0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e7181d294da-Một-số-kiến-nghị-để-nâng-cao-hiệu-quả-hoạt-động-của-Cơ-quan-Cảnh-sát-điều-tra.jpeg

Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.2.4. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.2.4.1.Kiến nghị đối với Quốc hội

- Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 có liên quan đến Cơ quan CSĐT như sau:

Một là, bổ sung chức danh Trợ lý điều tra tại Khoản 2 Điều 33 Bộ luật TTHS về những người tiến hành tố tụng.

Hai là, sửa đổi, bổ sung Điều 34 Bộ luật TTHS như sau: Thủ trưởng CQĐT có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra.

+ Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự.
+ Quyết định phân công ĐTV, Trợ lý điều tra trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Trợ lý điều tra…

+ Quyết định thay đổi Điều tra viên, Trợ lý điều tra.

Khi thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng CQĐT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Quyết định khởi tố vụ án, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án…, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.

+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;

+ Quyết định truy nã bị can, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng.

+ Yêu cầu định giá tài sản; yêu cầu, đề nghị cử người bào chữa; yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật.

Ba là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2003 theo hướng tăng thẩm quyền cho ĐTV và quy định thực tế những quyền hạn mà ĐTV thực hiện như sau:

Điều tra viên được phân công giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Lập hồ sơ vụ án hình sự, hồ sơ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; triệu tập lấy lời khai những người có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin.

+ Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

+ Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị hại.

+ Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;

+ Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, xử lý vật chứng;

+ Chủ trì khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra;

+ Tiến hành đối chất, nhận dạng.

+ Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.

+ Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của CQĐT theo sự phân công của Thủ trưởng CQĐT.

+ Kết luận điều tra vụ án.

  • Điều tra hình sự là một lĩnh vực hết sức quan trọng vì công tác liên quan đến nhiều quyền, lợi ích của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Mặt khác, hiệu quả của công tác điều tra tội phạm nói riêng và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra một môi trường xã hội ổn định, thuận lợi, an toàn để phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi đó, văn bản quy định về tổ chức ĐTHS đã trải qua 2 “đời” Pháp lệnh (Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 1989 và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 2004). Do đó, đã đến lúc cần thiết phải quy định những vấn đề thuộc về tổ chức ĐTHS trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn. Đó chính là lý do hiện nay Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Luật tổ chức ĐTHS và nghiên cứu sinh kiến nghị Quốc hội cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản luật này và khi ban hành Luật tổ chức ĐTHS cần chỉnh sửa những quy định sau trong Pháp lệnh tổ chức ĐTHS hiện hành:
     
  • Sửa khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức ĐTHS như sau: “Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có: Cục quản lý, kiểm tra, hướng dẫn điều tra; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy”.
  • Sửa khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức ĐTHS: “Tổ chức của Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh gồm có Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan CSĐT” như sau: “Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có: Phòng quản lý, kiểm tra, hướng dẫn điều tra; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy”
  • Sửa khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS về thời gian bổ nhiệm ĐTV như sau:

+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, là sỹ quan CA, sỹ quan Quân đội tại ngũ, cán bộ VKSND, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV sơ cấp;

+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là ĐTV sơ cấp ít nhất là bốn năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV trung cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bảy năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV trung cấp;

+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là ĐTV trung cấp ít nhất là bốn năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp, ĐTV trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV cao cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười một năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp, ĐTV trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV cao cấp.

  • Sửa điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về Hội đồng tuyển chọn ĐTV như sau:

+ (a) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Bộ Công an gồm có Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Cục tổ chức - cán bộ, Vụ pháp chế Bộ Công an và đại diện lãnh đạo đơn vị cấp Cục nơi Điều tra viên công tác là uỷ viên;

+(b) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có: Giám đốc Công an cấp tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Phòng tổ chức - cán bộ, Văn phòng Công an tỉnh và đại diện đơn vị cấp Phòng hoặc cấp Đội nơi Điều tra viên công tác là uỷ viên.

  • Khi soạn thảo Luật tổ chức điều tra hình sự cần quy định thêm chức

danh Trợ lý điều tra theo hướng: Trợ lý điều tra là người thuộc Cơ quan điều tra, có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực điều tra hình sự, giúp việc cho Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

  • Kiến nghị với Chính phủ

Hiện nay, mức phụ cấp đặc thù 15% áp dụng đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và ĐTV theo Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/07/2009 là còn thấp, chưa theo kịp nhu cầu của tình hình. Do đó, kiến nghị với Chính phủ sửa đổi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg: “mức phụ cấp 15% áp dụng đối với: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV” như sau:“mức phụ cấp 20% áp dụng đối với: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên”

Đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng,chống tội phạm về ma túy nâng mức phụ cấp đặc thù từ 20% như hiện nay lên 25%.

  • Kiến nghị với Bộ Công an

Bộ Công an là cơ quan ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn luật, Pháp lệnh. Do đó, kiến nghị BCA một số vấn đề sau:

  • Sửa lại Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) và Thông tư 28/2014 TT- BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Cơ quan CSĐT BCA và Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh nói chung và thẩm quyền điều tra của các lực lượng CSĐT thuộc hai cấp Cơ quan CSĐT này nói riêng theo hướng bỏ những quy định có tính chất tùy nghi “xét thấy cần trực tiếp điều tra”, cụ thể như sau:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan CSĐT Bộ Công an: tiến hành điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc liên quan đến những đối tượng phạm tội nhưng thuộc diện trung ương quản lý hoặc có dấu hiệu cho thấy có vi phạm pháp luật TTHS trong quá trình điều tra;

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh: tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng rất nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa bàn trong tỉnh hoặc liên quan đến những đối tượng phạm tội nhưng thuộc diện cấp tỉnh quản lý hoặc có dấu hiệu cho thấy có vi phạm pháp luật TTHS trong quá trình điều tra;

