0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f45056c19eb-Quy-định-của-pháp-luật-về-trình-tự,-thủ-tục-mua-lại,-sáp-nhập.jpg

Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập

3.3. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập

Điều 153, Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại TCTD do NHNN quy định. Theo quy định của Luật các TCTD, Thông tư số 04/2010/TT-NHTN quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD tại Điều 10, Điều 18 gồm 5 nội dung chính như sau:

  1. TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp xây dựng đề án mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập, điều lệ TCTD nhận sáp nhập và phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của TCTD tham gia sáp nhập thông qua.
  2. TCTD mua lại, tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại, sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.
  3. Để có thể được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp lập 05 bộ hồ sơ để TCTD mua lại, nhận sáp nhập gửi NHNN xem xét, quyết định. Hồ sơ của TCTD được gửi lấy ý kiến của: (i) NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính;
  4. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính; (iii) Các Vụ, Cục thuộc NHNN có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị trên đây, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc xem xét chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận nguyên tắc việc mua lại, sáp nhập TCTD. Trường hợp từ chối chấp thuận nguyên tắc, phải nêu rõ lý do.
  5. Chấp thuận mua lại, sáp nhập: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thống đốc ký văn bản chấp thuận nguyên tắc đề nghị mua lại, sáp nhập TCTD, TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phải: (i) Lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của TCTD để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp nhập và các vấn đề có liên quan khác (nếu có); (ii) Phối hợp lập 02 bộ hồ sơ theo quy định gửi NHNN xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc mua lại, sáp nhập TCTD. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải nêu rõ lý do.
     
  6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc có văn bản chấp thuận việc mua lại TCTD, quyết định chấp thuận sáp nhập có hiệu lực, TCTD mua lại phải hoàn tất các thủ tục về sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD bị mua lại do chuyển đổi chủ sở hữu, đăng ký kinh doanh, TCTD bị sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động, TCTD nhận sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh; đăng bố cáo theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Để thực hiện theo các trình tự, thủ tục như trên, thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập NHTM được pháp luật quy định đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong nội bộ NHTM. Luật NHNN quy định thẩm quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập TCTD là NHNN (Khoản 9, Điều 4). Đối với thẩm quyền quyết định tại nội bộ NHTM, theo Luật các TCTD thì đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của TCTD, có quyền thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác; quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của TCTD; quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể... (Khoản 2, Điều 59). Luật các TCTD quy định đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định nêu trên phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do điều lệ của TCTD quy định (điểm c, Khoản 2, Điều 59). Với các quy định của pháp luật hiện hành, có thể hiểu trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD chỉ được áp dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện, không có văn bản pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD thực hiện trong trường hợp bắt buộc.

Quy định về hệ quả pháp lý khi mua lại và sáp nhập

Hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được quy định tại nhiều văn bản tùy thuộc theo hành vi, tính chất của quan hệ mua lại, sáp nhập. Một số hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được ghi nhận như sau:

Quy định về tổ chức hoạt động của NHTM sau mua lại, sáp nhập.

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập thì một trong những hệ quả pháp lý là xác định tư cách pháp lý của các bên tham gia sau khi mua lại, sáp nhập. Thông tư 04/2010/TT-NHNN đề cập đến hệ quả pháp lý về mua lại, sáp nhập TCTD, theo đó, khi sáp nhập TCTD bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ TCTD bị sáp nhập sang TCTD nhận sáp nhập, TCTD bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại. Sau khi mua lại TCTD, TCTD bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của TCTD mua lại (Khoản 1, 3, Điều 4). Những vấn đề mua lại, sáp nhập này sẽ chi phối và đặt ra những hệ quả pháp lý của các bên khi thực hiện giao dịch mua lại, sáp nhập. Với tính chất pháp lý quan trọng như vậy, quy định về tổ chức hoạt động sau mua lại, sáp nhập đã được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên những quy định về nội dung tổ chức hoạt động sau mua lại, sáp nhập còn chưa cụ thể và rõ ràng trong văn bản pháp luật chuyên ngành. Điều này có thể gây khó khăn cho các bên tham gia mua lại, sáp nhập. Chính vì thế, tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập để cung cấp thêm thông tin cho các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

Quy định về quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác.

Luật các TCTD quy định các nội dung hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác của NHTM tại Mục 2, Chương IV (các Điều từ 98 đến 107). NHTM được cấp tín dụng, đầu tư kinh doanh theo các nội dung được cấp trong Giấy phép hoạt động. Khi thực hiện cấp tín dụng, đầu tư theo các loại hình này sẽ phát sinh quyền chủ nợ đối với việc cấp tín dụng và các khoản đầu tư khác.

