên.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
356 ngày trước
Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?
Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?Con gái của tôi mới 15 tuổi, do đó, tôi đang tự hỏi liệu tôi có thể trở thành người đại diện pháp lý cho con gái tôi không? Thời hạn cho quyền đại diện được đặt ra như thế nào?Thế nào là đại diện?Theo Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:“Điều 134. Đại diện1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”Theo đó, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác  xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định như thế nào?Tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:"Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diệnQuyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)."Theo đó, có các căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:- Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại điện;- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Theo điều lệ của pháp nhân;- Theo quy định của pháp luật.Ai là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên?Căn cứ Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."Như vậy, đối với con chưa thành niên thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật.Thời hạn đại diện là bao lâu?Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện như sau:(1) Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.(2) Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.(3) Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Theo thỏa thuận;- Thời hạn ủy quyền đã hết;- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.(4) Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;- Người được đại diện là cá nhân chết;- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.Theo đó, cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho đến khi con thành niên.