Theo: Vũ Duy Công

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
380 ngày trước
Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra
3.2.4. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra3.2.4.1.Kiến nghị đối với Quốc hội- Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 có liên quan đến Cơ quan CSĐT như sau:Một là, bổ sung chức danh Trợ lý điều tra tại Khoản 2 Điều 33 Bộ luật TTHS về những người tiến hành tố tụng.Hai là, sửa đổi, bổ sung Điều 34 Bộ luật TTHS như sau: Thủ trưởng CQĐT có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:+ Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra.+ Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự.+ Quyết định phân công ĐTV, Trợ lý điều tra trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Trợ lý điều tra…+ Quyết định thay đổi Điều tra viên, Trợ lý điều tra.Khi thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng CQĐT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:+ Quyết định khởi tố vụ án, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án…, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;+ Quyết định truy nã bị can, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng.+ Yêu cầu định giá tài sản; yêu cầu, đề nghị cử người bào chữa; yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật.Ba là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2003 theo hướng tăng thẩm quyền cho ĐTV và quy định thực tế những quyền hạn mà ĐTV thực hiện như sau:Điều tra viên được phân công giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:+ Lập hồ sơ vụ án hình sự, hồ sơ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; triệu tập lấy lời khai những người có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin.+ Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;+ Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị hại.+ Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;+ Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, xử lý vật chứng;+ Chủ trì khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra;+ Tiến hành đối chất, nhận dạng.+ Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.+ Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của CQĐT theo sự phân công của Thủ trưởng CQĐT.+ Kết luận điều tra vụ án.Điều tra hình sự là một lĩnh vực hết sức quan trọng vì công tác liên quan đến nhiều quyền, lợi ích của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Mặt khác, hiệu quả của công tác điều tra tội phạm nói riêng và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra một môi trường xã hội ổn định, thuận lợi, an toàn để phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi đó, văn bản quy định về tổ chức ĐTHS đã trải qua 2 “đời” Pháp lệnh (Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 1989 và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 2004). Do đó, đã đến lúc cần thiết phải quy định những vấn đề thuộc về tổ chức ĐTHS trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn. Đó chính là lý do hiện nay Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Luật tổ chức ĐTHS và nghiên cứu sinh kiến nghị Quốc hội cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản luật này và khi ban hành Luật tổ chức ĐTHS cần chỉnh sửa những quy định sau trong Pháp lệnh tổ chức ĐTHS hiện hành: Sửa khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức ĐTHS như sau: “Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có: Cục quản lý, kiểm tra, hướng dẫn điều tra; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy”.Sửa khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức ĐTHS: “Tổ chức của Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh gồm có Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan CSĐT” như sau: “Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có: Phòng quản lý, kiểm tra, hướng dẫn điều tra; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy”Sửa khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS về thời gian bổ nhiệm ĐTV như sau:+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, là sỹ quan CA, sỹ quan Quân đội tại ngũ, cán bộ VKSND, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV sơ cấp;+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là ĐTV sơ cấp ít nhất là bốn năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV trung cấp.Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bảy năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV trung cấp;+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là ĐTV trung cấp ít nhất là bốn năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp, ĐTV trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV cao cấp.Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười một năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của ĐTV sơ cấp, ĐTV trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm ĐTV cao cấp.Sửa điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về Hội đồng tuyển chọn ĐTV như sau:+ (a) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Bộ Công an gồm có Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Cục tổ chức - cán bộ, Vụ pháp chế Bộ Công an và đại diện lãnh đạo đơn vị cấp Cục nơi Điều tra viên công tác là uỷ viên;+(b) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có: Giám đốc Công an cấp tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Phòng tổ chức - cán bộ, Văn phòng Công an tỉnh và đại diện đơn vị cấp Phòng hoặc cấp Đội nơi Điều tra viên công tác là uỷ viên.Khi soạn thảo Luật tổ chức điều tra hình sự cần quy định thêm chứcdanh Trợ lý điều tra theo hướng: Trợ lý điều tra là người thuộc Cơ quan điều tra, có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực điều tra hình sự, giúp việc cho Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.Kiến nghị với Chính phủHiện nay, mức phụ cấp đặc thù 15% áp dụng đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và ĐTV theo Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/07/2009 là còn thấp, chưa theo kịp nhu cầu của tình hình. Do đó, kiến nghị với Chính phủ sửa đổi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg: “mức phụ cấp 15% áp dụng đối với: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV” như sau:“mức phụ cấp 20% áp dụng đối với: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên”Đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng,chống tội phạm về ma túy nâng mức phụ cấp đặc thù từ 20% như hiện nay lên 25%.Kiến nghị với Bộ Công anBộ Công an là cơ quan ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn luật, Pháp lệnh. Do đó, kiến nghị BCA một số vấn đề sau:Sửa lại Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) và Thông tư 28/2014 TT- BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Cơ quan CSĐT BCA và Cơ quan CSĐT CA cấp tỉnh nói chung và thẩm quyền điều tra của các lực lượng CSĐT thuộc hai cấp Cơ quan CSĐT này nói riêng theo hướng bỏ những quy định có tính chất tùy nghi “xét thấy cần trực tiếp điều tra”, cụ thể như sau:+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan CSĐT Bộ Công an: tiến hành điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc liên quan đến những đối tượng phạm tội nhưng thuộc diện trung ương quản lý hoặc có dấu hiệu cho thấy có vi phạm pháp luật TTHS trong quá trình điều tra;+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh: tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong CAND) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng rất nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa bàn trong tỉnh hoặc liên quan đến những đối tượng phạm tội nhưng thuộc diện cấp tỉnh quản lý hoặc có dấu hiệu cho thấy có vi phạm pháp luật TTHS trong quá trình điều tra;Theo: Vũ Duy CôngLink luận án:  Tại đây