Về chuyển giao quyền đòi nợ, dưới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản (Khoản 1, Ðiều 322, BLDS (2005)) và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành (Ðiều 163, BLDS (2005)). Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định. Theo quy định tại Điều 309, BLDS (2005), bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền, trừ trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao hoặc pháp luật có quy định khác. Có nghĩa là, trong giao dịch dân sự, khi phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan, thì bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu này cho bên thứ ba để thực hiện quyền yêu cầu đó và việc chuyển giao quyền yêu cầu cũng không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Bên cạnh đó, Điều 313, BLDS (2005) cũng quy định rằng, trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Bên thế quyền không bị yêu cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ, trường hợp này quyền yêu cầu của bên thế quyền cũng được bảo đảm bằng biện pháp bảo đảm đã có trước đó.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
480 ngày trước
Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập
3.3. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhậpĐiều 153, Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại TCTD do NHNN quy định. Theo quy định của Luật các TCTD, Thông tư số 04/2010/TT-NHTN quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD tại Điều 10, Điều 18 gồm 5 nội dung chính như sau:TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp xây dựng đề án mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập, điều lệ TCTD nhận sáp nhập và phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của TCTD tham gia sáp nhập thông qua.TCTD mua lại, tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại, sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.Để có thể được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp lập 05 bộ hồ sơ để TCTD mua lại, nhận sáp nhập gửi NHNN xem xét, quyết định. Hồ sơ của TCTD được gửi lấy ý kiến của: (i) NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính;Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính; (iii) Các Vụ, Cục thuộc NHNN có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị trên đây, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc xem xét chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận nguyên tắc việc mua lại, sáp nhập TCTD. Trường hợp từ chối chấp thuận nguyên tắc, phải nêu rõ lý do.Chấp thuận mua lại, sáp nhập: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thống đốc ký văn bản chấp thuận nguyên tắc đề nghị mua lại, sáp nhập TCTD, TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phải: (i) Lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của TCTD để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp nhập và các vấn đề có liên quan khác (nếu có); (ii) Phối hợp lập 02 bộ hồ sơ theo quy định gửi NHNN xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc mua lại, sáp nhập TCTD. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc có văn bản chấp thuận việc mua lại TCTD, quyết định chấp thuận sáp nhập có hiệu lực, TCTD mua lại phải hoàn tất các thủ tục về sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD bị mua lại do chuyển đổi chủ sở hữu, đăng ký kinh doanh, TCTD bị sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động, TCTD nhận sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh; đăng bố cáo theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Để thực hiện theo các trình tự, thủ tục như trên, thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập NHTM được pháp luật quy định đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong nội bộ NHTM. Luật NHNN quy định thẩm quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập TCTD là NHNN (Khoản 9, Điều 4). Đối với thẩm quyền quyết định tại nội bộ NHTM, theo Luật các TCTD thì đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của TCTD, có quyền thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác; quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của TCTD; quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể... (Khoản 2, Điều 59). Luật các TCTD quy định đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định nêu trên phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do điều lệ của TCTD quy định (điểm c, Khoản 2, Điều 59). Với các quy định của pháp luật hiện hành, có thể hiểu trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD chỉ được áp dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện, không có văn bản pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD thực hiện trong trường hợp bắt buộc.Quy định về hệ quả pháp lý khi mua lại và sáp nhậpHệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được quy định tại nhiều văn bản tùy thuộc theo hành vi, tính chất của quan hệ mua lại, sáp nhập. Một số hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được ghi nhận như sau:Quy định về tổ chức hoạt động của NHTM sau mua lại, sáp nhập.Khi thực hiện mua lại, sáp nhập thì một trong những hệ quả pháp lý là xác định tư cách pháp lý của các bên tham gia sau khi mua lại, sáp nhập. Thông tư 04/2010/TT-NHNN đề cập đến hệ quả pháp lý về mua lại, sáp nhập TCTD, theo đó, khi sáp nhập TCTD bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ TCTD bị sáp nhập sang TCTD nhận sáp nhập, TCTD bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại. Sau khi mua lại TCTD, TCTD bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của TCTD mua lại (Khoản 1, 3, Điều 4). Những vấn đề mua lại, sáp nhập này sẽ chi phối và đặt ra những hệ quả pháp lý của các bên khi thực hiện giao dịch mua lại, sáp nhập. Với tính chất pháp lý quan trọng như vậy, quy định về tổ chức hoạt động sau mua lại, sáp nhập đã được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên những quy định về nội dung tổ chức hoạt động sau mua lại, sáp nhập còn chưa cụ thể và rõ ràng trong văn bản pháp luật chuyên ngành. Điều này có thể gây khó khăn cho các bên tham gia mua lại, sáp nhập. Chính vì thế, tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập để cung cấp thêm thông tin cho các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập.Quy định về quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác.Luật các TCTD quy định các nội dung hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác của NHTM tại Mục 2, Chương IV (các Điều từ 98 đến 107). NHTM được cấp tín dụng, đầu tư kinh doanh theo các nội dung được cấp trong Giấy phép hoạt động. Khi thực hiện cấp tín dụng, đầu tư theo các loại hình này sẽ phát sinh quyền chủ nợ đối với việc cấp tín dụng và các khoản đầu tư khác.Về chuyển giao quyền đòi nợ, dưới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản (Khoản 1, Ðiều 322, BLDS (2005)) và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành (Ðiều 163, BLDS (2005)). Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định. Theo quy định tại Điều 309, BLDS (2005), bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền, trừ trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao hoặc pháp luật có quy định khác. Có nghĩa là, trong giao dịch dân sự, khi phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan, thì bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu này cho bên thứ ba để thực hiện quyền yêu cầu đó và việc chuyển giao quyền yêu cầu cũng không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Bên cạnh đó, Điều 313, BLDS (2005) cũng quy định rằng, trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Bên thế quyền không bị yêu cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ, trường hợp này quyền yêu cầu của bên thế quyền cũng được bảo đảm bằng biện pháp bảo đảm đã có trước đó.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây