0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e717b796027-Giải-pháp-bảo-đảm-thực-thi-pháp-luật-tố-tụng-hình-sự-về-Cơ-quan-Cảnh-sát-điều-tra.jpeg

Giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.2.3. Giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện lực lượng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên trong Cơ quan Cảnh sát điều tra

- Đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một là, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT là một chức danh tố tụng, vai trò của những người này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT phải có nhiều yêu cầu theo quy định, trong đó yêu cầu về năng lực hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức điều tra là rất cần thiết. Do đó, cần thực hiện nghiêm túc công tác bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, phải chú trọng năng lực thực tế chứ không nên bổ nhiệm theo kiểu hình thức, “cơ cấu” cho đủ thành phần (nhất là cấp huyện) . Muốn vậy, quá trình thực hiện công tác này cần căn cứ vào tiêu chuẩn bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT được quy định trong Pháp lệnh tổ chức ĐTHS và các văn bản hướng dẫn cụ thể của BCA. Đặc biệt, cần khắc phục việc vận dụng trường hợp đặc biệt để quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT khi không đủ tiêu chuẩn (như chưa có trình độ cử nhân luật; chưa được bổ nhiệm ĐTV cao cấp, trung cấp; chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật hoặc chưa có kinh nghiệm làm công tác điều tra). Bên cạnh đó, cần xem xét sửa đổi quy định về bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT theo hướng chuyên sâu và phù hợp với thực tế hơn.

Hai là, cần đề cao trách nhiệm gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đối với Điều tra viên.

Ba là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động điều tra cho đội ngũ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Nội dung tập huấn nên tập trung vào việc trang bị những kỹ năng chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động điều tra sao cho hiệu quả, đúng pháp luật.

- Đối với Điều tra viên

Điều tra viên là lực lượng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hiệu quả công tác điều tra tội phạm của Cơ quan CSĐT. Do đó, để hoàn thiện các mặt về chủ thể này, nghiên cứu sinh mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, cần có kế hoạch bổ sung biên chế, khắc phục tình trạng thiếu ĐTV nói chung và tình trạng phân công, bố trí ĐTV không hợp lý, thiếu sự cân đối giữa các lực lượng trong Cơ quan CSĐT. Do đó, Thủ trưởng các đơn vị trong Cơ quan CSĐT cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận tổ chức cán bộ ở mỗi cấp để rà soát, bố trí, sắp xếp lại lực lượng ĐTV, Trinh sát viên, cán bộ điều tra phù hợp với đặc điểm tình hình công tác giải quyết án của mỗi lực lượng. Việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ điều tra trong Cơ quan CSĐT các cấp đảm bảo phù hợp với khối lượng công việc, tránh tình trạng có đơn vị làm quá tải nhưng ít cán bộ và ngược lại.

Hai là, người đứng đầu các đơn vị trong Cơ quan CSĐT cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của ĐTV để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm nhằm khắc phục oan sai và những vi phạm TTHS khác trong quá trình điều tra vụ án. Mặt khác, cần đánh giá kết quả công tác điều tra với việc xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng trong Cơ quan, đơn vị.

Ba là, tiếp tục đổi mới công tác đào tạo ĐTV trong các trường CAND theo hướng lý luận phải gắn liền với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, học đi đôi với hành. Mặt khác, cần thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ điều tra cho lực lượng ĐTV nhằm không ngừng cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới và rèn luyện tính thận trọng, chặt chẽ trong hoạt động điều tra.

3.2.3.2. Giải pháp về tăng cường chế độ đảm bảo cho hoạt động điều tra

Điều kiện về cơ sở vật chất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng. Do đó, Nhà nước cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra của từng cấp như: nhà tạm giữ, trại tạm giam, phòng riêng hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại…trụ sở làm việc của các lực lượng CSĐT, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác điều tra…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các Đề án về tăng cường năng lực cho CQĐT các cấp trong CAND (Trong đó có Cơ quan CSĐT); dự án xây dựng tàng thư gen tội phạm quốc gia; dự án xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm; dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật các cơ sở giam giữ… và cần lập, thực hiện đề án: “Tăng cường tiềm lực toàn diện cho CA cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Hiện nay, kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra đã được tăng cường một cách đáng kể. Tuy nhiên, mức đầu tư kinh phí như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, mức duyệt kinh phí điều tra hằng năm thường thấp hơn so với mức dự toán đăng ký nhu cầu. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường kinh phí cho công tác điều tra tội phạm để đảm báo đủ so với nhu cầu thực tế. Trước mắt cần tăng cường mức chi bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp điều tra vụ án vì mức bồi dưỡng hiện nay 100.000/ngày theo Thông tư 03/2013/TT-BCA ngày 10/1/2013 là còn thấp so với tính chất đặc thù của công tác điều tra.

