0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f3e1848cdd8-Xác-định-hệ-quả-pháp-lý-khi-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

2.5. Xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM được xác định qua một số nội dung chính như sau:

Mua lại NHTM có thể là mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại. Khi thực hiện mua lại toàn bộ cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại NHTM là NHTM bị mua lại trở thành chi nhánh trực thuộc của NHTM mua lại hoặc sau khi mua lại có thể bị sáp nhập vào NHTM mua lại, hoặc NHTM bị mua lại có thể được chuyển đổi hình thức pháp lý để trở thành công ty trực thuộc bên mua lại. Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị mua lại sẽ do bên mua lại thực hiện. Về mặt pháp lý, pháp luật quy định NHTM mua lại sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị mua lại, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị mua lại đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang NHTM mua lại; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM mua lại; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị mua lại cũng được chuyển sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị mua lại được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị mua lại được chuyển giao sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật [82]. Khi thực hiện mua lại một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại NHTM là NHTM bị mua lại không trở thành công ty trực thuộc của NHTM mua lại NHTM đó. Về mặt pháp lý, NHTM mua lại chỉ có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với số cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác trong phạm vi mua lại. Khi tỷ lệ mua lại đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, quyết định quản lý, điều hành của NHTM bị mua lại thuộc về bên mua lại theo quy định của pháp luật và điều lệ NHTM.

Đối với giao dịch sáp nhập, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày sáp nhập có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận sáp nhập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập sẽ do bên nhận sáp nhập thực hiện. Bên bị sáp nhập chấm dứt pháp nhân. Về mặt pháp lý, NHTM nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị sáp nhập, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM nhận sáp nhập; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị sáp nhập được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị sáp nhập cũng được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị sáp nhập được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị sáp nhập được chuyển giao sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật [82].

Một trong những hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM là quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Khi đó NHTM mua lại, nhận sáp nhập là chủ sở hữu với các tài sản này, có quyền đòi nợ và quyền định đoạt các tài sản này. Chuyển giao quyền đòi nợ là một trong những trường hợp thông dụng của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng chuyển giao là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng dân sự, nghĩa là bên chuyển giao chuyển quyền đòi nợ, còn bên nhận chuyển giao phải đáp ứng cho bên chuyển giao một số điều kiện nhất định. Trường hợp khoản nợ này có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Sau khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực, bên nhận chuyển giao trở thành bên thế quyền, nên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán khi khoản nợ đến hạn; đồng thời, có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo giao dịch bảo đảm đã ký kết trước đây giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ để thu hồi nợ, mà không yêu cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ. Như vậy, sau khi ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực pháp luật, quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Trong trường hợp có thỏa thuận từ trước về việc không chuyển giao quyền đòi nợ thì quyền này không có cơ sở pháp lý để chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập. Do đó pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần quy định rõ để việc chuyển giao quyền chủ nợ có thể thực hiện được trên thực tế, tránh phát sinh tranh chấp.

Như đã trình bày, thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại, sáp nhập đối với giao dịch mua lại, sáp nhập do cơ quan quản lý ngân hàng có thẩm quyền quy định. Khi đó bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng toàn bộ hoặc một phần tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của bên bị mua lại, bị sáp nhập, các báo cáo quản lý, tài chính đã được kiểm toán bắt buộc và được cơ quan quản lý ngân hàng chấp thuận. Ngoài việc nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng tài sản, các bên mua lại, nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận và thực thi quyền sở hữu đối với thương hiệu, hình ảnh, mã chứng khoán và các tài sản trí tuệ khác của bên bị mua lại, bị sáp nhập kể từ ngày mua lại, sáp nhập. Đối với các tài sản của bên bị mua lại, bị sáp nhập phải đăng ký hay thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định, bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký với tư cách là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng (tùy từng trường hợp áp dụng) đối với các tài sản đó. Bên bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bằng hợp đồng ủy quyền cho bên mua lại, nhận sáp nhập thay mặt để ký các văn bản và thực hiện tất cả các hành động cần thiết hoặc bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc pháp luật có liên quan nhằm thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký sở hữu hoặc sử dụng tài sản đó. Vào ngày mua lại, sáp nhập, toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động của bên bị mua lại, bị sáp nhập từ khi thành lập đến ngày mua lại, sáp nhập phải được chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập.

Vào ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực, cổ đông sáng lập của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bị mất quyền cổ đông sáng lập, trở thành cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, cụ thể là: (1) Không còn quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời gian luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết do đã trở thành cổ phiếu phổ thông. (2) Không bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (3) Không còn nghĩa vụ phải cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua số cổ phần phổ thông được quyền chào bán theo quy định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
462 ngày trước
Xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
2.5. Xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiHệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM được xác định qua một số nội dung chính như sau:Mua lại NHTM có thể là mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại. Khi thực hiện mua lại toàn bộ cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại NHTM là NHTM bị mua lại trở thành chi nhánh trực thuộc của NHTM mua lại hoặc sau khi mua lại có thể bị sáp nhập vào NHTM mua lại, hoặc NHTM bị mua lại có thể được chuyển đổi hình thức pháp lý để trở thành công ty trực thuộc bên mua lại. Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị mua lại sẽ do bên mua lại thực hiện. Về mặt pháp lý, pháp luật quy định NHTM mua lại sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị mua lại, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị mua lại đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang NHTM mua lại; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM mua lại; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị mua lại cũng được chuyển sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị mua lại được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị mua lại được chuyển giao sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật [82]. Khi thực hiện mua lại một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại NHTM là NHTM bị mua lại không trở thành công ty trực thuộc của NHTM mua lại NHTM đó. Về mặt pháp lý, NHTM mua lại chỉ có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với số cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác trong phạm vi mua lại. Khi tỷ lệ mua lại đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, quyết định quản lý, điều hành của NHTM bị mua lại thuộc về bên mua lại theo quy định của pháp luật và điều lệ NHTM.Đối với giao dịch sáp nhập, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày sáp nhập có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận sáp nhập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập sẽ do bên nhận sáp nhập thực hiện. Bên bị sáp nhập chấm dứt pháp nhân. Về mặt pháp lý, NHTM nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị sáp nhập, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM nhận sáp nhập; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị sáp nhập được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị sáp nhập cũng được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị sáp nhập được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị sáp nhập được chuyển giao sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật [82].Một trong những hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM là quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Khi đó NHTM mua lại, nhận sáp nhập là chủ sở hữu với các tài sản này, có quyền đòi nợ và quyền định đoạt các tài sản này. Chuyển giao quyền đòi nợ là một trong những trường hợp thông dụng của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng chuyển giao là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng dân sự, nghĩa là bên chuyển giao chuyển quyền đòi nợ, còn bên nhận chuyển giao phải đáp ứng cho bên chuyển giao một số điều kiện nhất định. Trường hợp khoản nợ này có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Sau khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực, bên nhận chuyển giao trở thành bên thế quyền, nên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán khi khoản nợ đến hạn; đồng thời, có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo giao dịch bảo đảm đã ký kết trước đây giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ để thu hồi nợ, mà không yêu cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ. Như vậy, sau khi ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực pháp luật, quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Trong trường hợp có thỏa thuận từ trước về việc không chuyển giao quyền đòi nợ thì quyền này không có cơ sở pháp lý để chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập. Do đó pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần quy định rõ để việc chuyển giao quyền chủ nợ có thể thực hiện được trên thực tế, tránh phát sinh tranh chấp.Như đã trình bày, thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại, sáp nhập đối với giao dịch mua lại, sáp nhập do cơ quan quản lý ngân hàng có thẩm quyền quy định. Khi đó bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng toàn bộ hoặc một phần tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của bên bị mua lại, bị sáp nhập, các báo cáo quản lý, tài chính đã được kiểm toán bắt buộc và được cơ quan quản lý ngân hàng chấp thuận. Ngoài việc nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng tài sản, các bên mua lại, nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận và thực thi quyền sở hữu đối với thương hiệu, hình ảnh, mã chứng khoán và các tài sản trí tuệ khác của bên bị mua lại, bị sáp nhập kể từ ngày mua lại, sáp nhập. Đối với các tài sản của bên bị mua lại, bị sáp nhập phải đăng ký hay thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định, bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký với tư cách là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng (tùy từng trường hợp áp dụng) đối với các tài sản đó. Bên bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bằng hợp đồng ủy quyền cho bên mua lại, nhận sáp nhập thay mặt để ký các văn bản và thực hiện tất cả các hành động cần thiết hoặc bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc pháp luật có liên quan nhằm thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký sở hữu hoặc sử dụng tài sản đó. Vào ngày mua lại, sáp nhập, toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động của bên bị mua lại, bị sáp nhập từ khi thành lập đến ngày mua lại, sáp nhập phải được chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập.Vào ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực, cổ đông sáng lập của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bị mất quyền cổ đông sáng lập, trở thành cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, cụ thể là: (1) Không còn quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời gian luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết do đã trở thành cổ phiếu phổ thông. (2) Không bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (3) Không còn nghĩa vụ phải cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua số cổ phần phổ thông được quyền chào bán theo quy định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây