0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f3e0092de9b-Xác-định-tiêu-chuẩn,-điều-kiện-mua-lại,-sáp-nhâp-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

2.2. Xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Tiêu chuẩn thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có liên quan mật thiết đến việc xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Các quốc gia cần xây dựng các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất như vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; việc phân loại nợ và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh tranh; minh bạch thông tin; kỷ luật thị trường. Thực hiện các tiêu chí này sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh tốt và lành mạnh hơn [120, tr.5]. Điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM được coi là rào cản kỹ thuật về mặt pháp lý nhằm chống thâu tóm, chống tập trung kinh tế, không tạo ra sự độc quyền. Với tư cách là một chủ thể trung gian tài chính trong nền kinh tế, điều kiện mua lại, sáp nhập còn nhằm giảm thiểu những rủi ro do hoạt động mua lại, sáp nhập mang lại trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng [16, tr.30]. Pháp luật xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Các quốc gia đều có những nỗ lực để kiểm soát chống độc quyền, chống tập trung kinh tế thông qua việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều bị ngăn cấm nếu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Căn cứ vào ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật cạnh tranh quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện; các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhưng được hưởng miễn trừ và kiểm soát những trường hợp tập trung kinh tế đạt gần tới ngưỡng bị cấm thực hiện. Đối với các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, nhà nước không cấm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng nhà nước sẽ kiểm soát, xem xét việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đó có dẫn đến việc hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan không. Đối với các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ, cơ quan có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng thị phần hoặc doanh thu phải chịu sự kiểm soát về tập trung kinh tế được thực hiện các dự án trên cơ sở đáp ứng một số tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội [1, tr.61].

Luật sáp nhập ngân hàng Mỹ (Bank Merger Act) năm 1960 quy định các Cơ quan quản lý ngân hàng Liên bang phải đặt yếu tố cạnh tranh của các thương vụ sáp nhập lên vị trí hàng đầu. Vì thế các cơ quan quản lý phải dự đoán những tác động có thể xảy ra của một vụ sáp nhập ngân hàng [136, tr.822]. Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ phải áp dụng những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn sáp nhập của Bộ Tư pháp quy định cho các yêu cầu sáp nhập. Mỗi đơn yêu cầu sáp nhập sẽ được tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp nhập. Hướng dẫn về việc sáp nhập do Bộ Tư pháp Mỹ ban hành lấy công thức tính chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập trung thị trường [136, tr.825]. Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, Liên minh Châu Âu xem việc duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hàng đầu, thậm chí là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế [42, tr.94]. Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức, việc hợp nhất, sáp nhập bị kiểm soát hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức vốn của công ty [95]. Pháp luật Trung Quốc quy định nhà đầu tư nước ngoài thực hiện M&A phải báo cáo lên Bộ Thương mại và Cơ quan nhà nước về công nghiệp và thương mại xem xét trên cơ sở doanh số, mức độ kiểm soát thị trường theo quy định. Tại Thái Lan, các hoạt động sáp nhập có thể dẫn đến mua lại thị phần, tổng doanh thu, vốn, cổ phiếu hoặc tài sản vượt quá mức cho phép bị cấm do các hoạt động kinh doanh này sau khi sáp nhập có thể dẫn tới độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh [59, tr.67]. Luật cạnh tranh của Việt Nam quy định hành vi tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế vượt ngưỡng cho phép trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ.

Qua phân tích một số nội dung trên đây cho thấy các quốc gia đều coi trọng việc xem xét hoạt động mua lại, sáp nhập sẽ gây ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới trạng thái cạnh tranh của thị trường. Đây là tiêu chí, điều kiện rất quan trọng để cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định có thực hiện hay không đối với một thương vụ mua lại, sáp nhập, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp luật có thể sử dụng doanh số, thị phần, mức vốn là tiêu chí để xác định hành vi tập trung kinh tế và được sử dụng khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Xem xét một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM qua tiêu chuẩn quy định về tập trung kinh tế sẽ đánh giá tác động của hành vi này với lợi ích hay tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội và nền kinh tế. Khi đề ra một “ngưỡng” cụ thể để đánh giá hành vi này thì nó trở thành điều kiện cho một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM. Tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp. Các quốc gia đều xem hành vi tập trung kinh tế là một trong những điều kiện để thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp với các quy định cụ thể về “ngưỡng” kiểm soát tập trung kinh tế hoặc sử dụng các công cụ khác nhau để tính toán mức độ tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh quy định “ngưỡng” để kiểm soát tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế của các nhà đầu tư, đồng thời vẫn bảo vệ cạnh tranh trên thị trường [1, tr.61].

Thứ hai, tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

  • Về vốn ngân hàng:

Một ngân hàng cần bao nhiêu vốn? Đây là một câu hỏi xuyên suốt quá trình phát triển của ngành ngân hàng và là điểm nóng gây nhiều tranh cãi. Những tranh luận xoay xung quanh câu hỏi: Ai là người nên đứng ra đặt “chuẩn mực” về vốn cho ngân hàng, là thị trường hay các cơ quan quản lý ngân hàng? Thế nào được cho là hợp lý về vốn đối với ngân hàng? [136, tr.567].

Để bắt đầu đầu hoạt động một ngân hàng, pháp luật quy định chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định gọi là vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể [34, tr.36]. Vốn chủ sở hữu được xem là “tấm đệm” cuối cùng để chống lại rủi ro phá sản của ngân hàng và giúp ngân hàng hạn chế các rủi ro đa dạng khác. Những mức vốn tối thiểu được yêu cầu (so với tổng tài sản) là quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, được xuất phát từ sự lo ngại về khả năng thua lỗ của ngân hàng và kéo theo những hệ lụy, tổn thất cho người gửi tiền, các bên liên quan và cả xã hội. Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng để bù đắp cho những tổn thất về sự quản lý yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, giúp ngân hàng vượt qua khó khăn hiện tại. Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn đến mức khi đã sử dụng các biện pháp, trong đó có cả vốn chủ sở hữu đều không khắc phục được thì buộc phải đóng cửa.

Quy định về vốn ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi với việc đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn mới áp dụng đối với tất cả ngân hàng ở những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, quy định một mức vốn tối thiểu đối với hoạt động ngân hàng [136, tr.569]. Nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng (sau khi trích lập dự phòng các khoản nợ và giảm giá tài sản) là điều Chính phủ của các quốc gia quan tâm do đây là căn cứ để yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo quy định phải buộc mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể [120, tr.2]. Tùy theo quy định của các quốc gia sẽ có những quy định về vốn khác nhau, trong đó quy định về vốn pháp định khi thành lập ngân hàng.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
462 ngày trước
Xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
2.2. Xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiTiêu chuẩn thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có liên quan mật thiết đến việc xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Các quốc gia cần xây dựng các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất như vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; việc phân loại nợ và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh tranh; minh bạch thông tin; kỷ luật thị trường. Thực hiện các tiêu chí này sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh tốt và lành mạnh hơn [120, tr.5]. Điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM được coi là rào cản kỹ thuật về mặt pháp lý nhằm chống thâu tóm, chống tập trung kinh tế, không tạo ra sự độc quyền. Với tư cách là một chủ thể trung gian tài chính trong nền kinh tế, điều kiện mua lại, sáp nhập còn nhằm giảm thiểu những rủi ro do hoạt động mua lại, sáp nhập mang lại trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng [16, tr.30]. Pháp luật xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Các quốc gia đều có những nỗ lực để kiểm soát chống độc quyền, chống tập trung kinh tế thông qua việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều bị ngăn cấm nếu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Căn cứ vào ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật cạnh tranh quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện; các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhưng được hưởng miễn trừ và kiểm soát những trường hợp tập trung kinh tế đạt gần tới ngưỡng bị cấm thực hiện. Đối với các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, nhà nước không cấm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng nhà nước sẽ kiểm soát, xem xét việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đó có dẫn đến việc hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan không. Đối với các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ, cơ quan có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng thị phần hoặc doanh thu phải chịu sự kiểm soát về tập trung kinh tế được thực hiện các dự án trên cơ sở đáp ứng một số tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội [1, tr.61].Luật sáp nhập ngân hàng Mỹ (Bank Merger Act) năm 1960 quy định các Cơ quan quản lý ngân hàng Liên bang phải đặt yếu tố cạnh tranh của các thương vụ sáp nhập lên vị trí hàng đầu. Vì thế các cơ quan quản lý phải dự đoán những tác động có thể xảy ra của một vụ sáp nhập ngân hàng [136, tr.822]. Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ phải áp dụng những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn sáp nhập của Bộ Tư pháp quy định cho các yêu cầu sáp nhập. Mỗi đơn yêu cầu sáp nhập sẽ được tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp nhập. Hướng dẫn về việc sáp nhập do Bộ Tư pháp Mỹ ban hành lấy công thức tính chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập trung thị trường [136, tr.825]. Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, Liên minh Châu Âu xem việc duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hàng đầu, thậm chí là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế [42, tr.94]. Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức, việc hợp nhất, sáp nhập bị kiểm soát hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức vốn của công ty [95]. Pháp luật Trung Quốc quy định nhà đầu tư nước ngoài thực hiện M&A phải báo cáo lên Bộ Thương mại và Cơ quan nhà nước về công nghiệp và thương mại xem xét trên cơ sở doanh số, mức độ kiểm soát thị trường theo quy định. Tại Thái Lan, các hoạt động sáp nhập có thể dẫn đến mua lại thị phần, tổng doanh thu, vốn, cổ phiếu hoặc tài sản vượt quá mức cho phép bị cấm do các hoạt động kinh doanh này sau khi sáp nhập có thể dẫn tới độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh [59, tr.67]. Luật cạnh tranh của Việt Nam quy định hành vi tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế vượt ngưỡng cho phép trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ.Qua phân tích một số nội dung trên đây cho thấy các quốc gia đều coi trọng việc xem xét hoạt động mua lại, sáp nhập sẽ gây ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới trạng thái cạnh tranh của thị trường. Đây là tiêu chí, điều kiện rất quan trọng để cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định có thực hiện hay không đối với một thương vụ mua lại, sáp nhập, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp luật có thể sử dụng doanh số, thị phần, mức vốn là tiêu chí để xác định hành vi tập trung kinh tế và được sử dụng khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Xem xét một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM qua tiêu chuẩn quy định về tập trung kinh tế sẽ đánh giá tác động của hành vi này với lợi ích hay tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội và nền kinh tế. Khi đề ra một “ngưỡng” cụ thể để đánh giá hành vi này thì nó trở thành điều kiện cho một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM. Tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp. Các quốc gia đều xem hành vi tập trung kinh tế là một trong những điều kiện để thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp với các quy định cụ thể về “ngưỡng” kiểm soát tập trung kinh tế hoặc sử dụng các công cụ khác nhau để tính toán mức độ tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh quy định “ngưỡng” để kiểm soát tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế của các nhà đầu tư, đồng thời vẫn bảo vệ cạnh tranh trên thị trường [1, tr.61].Thứ hai, tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Về vốn ngân hàng:Một ngân hàng cần bao nhiêu vốn? Đây là một câu hỏi xuyên suốt quá trình phát triển của ngành ngân hàng và là điểm nóng gây nhiều tranh cãi. Những tranh luận xoay xung quanh câu hỏi: Ai là người nên đứng ra đặt “chuẩn mực” về vốn cho ngân hàng, là thị trường hay các cơ quan quản lý ngân hàng? Thế nào được cho là hợp lý về vốn đối với ngân hàng? [136, tr.567].Để bắt đầu đầu hoạt động một ngân hàng, pháp luật quy định chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định gọi là vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể [34, tr.36]. Vốn chủ sở hữu được xem là “tấm đệm” cuối cùng để chống lại rủi ro phá sản của ngân hàng và giúp ngân hàng hạn chế các rủi ro đa dạng khác. Những mức vốn tối thiểu được yêu cầu (so với tổng tài sản) là quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, được xuất phát từ sự lo ngại về khả năng thua lỗ của ngân hàng và kéo theo những hệ lụy, tổn thất cho người gửi tiền, các bên liên quan và cả xã hội. Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng để bù đắp cho những tổn thất về sự quản lý yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, giúp ngân hàng vượt qua khó khăn hiện tại. Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn đến mức khi đã sử dụng các biện pháp, trong đó có cả vốn chủ sở hữu đều không khắc phục được thì buộc phải đóng cửa.Quy định về vốn ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi với việc đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn mới áp dụng đối với tất cả ngân hàng ở những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, quy định một mức vốn tối thiểu đối với hoạt động ngân hàng [136, tr.569]. Nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng (sau khi trích lập dự phòng các khoản nợ và giảm giá tài sản) là điều Chính phủ của các quốc gia quan tâm do đây là căn cứ để yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo quy định phải buộc mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể [120, tr.2]. Tùy theo quy định của các quốc gia sẽ có những quy định về vốn khác nhau, trong đó quy định về vốn pháp định khi thành lập ngân hàng.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây