0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f3e0f148428-Xác-định-trình-tự,-thủ-tục-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

2.4. Xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là trình tự, thủ tục hành chính để các bên tham gia mua lại, sáp nhập phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Theo đó trình tự thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là thứ tự các bước tiến hành của các bên tham gia mua lại, sáp nhập và cơ quan thực hiện thủ tục mua lại, sáp nhập trong giải quyết mua lại, sáp nhập NHTM cho tổ chức, cá nhân. Thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến cá nhân, tổ chức. So với những quy định về trình tự, thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục áp dụng đối với NHTM có mức độ phức tạp cao hơn. Tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, ngoài việc pháp luật quy định trực tiếp về trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong các văn bản pháp luật, cơ quan có thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập nhằm cung cấp thêm công cụ, thông tin để các bên có cơ sở thực hiện cũng như tạo ra hành lang pháp lý thực hiện thương vụ này.

Căn cứ vào việc mua lại, sáp nhập được thực hiện theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc để xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM. Thông thường, trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm một số bước chính như sau:

  • Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức thực hiện tự nguyện:

Thứ nhất, trình tự, thủ tục trong việc xây dựng văn bản trình cơ quan có thẩm quyền quyết định của NHTM tham gia mua lại, sáp nhập xem xét hoặc thông qua.

Tại bước này, ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp để xây dựng những văn bản theo yêu cầu của pháp luật, thông thường bao gồm có đơn yêu cầu mua lại, sáp nhập, đề án mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập và điều lệ hoạt động của NHTM nhận sáp nhập. Ở Mỹ, mỗi đơn yêu cầu sáp nhập được xem xét bởi: a) Các chuyên gia kinh tế và luật sư của các Cơ quan quản lý ngân hàng Liên bang, tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp nhập; b) Các quan chức Phòng giám sát và quản lý sẽ đánh giá những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với tình hình tài chính và triển vọng tương lai của các ngân hàng có liên quan [136, tr.826]. Pháp luật Mỹ quy định các yêu cầu sáp nhập phải được thông báo trên một tờ báo phổ thông tại địa phương với quy định cụ thể về thời gian, tần suất thông báo. Đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ được ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng thông qua và cổ đông của mỗi ngân hàng bỏ phiếu. Nếu được cổ đông thông qua (tối thiểu là 2/3), ngân hàng sẽ phải thông báo cho cơ quan Chính phủ có chức năng quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập, thông báo cho cơ quan quản lý ngân hàng giám sát những ngân hàng liên quan [136, tr.820].

Thứ hai, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

NHTM tham gia mua lại, sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại, sáp nhập bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Yếu tố “ảnh hưởng cạnh tranh” của các thương vụ mua lại, sáp nhập thường được pháp luật đưa lên vị trí hàng đầu. Vì thế trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh được xem là quy định bắt buộc khi quyết định một thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng. Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc cơ quan tư pháp nơi ngân hàng gửi đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ xem xét đơn đề nghị theo thẩm quyền và cho ý kiến chính thức thương vụ đó có được tiến hành hay không. Nếu được chấp thuận, các bên tham gia sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi cơ quan quản lý ngân hàng phê chuẩn.

Thứ ba, trình tự, thủ tục chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập.

NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp lập hồ sơ theo quy định để NHTM mua lại, nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét, quyết định chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập. Trong bước chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, trên cơ sở thủ tục, hồ sơ đã chuẩn bị, ý kiến chính thức của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, thẩm quyền quyết định sau cùng sẽ do một cơ quan được pháp luật quy định thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trong quá trình thẩm định về trình tự, thủ tục chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập NHTM.

Do chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật của từng quốc gia khác nhau nên việc quy định thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức cũng không giống nhau. Ở Mỹ, Đạo luật sáp nhập ngân hàng năm 1960 đòi hỏi mỗi ngân hàng khi tham gia sáp nhập phải được chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước thì việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền tệ thông qua; đối với các ngân hàng được bảo hiểm, đồng thời là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang thì phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed; nếu không là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang thì cần phải có sự thông qua của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang [136, tr.822]. Ở Thái Lan, cơ quan có thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập ngân hàng được trao cho NHTW...

Ở Việt Nam, thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập NHTM được pháp luật quy định đối với cơ quan quản lý ngân hàng và trong nội bộ NHTM. Về thẩm quyền của cơ quan quản lý ngân hàng, NHNN là cơ quan chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể TCTD. NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt. Thống đốc NHNN là người có thẩm quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập và các hoạt động khác liên quan đến mua lại, sáp nhập của TCTD. Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền chấp thuận mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) chấp thuận mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy định đối với công ty niêm yết...

Thứ tư, trình tự, thủ tục chấp thuận chính thức mua lại, sáp nhập.

Khi được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của NHTM để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp nhập và các vấn đề có liên quan khác nếu có, đồng thời phối hợp lập hồ sơ theo quy định để NHTM mua lại, nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan quản lý ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc mua lại, sáp nhập. Nếu được chấp thuận, các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của ngân hàng như thực hiện đăng ký kinh doanh, chuyển đổi hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản hay các thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết.

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất. Để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, đối với tất cả các trường hợp mua lại, sáp nhập, pháp luật Việt Nam đều áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đối với chấp thuận nguyên tắc, việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến nhiều cơ quan quản lý ở cả Trung ương và địa phương, do vậy trong bước này quy định việc mua lại, sáp nhập phải có ý kiến của một số cơ quan ở Trung ương và địa phương. Đối với chấp thuận chính thức, trong trường hợp phương án hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc mua lại, sáp nhập thay đổi so với bước chấp thuận nguyên tắc mà thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền nội bộ quyết định thì các NHTM một lần nữa phải tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua. Khi hoàn tất thủ tục này, ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập lập và gửi bộ hồ sơ theo quy định để trình xem xét. Sau khi có quyết định của Thống đốc NHNN, các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo.

Bản chất pháp lý của việc chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM chính là việc kiểm soát các trình tự, thủ tục và giám sát việc mua lại, sáp nhập NHTM một cách chặt chẽ của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Chỉ khi nào các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập hoàn tất các trình tự, thủ tục trong từng giai đoạn thì mới được thực hiện các công việc tiếp theo. Quyết định chấp thuận mua lại, sáp nhập của cơ quan quản lý ngân hàng chính là việc thừa nhận các bên đã hoàn tất các trình tự, thủ tục theo quy định. Việc pháp luật xác định thủ tục chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM cũng chính bởi vai trò quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế và an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật do nhà nước ban hành, chính vì thế công tác kiểm tra, giám sát đối với các quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không nằm ngoài chức năng đó.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
480 ngày trước
Xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
2.4. Xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiTrình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là trình tự, thủ tục hành chính để các bên tham gia mua lại, sáp nhập phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Theo đó trình tự thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là thứ tự các bước tiến hành của các bên tham gia mua lại, sáp nhập và cơ quan thực hiện thủ tục mua lại, sáp nhập trong giải quyết mua lại, sáp nhập NHTM cho tổ chức, cá nhân. Thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến cá nhân, tổ chức. So với những quy định về trình tự, thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục áp dụng đối với NHTM có mức độ phức tạp cao hơn. Tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, ngoài việc pháp luật quy định trực tiếp về trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong các văn bản pháp luật, cơ quan có thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập nhằm cung cấp thêm công cụ, thông tin để các bên có cơ sở thực hiện cũng như tạo ra hành lang pháp lý thực hiện thương vụ này.Căn cứ vào việc mua lại, sáp nhập được thực hiện theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc để xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM. Thông thường, trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm một số bước chính như sau:Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức thực hiện tự nguyện:Thứ nhất, trình tự, thủ tục trong việc xây dựng văn bản trình cơ quan có thẩm quyền quyết định của NHTM tham gia mua lại, sáp nhập xem xét hoặc thông qua.Tại bước này, ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp để xây dựng những văn bản theo yêu cầu của pháp luật, thông thường bao gồm có đơn yêu cầu mua lại, sáp nhập, đề án mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập và điều lệ hoạt động của NHTM nhận sáp nhập. Ở Mỹ, mỗi đơn yêu cầu sáp nhập được xem xét bởi: a) Các chuyên gia kinh tế và luật sư của các Cơ quan quản lý ngân hàng Liên bang, tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp nhập; b) Các quan chức Phòng giám sát và quản lý sẽ đánh giá những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với tình hình tài chính và triển vọng tương lai của các ngân hàng có liên quan [136, tr.826]. Pháp luật Mỹ quy định các yêu cầu sáp nhập phải được thông báo trên một tờ báo phổ thông tại địa phương với quy định cụ thể về thời gian, tần suất thông báo. Đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ được ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng thông qua và cổ đông của mỗi ngân hàng bỏ phiếu. Nếu được cổ đông thông qua (tối thiểu là 2/3), ngân hàng sẽ phải thông báo cho cơ quan Chính phủ có chức năng quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập, thông báo cho cơ quan quản lý ngân hàng giám sát những ngân hàng liên quan [136, tr.820].Thứ hai, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh.NHTM tham gia mua lại, sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại, sáp nhập bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Yếu tố “ảnh hưởng cạnh tranh” của các thương vụ mua lại, sáp nhập thường được pháp luật đưa lên vị trí hàng đầu. Vì thế trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh được xem là quy định bắt buộc khi quyết định một thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng. Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc cơ quan tư pháp nơi ngân hàng gửi đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ xem xét đơn đề nghị theo thẩm quyền và cho ý kiến chính thức thương vụ đó có được tiến hành hay không. Nếu được chấp thuận, các bên tham gia sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi cơ quan quản lý ngân hàng phê chuẩn.Thứ ba, trình tự, thủ tục chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập.NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp lập hồ sơ theo quy định để NHTM mua lại, nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét, quyết định chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập. Trong bước chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, trên cơ sở thủ tục, hồ sơ đã chuẩn bị, ý kiến chính thức của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, thẩm quyền quyết định sau cùng sẽ do một cơ quan được pháp luật quy định thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trong quá trình thẩm định về trình tự, thủ tục chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập NHTM.Do chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật của từng quốc gia khác nhau nên việc quy định thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức cũng không giống nhau. Ở Mỹ, Đạo luật sáp nhập ngân hàng năm 1960 đòi hỏi mỗi ngân hàng khi tham gia sáp nhập phải được chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước thì việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền tệ thông qua; đối với các ngân hàng được bảo hiểm, đồng thời là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang thì phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed; nếu không là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang thì cần phải có sự thông qua của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang [136, tr.822]. Ở Thái Lan, cơ quan có thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập ngân hàng được trao cho NHTW...Ở Việt Nam, thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập NHTM được pháp luật quy định đối với cơ quan quản lý ngân hàng và trong nội bộ NHTM. Về thẩm quyền của cơ quan quản lý ngân hàng, NHNN là cơ quan chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể TCTD. NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt. Thống đốc NHNN là người có thẩm quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập và các hoạt động khác liên quan đến mua lại, sáp nhập của TCTD. Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền chấp thuận mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) chấp thuận mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy định đối với công ty niêm yết...Thứ tư, trình tự, thủ tục chấp thuận chính thức mua lại, sáp nhập.Khi được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của NHTM để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp nhập và các vấn đề có liên quan khác nếu có, đồng thời phối hợp lập hồ sơ theo quy định để NHTM mua lại, nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan quản lý ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc mua lại, sáp nhập. Nếu được chấp thuận, các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của ngân hàng như thực hiện đăng ký kinh doanh, chuyển đổi hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản hay các thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết.Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất. Để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, đối với tất cả các trường hợp mua lại, sáp nhập, pháp luật Việt Nam đều áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đối với chấp thuận nguyên tắc, việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến nhiều cơ quan quản lý ở cả Trung ương và địa phương, do vậy trong bước này quy định việc mua lại, sáp nhập phải có ý kiến của một số cơ quan ở Trung ương và địa phương. Đối với chấp thuận chính thức, trong trường hợp phương án hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc mua lại, sáp nhập thay đổi so với bước chấp thuận nguyên tắc mà thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền nội bộ quyết định thì các NHTM một lần nữa phải tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua. Khi hoàn tất thủ tục này, ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập lập và gửi bộ hồ sơ theo quy định để trình xem xét. Sau khi có quyết định của Thống đốc NHNN, các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo.Bản chất pháp lý của việc chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM chính là việc kiểm soát các trình tự, thủ tục và giám sát việc mua lại, sáp nhập NHTM một cách chặt chẽ của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Chỉ khi nào các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập hoàn tất các trình tự, thủ tục trong từng giai đoạn thì mới được thực hiện các công việc tiếp theo. Quyết định chấp thuận mua lại, sáp nhập của cơ quan quản lý ngân hàng chính là việc thừa nhận các bên đã hoàn tất các trình tự, thủ tục theo quy định. Việc pháp luật xác định thủ tục chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM cũng chính bởi vai trò quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế và an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật do nhà nước ban hành, chính vì thế công tác kiểm tra, giám sát đối với các quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không nằm ngoài chức năng đó.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây