0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f44fb66efb9-Quy-định-của-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

3.2. Quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

3.2.1 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập

Pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại:

Từ những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh thông qua hành vi tập trung kinh tế. Hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM bị cấm nếu thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập chiếm trên 50% trên thị trường liên quan; được thực hiện khi thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan nhưng phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập; khi thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập dưới 30% trên thị trường liên quan thì được thực hiện và không phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập.

Hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc thù, cách xác định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định thành điều khoản riêng trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Áp dụng qui định của Luật cạnh tranh trong việc xác định thị phần đối với các NHTM nếu muốn tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, doanh thu để xác định thị phần của NHTM được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây: (1) Thu nhập tiền lãi; (2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; (3) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; (4) Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần; (5) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; (6) Thu nhập khác (Điều 12, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).

Thông tư 04/2010/TT-NHNN do NHNN ban hành quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD đã quy định điều kiện, trình tự thủ tục thực hiện hoạt động tập trung kinh tế đối với từng hình thức sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD (Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016 đã thay thế một số điều khoản của Thông tư 04/2010/TT-NHNN). Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định điều kiện đầu tiên để được sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD là không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật cạnh tranh; TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh. Quy định dẫn chiếu tới Luật cạnh tranh này đã bao gồm hay loại trừ các quy định về tập trung bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.

Nhìn chung, hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc thù, cách xác định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định thành điều khoản riêng trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Các quy định về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã được dẫn chiếu tới Luật cạnh tranh về các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm hoặc trường hợp được hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã cụ thể hóa và hỗ trợ quá trình kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh [13, tr.78].

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại:

Luật các TCTD quy định điều kiện cấp Giấy phép đầu tiên đối với ngân hàng là có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (điểm a, Khoản 1, Điều 20). Luật giao Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 1, Điều 19) và ngân hàng phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (Khoản 2, Điều 19). Theo đó TCTD phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định, NHNN quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD giảm thấp hơn mức vốn pháp định (Điều 19). Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD quy định từ năm 2011 yêu cầu vốn pháp định đối với NHTMCP Việt Nam là 3.000 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Như vậy, ngân hàng mua lại sau khi mua lại, ngân hàng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

Đối với các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Luật các TCTD quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ (điểm b, Khoản 1, Điều 130). Luật giao NHNN quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 3, Điều 130). Trong trường hợp TCTD không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 130, TCTD phải báo cáo NHNN giải pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật các TCTD nhằm bảo đảm để TCTD đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Khoản 5, Điều 130). Luật cũng quy định, TCTD phải ban hành các quy định nội bộ có nội dung quy định về tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (điểm c, Khoản 2, Điều 93). Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

Quy định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM không được quy định trực tiếp bởi Luật các TCTD mà do Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN điều chỉnh. Thông tư quy định ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập còn phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định. Trên thực tế việc mua lại, sáp nhập có thể khiến ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập tăng mức nợ xấu nhưng các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động phải ở mức theo quy định.

Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật hiện hành đã tiệm cận các chuẩn mực về vốn và an toàn vốn quốc tế. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (CAR) được yêu cầu ở mức 9%, trong khi quy định của Basel II chỉ là 8%. Vốn điều lệ của NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM do nguồn vốn của NHTM phần lớn là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Việc lựa chọn hệ số CAR theo chuẩn mực Basel áp dụng tại Việt Nam sẽ giảm thiểu rủi ro khi kinh tế xuất hiện những bất ổn, các NHTM có thể gặp những khó khăn hơn so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các biến động từ môi trường kinh doanh. Trên thực tế nhiều NHTM quy mô nhỏ nhưng kinh doanh hiệu quả. Vì thế yêu cầu phải đáp ứng một con số tuyệt đối về vốn điều lệ có thể không còn thích hợp khi NHTM đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định nên vẫn có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
462 ngày trước
Quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
3.2. Quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại3.2.1 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhậpPháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại:Từ những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh thông qua hành vi tập trung kinh tế. Hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM bị cấm nếu thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập chiếm trên 50% trên thị trường liên quan; được thực hiện khi thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan nhưng phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập; khi thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập dưới 30% trên thị trường liên quan thì được thực hiện và không phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập.Hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc thù, cách xác định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định thành điều khoản riêng trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Áp dụng qui định của Luật cạnh tranh trong việc xác định thị phần đối với các NHTM nếu muốn tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, doanh thu để xác định thị phần của NHTM được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây: (1) Thu nhập tiền lãi; (2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; (3) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; (4) Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần; (5) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; (6) Thu nhập khác (Điều 12, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).Thông tư 04/2010/TT-NHNN do NHNN ban hành quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD đã quy định điều kiện, trình tự thủ tục thực hiện hoạt động tập trung kinh tế đối với từng hình thức sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD (Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016 đã thay thế một số điều khoản của Thông tư 04/2010/TT-NHNN). Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định điều kiện đầu tiên để được sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD là không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật cạnh tranh; TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh. Quy định dẫn chiếu tới Luật cạnh tranh này đã bao gồm hay loại trừ các quy định về tập trung bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.Nhìn chung, hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc thù, cách xác định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định thành điều khoản riêng trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Các quy định về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã được dẫn chiếu tới Luật cạnh tranh về các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm hoặc trường hợp được hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã cụ thể hóa và hỗ trợ quá trình kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh [13, tr.78].- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại:Luật các TCTD quy định điều kiện cấp Giấy phép đầu tiên đối với ngân hàng là có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (điểm a, Khoản 1, Điều 20). Luật giao Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 1, Điều 19) và ngân hàng phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (Khoản 2, Điều 19). Theo đó TCTD phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định, NHNN quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD giảm thấp hơn mức vốn pháp định (Điều 19). Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD quy định từ năm 2011 yêu cầu vốn pháp định đối với NHTMCP Việt Nam là 3.000 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Như vậy, ngân hàng mua lại sau khi mua lại, ngân hàng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.Đối với các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Luật các TCTD quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ (điểm b, Khoản 1, Điều 130). Luật giao NHNN quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 3, Điều 130). Trong trường hợp TCTD không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 130, TCTD phải báo cáo NHNN giải pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật các TCTD nhằm bảo đảm để TCTD đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Khoản 5, Điều 130). Luật cũng quy định, TCTD phải ban hành các quy định nội bộ có nội dung quy định về tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (điểm c, Khoản 2, Điều 93). Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.Quy định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM không được quy định trực tiếp bởi Luật các TCTD mà do Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN điều chỉnh. Thông tư quy định ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập còn phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định. Trên thực tế việc mua lại, sáp nhập có thể khiến ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập tăng mức nợ xấu nhưng các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động phải ở mức theo quy định.Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật hiện hành đã tiệm cận các chuẩn mực về vốn và an toàn vốn quốc tế. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (CAR) được yêu cầu ở mức 9%, trong khi quy định của Basel II chỉ là 8%. Vốn điều lệ của NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM do nguồn vốn của NHTM phần lớn là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Việc lựa chọn hệ số CAR theo chuẩn mực Basel áp dụng tại Việt Nam sẽ giảm thiểu rủi ro khi kinh tế xuất hiện những bất ổn, các NHTM có thể gặp những khó khăn hơn so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các biến động từ môi trường kinh doanh. Trên thực tế nhiều NHTM quy mô nhỏ nhưng kinh doanh hiệu quả. Vì thế yêu cầu phải đáp ứng một con số tuyệt đối về vốn điều lệ có thể không còn thích hợp khi NHTM đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định nên vẫn có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây