0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f3df775e646-Khái-niệm-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Khái niệm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

3. Khái niệm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định chung của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập. Có nhiều quan hệ xã hội cần pháp luật điều chỉnh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Luật doanh nghiệp quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật đầu tư quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật cạnh tranh quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tập trung kinh tế… Từ những lập luận về pháp luật mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất, không ai có thể tự ý thành lập hay đóng cửa một ngân hàng mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngân hàng. Ở Mỹ, tài sản do các ngân hàng Mỹ nắm giữ chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản của tất cả các tổ chức tài chính đóng trụ sở tại đây. Với những lý do này và hơn thế nữa, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội. Chính bởi những đặc điểm của NHTM và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đã tạo nên sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật một cách khác biệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp thông thường.

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thường rất đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Không giống như mua lại, sáp nhập nói chung, điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ NHTM có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế, hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro rất cao, có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình mua lại, sáp nhập NHTM để đảm bảo rằng những giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM được diễn ra trên thực tế và an toàn; đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý ngân hàng, các ngân hàng có cơ sở pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM và buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước đối với các ngân hàng yếu kém cũng phải mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế. Ngoài ra pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần thiết để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi mua lại, sáp nhập dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; giúp các ngân hàng không bị thâu tóm trong quá trình kinh doanh, hội nhập; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, người lao động và các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập...

4. Đặc điểm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Việc tìm ra những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân NHTM sẽ giúp xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật trong lĩnh vực này. Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được xác định như sau:

Một là, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được điều chỉnh bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành về ngân hàng. Khi xem xét hành vi mua lại, sáp nhập dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động này chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật chuyên ngành với pháp luật về doanh nghiệp, cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, bảo hiểm tiền gửi... Trong hệ thống pháp luật, hoạt động mua lại, sáp nhập được điều chỉnh bởi hai nhóm quy định chính: Quy định về thủ tục (quy trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết) và quy định về nội dung (các điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao dịch mua lại, sáp nhập) ở trong nhiều văn bản.

Hai là, việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc sử dụng khung pháp lý như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có những điều chỉnh riêng đối với loại hình này. Về nguyên tắc, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa pháp luật về ngân hàng và pháp luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể NHTM thì áp dụng theo quy định của pháp luật ngân hàng. Trong trường hợp pháp luật ngân hàng không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật doanh nghiệp phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
498 ngày trước
Khái niệm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
3. Khái niệm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiNgân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định chung của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập. Có nhiều quan hệ xã hội cần pháp luật điều chỉnh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Luật doanh nghiệp quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật đầu tư quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật cạnh tranh quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tập trung kinh tế… Từ những lập luận về pháp luật mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất, không ai có thể tự ý thành lập hay đóng cửa một ngân hàng mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngân hàng. Ở Mỹ, tài sản do các ngân hàng Mỹ nắm giữ chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản của tất cả các tổ chức tài chính đóng trụ sở tại đây. Với những lý do này và hơn thế nữa, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội. Chính bởi những đặc điểm của NHTM và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đã tạo nên sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật một cách khác biệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp thông thường.Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thường rất đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Không giống như mua lại, sáp nhập nói chung, điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ NHTM có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế, hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro rất cao, có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình mua lại, sáp nhập NHTM để đảm bảo rằng những giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM được diễn ra trên thực tế và an toàn; đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý ngân hàng, các ngân hàng có cơ sở pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM và buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước đối với các ngân hàng yếu kém cũng phải mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế. Ngoài ra pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần thiết để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi mua lại, sáp nhập dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; giúp các ngân hàng không bị thâu tóm trong quá trình kinh doanh, hội nhập; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, người lao động và các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập...4. Đặc điểm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiViệc tìm ra những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân NHTM sẽ giúp xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật trong lĩnh vực này. Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được xác định như sau:Một là, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được điều chỉnh bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành về ngân hàng. Khi xem xét hành vi mua lại, sáp nhập dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động này chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật chuyên ngành với pháp luật về doanh nghiệp, cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, bảo hiểm tiền gửi... Trong hệ thống pháp luật, hoạt động mua lại, sáp nhập được điều chỉnh bởi hai nhóm quy định chính: Quy định về thủ tục (quy trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết) và quy định về nội dung (các điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao dịch mua lại, sáp nhập) ở trong nhiều văn bản.Hai là, việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc sử dụng khung pháp lý như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có những điều chỉnh riêng đối với loại hình này. Về nguyên tắc, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa pháp luật về ngân hàng và pháp luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể NHTM thì áp dụng theo quy định của pháp luật ngân hàng. Trong trường hợp pháp luật ngân hàng không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật doanh nghiệp phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây