0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ce690a5aada-TỬ-HÌNH.png

KHI NÀO NGƯỜI PHẠM TỘI BỊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH?

1. Tử hình là gì?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2017), tử hình được coi là một hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội: xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định tại Thủ tục pháp luật.

Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được xem là những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm lớn đối với xã hội, với mức hình phạt cao nhất quy định bởi Bộ luật Hình sự từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Thông tin này được ghi rõ trong khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2017).

2. Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam bao gồm:

- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

- Tội gián điệp (Điều 110)

- Tội bạo loạn (Điều 112)

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

- Tội giết người (Điều 123)

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

- Tội khủng bố (Điều 299)

- Tội tham ô tài sản (Điều 353)

- Tội nhận hối lộ (Điều 354)

- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

- Tội chống loài người (Điều 422)

- Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

3. Các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình hoặc thi hành án tử hình

* Trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình

Người phạm tội nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình, cụ thể như sau:

- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội;

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử;

- Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

* Trường hợp không thi hành án tử hình

Cụ thể tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đủ 75 tuổi trở lên;

- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

 

avatar
Đoàn Trà My
401 ngày trước
KHI NÀO NGƯỜI PHẠM TỘI BỊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH?
1. Tử hình là gì?Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2017), tử hình được coi là một hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội: xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định tại Thủ tục pháp luật.Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được xem là những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm lớn đối với xã hội, với mức hình phạt cao nhất quy định bởi Bộ luật Hình sự từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Thông tin này được ghi rõ trong khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2017).2. Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt NamHiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam bao gồm:- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)- Tội gián điệp (Điều 110)- Tội bạo loạn (Điều 112)- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)- Tội giết người (Điều 123)- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)- Tội khủng bố (Điều 299)- Tội tham ô tài sản (Điều 353)- Tội nhận hối lộ (Điều 354)- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)- Tội chống loài người (Điều 422)- Tội phạm chiến tranh (Điều 423)3. Các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình hoặc thi hành án tử hình* Trường hợp không áp dụng hình phạt tử hìnhNgười phạm tội nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình, cụ thể như sau:- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội;- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử;- Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.* Trường hợp không thi hành án tử hìnhCụ thể tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;- Người đủ 75 tuổi trở lên;- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.