Theo: Vũ Duy Công

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
420 ngày trước
Giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra
3.2.3. Giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện lực lượng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên trong Cơ quan Cảnh sát điều tra- Đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều traMột là, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT là một chức danh tố tụng, vai trò của những người này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Cơ quan CSĐT. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT phải có nhiều yêu cầu theo quy định, trong đó yêu cầu về năng lực hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức điều tra là rất cần thiết. Do đó, cần thực hiện nghiêm túc công tác bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, phải chú trọng năng lực thực tế chứ không nên bổ nhiệm theo kiểu hình thức, “cơ cấu” cho đủ thành phần (nhất là cấp huyện) . Muốn vậy, quá trình thực hiện công tác này cần căn cứ vào tiêu chuẩn bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT được quy định trong Pháp lệnh tổ chức ĐTHS và các văn bản hướng dẫn cụ thể của BCA. Đặc biệt, cần khắc phục việc vận dụng trường hợp đặc biệt để quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT khi không đủ tiêu chuẩn (như chưa có trình độ cử nhân luật; chưa được bổ nhiệm ĐTV cao cấp, trung cấp; chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật hoặc chưa có kinh nghiệm làm công tác điều tra). Bên cạnh đó, cần xem xét sửa đổi quy định về bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT theo hướng chuyên sâu và phù hợp với thực tế hơn.Hai là, cần đề cao trách nhiệm gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đối với Điều tra viên.Ba là, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động điều tra cho đội ngũ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Nội dung tập huấn nên tập trung vào việc trang bị những kỹ năng chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động điều tra sao cho hiệu quả, đúng pháp luật.- Đối với Điều tra viênĐiều tra viên là lực lượng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hiệu quả công tác điều tra tội phạm của Cơ quan CSĐT. Do đó, để hoàn thiện các mặt về chủ thể này, nghiên cứu sinh mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:Một là, cần có kế hoạch bổ sung biên chế, khắc phục tình trạng thiếu ĐTV nói chung và tình trạng phân công, bố trí ĐTV không hợp lý, thiếu sự cân đối giữa các lực lượng trong Cơ quan CSĐT. Do đó, Thủ trưởng các đơn vị trong Cơ quan CSĐT cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận tổ chức cán bộ ở mỗi cấp để rà soát, bố trí, sắp xếp lại lực lượng ĐTV, Trinh sát viên, cán bộ điều tra phù hợp với đặc điểm tình hình công tác giải quyết án của mỗi lực lượng. Việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ điều tra trong Cơ quan CSĐT các cấp đảm bảo phù hợp với khối lượng công việc, tránh tình trạng có đơn vị làm quá tải nhưng ít cán bộ và ngược lại.Hai là, người đứng đầu các đơn vị trong Cơ quan CSĐT cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của ĐTV để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm nhằm khắc phục oan sai và những vi phạm TTHS khác trong quá trình điều tra vụ án. Mặt khác, cần đánh giá kết quả công tác điều tra với việc xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng trong Cơ quan, đơn vị.Ba là, tiếp tục đổi mới công tác đào tạo ĐTV trong các trường CAND theo hướng lý luận phải gắn liền với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, học đi đôi với hành. Mặt khác, cần thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ điều tra cho lực lượng ĐTV nhằm không ngừng cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới và rèn luyện tính thận trọng, chặt chẽ trong hoạt động điều tra.3.2.3.2. Giải pháp về tăng cường chế độ đảm bảo cho hoạt động điều traĐiều kiện về cơ sở vật chất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng. Do đó, Nhà nước cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra của từng cấp như: nhà tạm giữ, trại tạm giam, phòng riêng hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại…trụ sở làm việc của các lực lượng CSĐT, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác điều tra…Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các Đề án về tăng cường năng lực cho CQĐT các cấp trong CAND (Trong đó có Cơ quan CSĐT); dự án xây dựng tàng thư gen tội phạm quốc gia; dự án xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm; dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật các cơ sở giam giữ… và cần lập, thực hiện đề án: “Tăng cường tiềm lực toàn diện cho CA cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.Hiện nay, kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra đã được tăng cường một cách đáng kể. Tuy nhiên, mức đầu tư kinh phí như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, mức duyệt kinh phí điều tra hằng năm thường thấp hơn so với mức dự toán đăng ký nhu cầu. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường kinh phí cho công tác điều tra tội phạm để đảm báo đủ so với nhu cầu thực tế. Trước mắt cần tăng cường mức chi bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp điều tra vụ án vì mức bồi dưỡng hiện nay 100.000/ngày theo Thông tư 03/2013/TT-BCA ngày 10/1/2013 là còn thấp so với tính chất đặc thù của công tác điều tra.Theo: Vũ Duy CôngLink luận án:  Tại đây