0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e3440028b60-Khi-được-phóng-viên-phỏng-vấn,-Sao-Việt-có-được-từ-chối-trả-lời-không.png

Khi được phóng viên phỏng vấn, Sao Việt có được từ chối trả lời không?

Tôi muốn biết, trong các buổi họp báo có sự tham gia của nhiều ngôi sao nước ta và có các phóng viên, nhà báo đến để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Liệu những ngôi sao này có quyền từ chối việc được phỏng vấn? Ngoài ra, câu trả lời của họ có được tự do công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hay không? Có yêu cầu sự đồng tình của họ trước khi công bố thông tin không? 

1. Có được từ chối trả lời phỏng vấn trên báo chí không?

Theo Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc trả lời phỏng vấn trên báo chí như sau:

"Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí

1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.

2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.

Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.

3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.

4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí."

Dựa vào quy định trên, có thể thấy rằng khi phóng viên hay nhà báo muốn phỏng vấn người nổi tiếng, họ cần phải thông báo trước cho người đó về nội dung sẽ được hỏi. Trong trường hợp không có thông báo trước, họ phải xin phép từ người định phỏng vấn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu không có sự thông báo trước, người đó có quyền từ chối việc được phỏng vấn.

2. Nhà báo, phóng viên khi hoạt động nghề nghiệp có quyền và nghĩa vụ thế nào?

Theo Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:

2.1. Quyền của nhà báo

+ Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

+ Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

+ Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

+ Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

+ Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

2.2. Nghĩa vụ của nhà báo

+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

3. Nhà báo, phóng viên sử dụng phát ngôn tại phỏng vấn chuyển thành bài đăng báo được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc sử dụng phát ngôn phỏng vấn như sau:

“Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí

[...]

2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.

Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.”

Như vậy, khi phóng viên hay nhà báo muốn sử dụng các câu trả lời của người được phỏng vấn để viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, họ phải đảm bảo thông tin được trình bày một cách chính xác và trung thực. Người được phỏng vấn cũng có quyền kiểm tra nội dung trả lời của mình trước khi nó được công bố hoặc phát sóng.

 

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
271 ngày trước
Khi được phóng viên phỏng vấn, Sao Việt có được từ chối trả lời không?
Tôi muốn biết, trong các buổi họp báo có sự tham gia của nhiều ngôi sao nước ta và có các phóng viên, nhà báo đến để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Liệu những ngôi sao này có quyền từ chối việc được phỏng vấn? Ngoài ra, câu trả lời của họ có được tự do công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hay không? Có yêu cầu sự đồng tình của họ trước khi công bố thông tin không? 1. Có được từ chối trả lời phỏng vấn trên báo chí không?Theo Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc trả lời phỏng vấn trên báo chí như sau:"Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí."Dựa vào quy định trên, có thể thấy rằng khi phóng viên hay nhà báo muốn phỏng vấn người nổi tiếng, họ cần phải thông báo trước cho người đó về nội dung sẽ được hỏi. Trong trường hợp không có thông báo trước, họ phải xin phép từ người định phỏng vấn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu không có sự thông báo trước, người đó có quyền từ chối việc được phỏng vấn.2. Nhà báo, phóng viên khi hoạt động nghề nghiệp có quyền và nghĩa vụ thế nào?Theo Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:2.1. Quyền của nhà báo+ Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;+ Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;+ Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;+ Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;+ Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.2.2. Nghĩa vụ của nhà báo+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.3. Nhà báo, phóng viên sử dụng phát ngôn tại phỏng vấn chuyển thành bài đăng báo được không?Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc sử dụng phát ngôn phỏng vấn như sau:“Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí[...]2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.”Như vậy, khi phóng viên hay nhà báo muốn sử dụng các câu trả lời của người được phỏng vấn để viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, họ phải đảm bảo thông tin được trình bày một cách chính xác và trung thực. Người được phỏng vấn cũng có quyền kiểm tra nội dung trả lời của mình trước khi nó được công bố hoặc phát sóng.